Viêm loét dạ dày tá tràng – Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành do nhiễm vi khuẩn Hp hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý. Bệnh thường được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng như đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ăn lâu tiêu, đi ngoài phân đen… Nếu không đáp ứng được với thuốc điều trị, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật cắt dạ dày.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Đây là căn bệnh chỉ tình trạng tổn thương, viêm nhiễm xảy ra ở lớp lót bên trong của dạ dày (niêm mạc dạ dày) và phần đầu của ruột non ( tá tràng ). Điều này dẫn đến các cơn đau rát kéo dài ở vùng thượng vị kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Thống kê cho thấy, có khoảng 4% dân số trên toàn thế giới mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh phát triển chủ yếu ở những đối tượng bị nhiễm vi khuẩn Hp, uống nhiều bia rượu hoặc sử dụng thuốc giảm đau kéo dài.
Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tiến triển thành ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, vết loét có thể được chữa lành với các loại thuốc kê đơn sẵn có.
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Những nguyên nhân có thể khiến chúng ta bị căn bệnh này bao gồm:
- Vi khuẩn Hp:
Hầu hết mọi người đều có vi khuẩn Hp nhưng với số lượng ít. Chúng sống bên trong lớp màng nhầy bao phủ bên ngoài lớp lót của dạ dày và ruột non. Chúng thường không gây ra bất cứ vấn đề gì.
Trong một số trường hợp, vi khuẩn Hp có thể phát triển mạnh và tấn công vào lớp bên trong của dạ dày, tá tràng gây loét.
- Dùng thuốc tân dược kéo dài:
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen Aleve, Anaprox, Ketoprofen… khi sử dụng kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Thuốc cũng có thể gây kích ứng và làm viêm loét niêm mạc dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra, một số loại thuốc khác như aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc kháng sinh, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)… cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển của vết loét.
- Nghiện hút thuốc lá:
Các chất độc trong khói thuốc lá gây kích ứng niêm mạc ruột và khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Vì vậy mà những người nghiện hút thuốc lá rất dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng và nhiều vấn đề khác ở đường ruột.
- Lạm dụng bia, rượu:
Những thức uống có cồn này khiến lớp lót bên trong dạ dày, ruột non bị ăn mòn. Nếu thường xuyên uống nhiều bia rượu tất yếu sẽ dẫn đến viêm loét.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học:
Thường xuyên ăn đồ cay nóng, ăn khuya, ăn quá nhiều một lúc có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng khác ít phổ biến hơn như:
+ Căng thẳng
+ Khối u lành tính hoặc ác tính trong dạ dày tá tràng
+ Hội chứng Zollinger-Ellison
+ Bệnh Behcet ( hội chứng Adamantiades )
+ Bệnh Crohn
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Không phải trường hợp nào bị viêm loét dạ dày cũng có triệu chứng. Khoảng 20% bệnh nhân đến bệnh viện khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng và gây ra biến chứng.
Bạn có thể nghi ngờ mình mắc bệnh nếu gặp các dấu hiệu sau:
- Đau thượng vị: Cơn đau có tính chất âm ỉ hoặc nóng rát. Đau nặng hơn khi để bụng đói hoặc khi ăn quá no.
- Mất ngủ, ngủ chập chờn không ngon giấc: Bạn có thể bị mất ngủ, không thể ngủ trở lại nếu bị cơn đau đánh thức giữa đêm.
- Ăn không tiêu, đầy bụng: Khi bị bệnh, chức năng của dạ dày và ruột non bị ảnh hưởng đáng kể. Thức ăn đưa vào sẽ lâu được tiêu hóa hơn khiến bạn có cảm giác đầy bụng, khó chịu.
- Đi ngoài phân đen: Triệu chứng này xảy ra khi vết loét chảy máu. Máu được trộn lẫn vào thức ăn đi xuống đại tràng và được thải ra ngoài nên phân có màu đen, mùi hôi thối.
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua: Thức ăn tồn đọng lâu ngày trong dạ dày sẽ sinh ra nhiều khí. Cùng với đó, tình trạng tăng tiết axit dạ dày cũng khiến bạn thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng.
