Xuất huyết dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe
Xuất huyết dạ dày thường gây tổn thương nặng nề ở niêm mạc. Vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cần tìm hiểu người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Nếu phối hợp song song giữa việc điều trị chuyên sâu và chăm sóc đúng cách, bệnh tình sẽ nhanh chóng phục hồi và thuyên giảm.
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng tĩnh mạch tại cơ quan này bị vỡ và gây chảy máu. Tình trạng này thường là biến chứng do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, sử dụng thuốc chống viêm không steroid và corticoid trong thời gian dài,…
Sau khi cấp cứu, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý vị trí mạch bị vỡ và truyền máu trong trường hợp cần thiết. Ngoài việc nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo chỉ định, bạn cần xây dựng chế độ ăn hợp lý để hỗ trợ quá trình hồi phục và tránh gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa.
Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì?
Vị trí mạch máu và niêm mạc bị tổn thương ở dạ dày cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy trong thời gian này, bạn nên chú trọng vào nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và chứa nhiều chất chống oxy hóa, như:
1. Quả bơ – cung cấp nhiều năng lượng
Bơ là thực phẩm thích hợp với những người bị xuất huyết tiêu hóa. Sau khi thất thoát một lượng máu, cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng và mệt mỏi. Vì vậy bổ sung bơ có thể cung cấp cho cơ thể hàm lượng carbohydrare cao.
Ngoài ra, bơ còn có kết cấu mềm và mịn nên rất dễ tiêu hóa và không gây kích thích lên niêm mạc bị tổn thương. Hơn nữa các acid béo và chất chống oxy hóa trong thực phẩm này có thể khôi phục các tế bào và mạch máu hư hại.
2. Củ dền giúp tái tạo hồng cầu
Ở những người bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ thường khuyến khích bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt để tái tạo lượng máu bị thất thoát.
Củ dền là một trong những thực phẩm giàu sắt, mangan, magie, kali, chất xơ, flavonoid và beta-carotene. Những thành phần này có khả năng kích thích tủy sống tái tạo và sản sinh hồng cầu.
Để hỗ trợ quá trình phục hồi, bạn có thể bổ sung củ dền bằng cách nấu canh hoặc súp mềm. Không nên dùng nước ép củ dền vì các vi khuẩn trong thực phẩm sống có thể xâm nhập vào dạ dày và gây nhiễm trùng.
3. Bổ sung đạm với cá hồi
Các thực phẩm giàu đạm có thể tăng cường thể trạng và giảm mệt mỏi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên việc thu nạp các thực phẩm như thịt bò, tôm, mực,… thường khó tiêu hóa và vô tình làm tăng áp lực lên dạ dày.
Vì vậy trong giai đoạn này, bạn có thể cung cấp đạm cho cơ thể với cá hồi. So với những thực phẩm nói trên, cá hồi có lượng đạm tương đương nhưng dễ tiêu hóa và dung nạp.
Ngoài ra, hàm lượng Omega 3 dồi dào trong cá hồi còn có khả năng cải thiện chức năng của động mạch và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Hơn nữa, thành phần này còn hạn chế hiện tượng viêm sưng tại vị trí xuất huyết.
Tuy nhiên vì cá hồi chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, vì vậy bạn chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 bữa/ tuần để tránh gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
4. Rau mồng tơi giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân kích thích. Ngoài ra việc bổ sung rau mồng tơi vào chế độ ăn còn thúc đẩy làm lành vết thương và giảm các triệu chứng rối loạn đại tiện trong quá trình điều trị.
So với những loại rau khác, mồng tơi chứa thành phần dinh dưỡng vượt trội, bao gồm sắt và vitamin A. Sắt có vai trò thúc đẩy cơ thể sản sinh máu, trong khi đó vitamin A kích thích tế bào mới hình thành và chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
5. Khoai lang hỗ trợ quá trình điều trị
Tương tự như bơ, khoai lang cũng là loại thực phẩm cung cấp nhiều tinh bột và năng lượng. Ngoài ra, khoai lang còn chứa một số chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân và giảm tình trạng táo bón ở bệnh nhân xuất huyết dạ dày.
Hơn nữa, các chuyên gia đã chứng minh thành phần chống oxy hóa trong khoai lang có thể thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn như Lactobacillus và Bifidobacterium. Bên cạnh đó, hàm lượng beta – carotene trong khoai lang còn có khả năng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hồi phục sức khỏe.
Bên cạnh những loại thực phẩm nói trên, bạn cũng có thể một số thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, củ, rau xanh,…
Xử lý dứt điểm xuất huyết dạ dày, phòng tránh mọi biến chứng bằng bài thuốc hiệu nghiệm nhất hiện nay
Những thực phẩm và đồ uống người xuất huyết dạ dày nên kiêng cử
Bổ sung nhóm thực phẩm và đồ uống không lành mạnh có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau thượng vị, khó tiêu và đầy hơi. Trong một số trường hợp, thói quen ăn uống bừa bãi có thể khiến tác động xấu lên mạch máu và làm tái phát tình trạng xuất huyết dạ dày.
