Viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa chữa bằng cách nào?
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày mức độ vừa thường được chữa trị bằng nội khoa với các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm Proton… Trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để bệnh sớm được điều trị dứt điểm.
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa là gì?
Viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày là một căn bệnh đường tiêu hóa xảy ra khi lớp niêm mạc nằm ở khu vực hang bị dạ dày bị tổn thương, phù nề và có hiện tượng xung huyết ở các mạch máu xung quanh. Tùy theo tình trạng tổn thương mà y học chia bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị thành 3 mức độ phát triển gồm giai đoạn nhẹ, vừa và nặng. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm và dấu hiệu nhận biết riêng.
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa chính là giai đoạn chuyển giao chữa mức độ vừa và nặng. Lúc này, các triệu chứng bệnh chưa quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị tích cực, tổn thương viêm cùng hiện tượng xung huyết ở lớp niêm mạc hang vị dạ dày sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa, nhẹ hay nặng đều có chung thủ phạm gây bệnh. Đó có thể là do một hay nhiều nguyên nhân kết hợp, bao gồm:
- Hang vị dạ dày bị nhiễm trùng vi khuẩn Hp hoặc nhiễm nấm candida
- Căng thẳng, lo âu, trầm cảm kéo dài
- Lạm dụng các thuốc NSAID, thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh gây tổn thương cho niêm mạc hang vị dạ dày
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều bia rượu hoặc các thức uống chứa caffein. Chúng có thể khiến cho lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc hang vị bị ăn mòn, đồng thời làm tăng tiết axit trong dịch vị, từ đó khiến cho bột phận này bị sưng viêm, xung huyết.
- Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chất béo hay các món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị
- Nói chuyện, xem ti vi, điện thoại hoặc làm các việc khác trong khi ăn uống gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Thói quen này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho niêm mạc hang vị và các khu vực khác trong dạ dày bị tổn thương.
- Không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt
- Có chế độ ăn uống thất thường, không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa hoặc nhịn ăn sáng.
- Ngoài ra, bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa còn phát triển sau khi mắc các bệnh lý khác như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thiếu máu ác tính và các chứng rối loạn tự miễn khác.
Dấu hiệu nhận biết viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa
Khi bệnh mới khởi phát, tình trạng tổn thương viêm mà tình trạng xung huyết ở niêm mạc hang vị còn nhẹ nên chưa gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng. Nội soi dạ dày sẽ thấy niêm mạc hang vị xuất hiện các vết hồng ban nhưng kích thước còn nhỏ. Một số trường hợp có cảm giác buồn nôn, ợ nóng, ợ chua hoặc đau âm ỉ ở khu vực thượng vị, đặc biệt là sau khi ăn no.
Tuy nhiên, khi chuyển sang mức độ vừa, các triệu chứng bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị xảy ra với tần suất thường xuyên và rõ ràng hơn. Bạn có thể nhận thấy một sốt dấu hiệu như:
- Đau rát ở khu vực thượng vị:
Nếu như ở giai đoạn nhẹ, bệnh chỉ gây ra những cơn đau âm ỉ thoáng qua ở khu vực thượng vị thì ở mức độ vừa, cơn đau kéo dài hơn. Cơn đau có tính chất âm ỉ nhưng cũng có khi dữ dội từng cơn. Mức độ đau tăng mạnh về đêm, sau khi ăn no hoặc sau khi ăn nhiều đồ chua cay. Đôi khi, cơn đau từ vùng thượng vị có thể lan lên tới cả ngực, vai hoặc lan ra sau lưng.
- Buồn nôn, ói mửa:
Đây cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày mức độ vừa. Khi bị bệnh, các mao mạch trong dạ dày bị sưng phù cùng với tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hang vị sẽ gây cản trở rất lớn đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Do không được phân giải ngay, thức ăn nạp vào cơ thể sẽ được lưu lại lâu hơn trong dạ dày kết hợp vùng với lượng axit dư thừa kích thích các cơ co thắt trong dạ dày hoạt động mạnh dẫn đến cảm giác buồn nôn, chướng bụng, ăn không tiêu. Một số trường hợp còn bị nôn ói liên tục dẫn đến mệt mỏi.