- Buồn nôn và nôn ói: Đây cũng là một dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu nghiêm trọng bạn có thể bị nôn ra máu. Tình trạng nôn ói kéo dài khiến bạn mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, chán ăn và sụt cân nhanh. Suy dinh dưỡng cũng là một trong những hậu quả tất yếu.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn gặp bất cứ dấu hiệu nào được liệt kê ở trên. Việc chuẩn đoán sớm sẽ giúp bệnh được chữa khỏi nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Biến chứng viêm loét dạ dày
Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ ngày càng phát triển nặng hơn và có thể gây ra các biến chứng sau:
- Thủng dạ dày, tá tràng: Khi vết loét ăn sau vào thành dạ dày, nó có thể tạo ra một vết thủng. Nếu gặp biến chứng này, bạn sẽ có cảm giác đau bụng đột ngột, dữ dội kèm theo buồn nôn, ói mửa, bí trung đại tiện, co cứng thành bụng.
- Viêm phúc mạc: Lỗ thủng trong dạ dày hoặc tá tràng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng khoang bụng nghiêm trọng. Y học gọi đây là hội chứng viêm phúc mạc.
- Hẹp môn vị: Tổn thương do viêm loét có thể bị xơ hóa và gây hẹp môn vị. Sự tắc nghẽn này khiến bạn luôn cảm thấy no, đầy bụng dù không ăn hoặc chỉ ăn rất ít. Nó cũng gây nôn ói thường xuyên khiến bạn bị thiếu hụt dưỡng chất, giảm cân và suy dinh dưỡng.
- Xuất huyết tiêu hóa trên: Vết loét bị chảy máu lâu ngày có thể dẫn đến thiếu máu. Điều này khiến bạn mệt mỏi, thiếu sức sống, da nhợt nhạt. Nếu chảy máu nghiêm trọng, máu có thể lẫn trong chất nôn hoặc trộn lẫn trong phân.
- Ung thư dạ dày tá tràng: Bệnh tiến triển sau nhiều năm có thể dẫn đến ung thư hóa. Nguy cơ này cao nhất ở những người bị nhiễm vi khuẩn Hp.
Các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đều có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và cần có sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Phương pháp chẩn đoán
Bệnh viêm loét dạ dày có những triệu chứng tương tự như nhiều căn bệnh khác như sỏi mật, trào ngược dạ dày thực quản hay ung thư dạ dày. Vì vậy, bác sĩ sẽ thận trọng thăm khám kỹ càng để chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Các bác sĩ chuyên khoa thường bắt đầu quy trình chẩn đoán bằng cách hỏi về lịch sử y tế, các triệu chứng bạn đang gặp phải, vị trí và thời gian xuất hiện cơn đau hay các loại thuốc mà bạn đang dùng.
Các xét nghiệm sau cũng có thể được chỉ định:
Nội soi đường tiêu hóa trên:
Không phải tất cả các trường hợp đều được yêu cầu nội soi . Thủ tục này được khuyến nghị cho những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, bao gồm:
- Những người trên 45 tuổi
- Người có biểu hiện thiếu máu
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Xuất huyết dạ dày
- Nuốt vướng, khó nuốt
Khi nội soi, bác sĩ sẽ luồn một ống dài có gắn camera đi từ miệng xuống cổ họng và vào trong dạ dày, ruột non. Hình ảnh thu nhận được sẽ giúp bác sĩ khoanh vùng được khu vực bị ảnh hưởng, mức độ viêm trọng của viêm loét.
Thông qua nội soi, bác sĩ cũng sẽ lấy một số mẫu mô đem vào phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của các tế bào ung thư hoặc vi khuẩn Hp.
Chụp X-quang cản quang với barium:
Với thủ thuật này bạn sẽ được nuốt chất lỏng barium và tiến hành chụp X-quang ở khu vực dạ dày, tá tràng. Barium sẽ giúp tổn thương hiển thị rõ ràng hơn trên tia X.
Các xét nghiệm khác:
Xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở có thể giúp phát hiện ra dấu hiệu nhiễm H. pylori – một trong những thủ phạm phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định sau khi bác sĩ có kết luận chính xác về nguyên nhân và mức độ bệnh của bạn. Thông thường các vết loét có thể được chữa lành sau khi dùng thuốc.