Do đó trong thời gian điều trị, bạn nên kiêng cử các thực phẩm và đồ uống sau:
1. Rượu bia và đồ uống chứa caffeine
Rượu bia và đồ uống chứa caffeine có thể làm tổn thương niêm mạc và kích thích mạch máu ở cơ quan tiêu hóa. Vì vậy bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên kiêng cử nhóm thức uống này.
Ngoài ra những đối tượng có nguy cơ chảy máu tiêu hóa cao như người bị viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, ung thư dạ dày,… cũng cần hạn chế sử dụng rượu bia và cà phê. Cồn và các chất kích thích trong những loại đồ uống này có thể gây sung huyết và tăng nguy cơ vỡ mạch máu.
2. Nước ngọt có gas
Ngoài cà phê và rượu bia, người bị xuất huyết tiêu hóa cũng nên hạn chế uống nước ngọt có gas. Loại thức uống này chứa nhiều CO2 bão hòa, đường, chất bảo quản và độ pH acid.
Do đó khi sử dụng nước ngọt có gas, niêm mạc dạ dày có xu hướng bị ăn mòn và tăng tiết dịch vị. Các yếu tố này có thể kích thích vết loét lan rộng, gây sưng viêm và tăng nguy cơ chảy máu trở lại.
3. Thức ăn giàu chất béo và gia vị
Chất béo bão hòa và gia vị có khả năng tăng độ pH trong dạ dày, kích thích chức năng co bóp và tăng tiết dịch vị. Thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm này có thể làm phát sinh triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu,…
Với những người bị xuất huyết tiêu hóa, bổ sung thực phẩm nhiều gia vị và giàu chất béo có thể khiến vết loét chậm lành, gây sưng đau và tăng nguy cơ xuất huyết tái phát.
4. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng, snacks,…) được sử dụng rộng rãi do tính tiện lợi cao. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều muối và chất bảo quản, có khả năng gây hại cho cơ quan tiêu hóa – đặc biệt là dạ dày.
Các chuyên gia cho biết, thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn không chỉ gây khó tiêu mà còn tăng nguy cơ viêm loét và ung thư dạ dày. Do đó trong thời gian điều trị, bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nên hạn chế nhóm thực phẩm này.
5. Thực phẩm khô và cứng
Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng cử nhóm thực phẩm khô và cứng (bánh mì sấy, khoai tây sấy, rau củ sấy,…). Khi dung nạp nhóm thực phẩm này, các mảng mụn thức ăn có thể ma sát lên vết loét, gây ra vết trợt và chảy máu.
Thay vào đó, có thể bổ sung bánh mì tươi, có độ mềm nhất định để thấm hút dịch vị dạ dày và hạn chế các triệu chứng như ợ hơi, chướng bụng, đau thượng vị,…
Nguyên tắc ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày
Ngoài việc nắm bắt các thực phẩm nên bổ sung và hạn chế, bạn cũng cần tuân thủ các nguyên tắc khi ăn uống để tránh tác động tiêu cực lên dạ dày.
Nguyên tắc ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày:
- Nên chế biến thực phẩm ở dạng mềm, lỏng, ít dầu mỡ và gia vị.
- Cân bằng thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để hồi phục sức khỏe, nâng cao miễn dịch và hỗ trợ tái tạo niêm mạc bị tổn thương.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (4 – 5 bữa/ ngày) để hạn chế áp lực lên dạ dày và đường ruột.
- Uống nhiều nước nhằm làm loãng dịch vị và hạn chế vết loét lan rộng.
- Tránh để bụng quá đói hoặc quá no.
- Không nên làm việc, nằm hoặc vận động mạnh sau khi ăn ít nhất 30 phút.
- Ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tại dạ dày. Trong thời gian này, bạn cũng nên hạn chế ăn rau sống vì vi khuẩn có thể xâm nhập và gây tổn thương niêm mạc.
Sau khi nắm bắt được vấn đề người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, bạn có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe và niêm mạc bị tổn thương. Với những trường hợp có tiền sử dị ứng thực phẩm, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh đó, hãy thăm khám và điều trị sớm bằng những phương pháp đặc trị để bệnh nhanh khỏi, từ đó hấp thụ và phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Đánh bay xuất huyết dạ dày cùng các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Xuất huyết dạ dày không khó điều trị, chỉ cần người bệnh tìm đúng phương pháp và tuân thủ theo chỉ dẫn từ chuyên gia, bệnh hoàn toàn có thể dứt điểm một cách nhanh chóng.
Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt và sớm thoát khỏi căn bệnh phiền toái này!
Tìm Hiểu Bài Thuốc Chữa Bệnh Dạ Dày Giúp Nghệ Sĩ Trần Nhượng Thoát Khỏi Những Cơn Đau