- Ợ chua hoặc ợ nóng:
Hiện tượng ợ chua hay ợ nóng cũng xảy ra liên tục nhiều lần trong ngày khiến cho vùng ngực và khu vực cổ họng đều có cảm giác bỏng rát khó chịu. Nguyên nhân là do khi niêm mạc hang vị dạ dày bị tổn thương, hoạt động bài tiết axit gia tăng khiến cho lượng axit dư thừa bị trào ngược lên trên thực quản khiến người bệnh bị ợ chua, có thể nếm thấy cả vị chua trong miệng.
Thức ăn chưa được tiêu hóa tồn đọng lâu trong dạ dày cũng sinh ra nhiều khí hơi. Từ đó dẫn đến triệu chứng ợ hơi, chướng bụng vô cùng khó chịu.
- Sụt cân:
Một số trường hợp thường xuyên bị nôn ói, tiêu hóa kém dẫn đến chán ăn, thiếu hụt chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến giảm cân, da tái xanh thiếu sức sống.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày dù ở mức độ nhẹ hay vừa đều có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, nếu để bệnh tình kéo dài mà không có biện pháp khắc phục thì tổn thương trong hang vị dạ dày sẽ ngày càng nặng hơn gây ra các biến chứng nặng nề.
Để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên tiến hành thăm khám và chữa trị sớm ngay khi có dấu hiệu bị viêm xung huyết niêm mạc hang vị. Đặc biệt, các trường hợp sau nên tới gặp bác sĩ ngay:
- Bị nôn ói nhiều, trong chất nôn có lẫn máu
- Gặp khó khăn khi ăn uống
- Đau thượng vị dữ dội, đã uống thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng.
Tác hại của bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa
Có thể thấy bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa gây ra một số dấu hiệu khó chịu nhưng chưa đến mức quá nghiêm trọng. Bệnh ở giai có thể được điều trị khỏi nếu bệnh nhân tích cực thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, một số người chủ quan không đi khám sớm hoặc tự ý mua thuốc về nhà điều trị không đúng cách khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng.Tổn thương viêm ở lớp niêm mạc hang vị có thể tiến triển thành vết loét trong dạ dày. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các mạch máu đang bị xung huyết dẫn đến chảy máu dạ dày. Đây là một tình trạng y tế khá nghiêm trọng, cần được nhanh chóng xử lý cấp cứu để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Tùy theo mức độ chảy máu mà bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu sau:
- Chảy máu dạ dày nhẹ: Đau bụng, phân có màu đen tương tự như bã cà phê và có mùi hôi rất khó chịu.
- Chảy máu dạ dày nghiêm trọng: Người bệnh có biểu hiện đau bụng dữ dội, chóng váng, tụt huyết áp, ngất xỉu, cơ thể đổ mồ hôi hột, sắc mặt nhợt nhạt, da dẻ tái xanh, nôn ói ra máu tươi hoặc cục máu đông, đi cầu ra phân có lẫn máu tươi. Trường hợp này cần liên hệ trung tâm y tế gần nhất để đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Bên cạnh biến chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị nếu không được điều trị tốt còn có thể gây thủng dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày cho bệnh nhân.
Chẩn đoán bệnh viêm xung huyết hang vị mức độ vừa
Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, bệnh viêm xung huyết hang vị mức độ vừa còn được chẩn đoán dựa trên các kỹ thuật cận lâm sàng dưới đây:
- Nội soi dạ dày
- Lấy mẫu bệnh phẩm trong dạ dày làm xét nghiệm tìm kiếm vi khuẩn Hp
- Xét nghiệm máu xác định mức độ thiếu máu. Số lượng bạch cầu trong máu gia tăng và sự xuất hiện của kháng thể kháng vi khuẩn Hp cũng cho thấy dạ dày đang bị nhiễm khuẩn.
- Làm sinh thiết tế bào để đánh giá nguy cơ bị ung thư dạ dày
- Xét nghiệm dịch nôn
Thông qua các kỹ thuật chẩn đoán ở trên, bác sĩ sẽ xác định được bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị ở mức độ nhẹ, vừa hay nặng cùng với nguyên nhân gây bệnh. Căn cứ vào đây mới xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Điều trị viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa
Bệnh nhân bị viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày được tiến hành điều trị bệnh dựa trên các nguyên tắc sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh đồ để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp nếu có
- Làm giảm các triệu chứng cho người bệnh bằng thuốc giảm tiết axit và một số loại thuốc khác
- Kết hợp điều trị tích cực bằng thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để sức khỏe nhanh hồi phục
- Tái khám sau mỗi đợt điều trị
Các phương pháp được lựa chọn để điều trị bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày mức độ vừa bao gồm:
1. Sử dụng thuốc chữa viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa
Thuốc kháng axit:
Thuốc có tác dụng trung hòa, làm giảm nồng độ axit trong dịch vị, cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu cho người bệnh, ngăn ngừa trào ngược dạ dày. Thuốc được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như gel, viên uống, thuốc bột hay thuốc cốm.
Các thuốc kháng axit thường được chỉ định cho người bị viêm xung huyết niêm mạc hang vị bao gồm:
- Gastropulgit
- Phosphalugel
- Maalox
- Hull
Thuốc ức chế thụ thể H2
Nhóm thuốc này giúp chống lại quá trình sản xuất axit HCL, qua đó làm giảm tác hại của axit tới niêm mạc hang vị và cải thiện các triệu chứng người bệnh đang gặp phải.
Thuốc ức chế thụ thể H2 được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm xung huyết niêm mạc hang vị gồm có:
- Cimetidin
- Ranitidin…
Thuốc ức chế bơm Proton:
Thuốc có tác dụng chống loét, làm giảm các dấu hiệu bệnh bằng cách giảm tiết axit dạ dày. Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các thuốc ức chế bơm Proton dưới đây:
- Rabeprazol esomeprazol
- Omeprazol
- Pantoprazol
- Lanzoprazol
Thuốc ức chế bơm proton thuốc có tác dụng ức chế tế bào viền tiết HCL Omeprazol, lansoprazol…
Thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh được chỉ định cho người bị viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày mức độ vừa khi kết quả xét nghiệm dương tính với Hp. Nhóm thuốc này thường được chỉ định kết hợp cùng với các thuốc kháng axit hay thuốc ức chế bơm Proton theo phác đồ để tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Bác sĩ có thể lựa chọn phác đồ phối hợp 3 thuốc, 4 thuốc hoặc phác đồ cứu vãn để điều trị cho người bệnh. Các thuốc kháng sinh thường có mặt trong phác đồ điều trị viêm xung huyết niêm mạc hang vị bao gồm:
- Amoxicillin
- Tetracyclin
- Clarithromycin…
Các loại thuốc điều trị khác
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thuốc giảm đau, kháng viêm
- Thuốc băng se niêm mạc dạ dày
- Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương
- Thuốc sắt và vitamin cho các trường hợp có biểu hiện thiếu máu, sụt cân
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị mức độ vừa có thể diễn tiến phức tạp hơn nếu như bệnh nhân không tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bệnh viện, đặc biệt là các trường hợp có Hp dương tính. Bệnh nhân lưu ý tránh ngưng dùng thuốc đột ngột giữa chừng, tự ý đổi thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ. Điều này có thể gây nguy cơ bị lờn thuốc rất cao và làm cho bệnh tình trở nên khó điều trị hơn.
2. Các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xung huyết niêm mạc hang vị tại nhà
Song song với quá trình sử dụng thuốc điều trị, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt để làm nhanh lành tổn thương trong dạ dày, giúp sức khỏe mau chóng bình phục. Một số bài thuốc dân gian cũng được nhiều bệnh nhân áp dụng để đẩy nhanh hiệu quả của thuốc điều trị.
– Dùng bột nghệ vàng:
Nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn Hp, làm nhanh lành tổn thương viêm ở lớp niêm mạc hang vị dạ dày.
Để sử dụng, người bệnh chỉ cần lấy 1 thìa bột nghệ trộn chung với 1 thìa mật ong nguyên chất. Nuốt trực tiếp trước bữa ăn chính mỗi ngày 3 lần. Áp dụng trong khoảng 15 ngày liên tục để bệnh tình có sự cải thiện rõ rệt.
– Bài thuốc chữa bệnh từ gừng
Gừng ngoài tác dụng giảm đau, kháng viêm còn giúp trung hòa axit dạ dày. Chính vì vậy mà loại gia vị này được sử dụng như một phương thuốc chữa viêm xung huyết niêm mạc hang vị tự nhiên, giúp kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, chống buồn nôn và cải thiện các triệu chứng khác có liên quan đến bệnh.
Người bệnh có thể lấy 2 – 3 lát gừng tươi bỏ vào ấm hãm với nước sôi trong 15 phút. Rót uống vài lần trong ngày khi trà gừng còn ấm .
– Kết hợp mật ong với nha đam trị bệnh
Cả hai nguyên liệu này đều có chứa các thành phần kháng viêm mạnh. Nó cũng giúp làm dịu các kích ứng ở khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mới để sửa chữa vùng niêm mạc hang vị bị bệnh.
Cách sử dụng khá đơn giản. Bệnh nhân hãy gọt vỏ 1 lá nha đam để lấy phần gel bên trong. Rửa sạch, cắt nhỏ, bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi trộn với mật ong. Để điều trị bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị, mỗi lần uống 30ml x 2 hoặc 3 lần/ngày tùy theo tình trạng bệnh.
– Chườm nóng
Chườm nóng là giải pháp đơn giản đang được nhiều người áp dụng để đối phó với các cơn đau vùng thượng vị do bệnh gây ra. Hơi nóng có tác dụng xoa dịu cơn đau tức thì, đồng thời kích thích máu đến dạ dày để nuôi dưỡng khu vực bị bệnh, giúp tổn thương ở hang vị nhanh lành.
Với cách này, người bệnh chỉ cần lấy một túi hay chai đựng nước hoặc hoặc rang muối nóng chườm vào vùng bị đau khoảng 10 phút. Có thể thực hiện vài lần trong ngày nếu cơn đau thượng vị vẫn còn xuất hiện.
– Uống nhiều nước ấm
Bổ sung đầy đủ chất lỏng cho cơ thể không chỉ giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra suôn sẻ mà nước còn có tác dụng làm loãng axit trong dạ dày, giảm tác hại của axit tới niêm mạc hang vị. Mỗi ngày người bệnh hãy cố gắng uống từ 2 – 2,5 lít nước. Tốt nhất là dùng nước ấm đã được đun sôi
– Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
- Nghỉ ngơi nhiều, tránh để đầu óc bị căng thẳng trong những ngày bị bệnh
- Loại bỏ các thói quen xấu trong ăn uống như: Ăn quá nhanh, nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ, vừa ăn vừa uống nước hoặc ăn trong lúc làm việc…
- Cắt giảm các thức ăn nhiều dầu mỡ trong thực đơn. Bao gồm các món xào, món rán hay thịt mỡ động vật, thức ăn nhanh.
- Kiêng ăn đồ chua cay
- Bỏ hút thuốc lá
- Tránh uống bia rượu hoặc cà phê, chè đặc
- Sau khi ăn xong, người bệnh nên nghỉ ngơi trong ít nhất 30 phút để thức ăn được tiêu hóa bớt trước khi vận động trở lại.
- Không nên ăn quá no trong một bữa, từ bỏ thói quen ăn khuya nếu có
- Mỗi ngày nên dành ra 30 phút tập thể dục để cải thiện thể trạng và thúc đẩy cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngồi thiền, tập yoga sẽ giúp tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng.
- Trường hợp viêm xung huyết niêm mạc hang vị gây buồn nôn, nôn ói người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm bớt lượng thức ăn dung nạp, giúp dạ dày tiêu hóa nhanh hơn.