1. Điều trị bằng thuốc tây
Các loại thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI):
Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sản xuất axit dạ dày và thúc đẩy các vết loét được chữa lành. Các loại thuốc ức chế bơm proton thường được chỉ định như:
- Omeprazole (Prilosec),
- Lansoprazole (Prevacid),
- Rabeprazole (Aciphex)
- Esomeprazole (Nexium
- Pantoprazole (Protonix)
Trong quá trình được điều trị với các loại thuốc trên, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, tiêu lỏng, buồn nôn, phát ban, trầm cảm. Đặc biệt , việc sử dụng thuốc PPI ở liều cao trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ bị gãy xương. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghị bạn uống bổ sung thêm canxi để giảm thiểu nguy cơ này.
Thuốc chẹn axit ( thuốc đối kháng thụ thể H2 )
Loại thuốc này cũng có tác dụng làm giảm lượng axit được sản xuất ra ở dạ dày. Qua đó giảm đau và tạo điều kiện thuận lợi cho vết loét nhanh chóng được chữa lành.
Các thuốc chẹn axit trị viêm loét dạ dày tá tràng gồm có:
- Zantac
- Pepcid
- Tagamet HB
- Axid AR
Một số tác dụng phụ của thuốc chẹn axit bạn cần biết: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau tức ngực, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi…
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng:
Một số trường hợp có thể được bác sĩ kê đơn các loại thuốc như Sucralfate hay Cytotec. Khi sử dụng, thuốc tạo ra một lớp màng bao phủ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng và làm liền vết loét.
Thuốc kháng axit:
Loại thuốc này có tác dụng trung hòa axit dạ dày và giảm đau nhanh chóng. Nhóm thuốc này thường được điều chế dưới dạng thuốc bột, gel, viên nén nhai hay thuốc cốm. Bạn nên uống sau khi ăn từ 1- 3 giờ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng axit: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đắng miệng…Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ, bệnh nhân bị suy thận nặng.
Thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh được chỉ định nếu bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp. Bạn sẽ được dùng thuốc theo phác đồ của Bộ Y Tế và tái khám, xét nghiệm thường xuyên để chắc chắn rằng vi khuẩn Hp đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Các loại thuốc kháng sinh thường có trong phác đồ điều trị nhiễm trùng Hp dạ dày gồm:
-
Amoxicillin
-
Clarithromycin
-
Metronidazole
-
Tinidazole
-
Tetracycline
-
Levofloxacin
Chúng thường được kết hợp với một loại thuốc ức chế bơm proton hoặc bismuth subsalicylate để tăng hiệu quả điều trị.
Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày khác:
Một số loại thuốc không kê toa chứa chứa canxi carbonate, chẳng hạn như Tums hay Rolaids có thể được bác sĩ đề nghị để điều trị loét dạ dày. Nhiều bằng chứng cũng cho thấy việc bổ sung thuốc kẽm giúp thúc đẩy vết loét nhanh lành hơn.
2. Cách chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà
Thuốc dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm như nghệ, nha đam, hoa cúc, cam thảo, mật ong hay gừng. Mặc dù đã được áp dụng từ lâu song vẫn còn thiếu bằng chứng khoa học về hiệu quả của chúng.
Chính vì vậy, những mẹo trị viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà không được y học công nhận là phương pháp điều trị chính cho căn bệnh này. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định thực hiện.
3. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc Đông y
Y học cổ truyền ngày càng phát triển, các bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng giúp chữa bệnh tốt nhất. Dùng thuốc Đông y đang dần trở thành một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Thuốc Đông y có ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp khác đó là bài thuốc đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ, độ hiệu quả cao. Thuốc có sự kết hợp của nhiều loại thảo dược tự nhiên nên không gây tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tân dược hay thiếu căn cứ khoa học như các bài thuốc dân gian.
Nếu như Tây y dựa vào lý luận hóa học để đưa ra cách điều trị kháng viêm, giảm đau thì Đông y lại điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách hỗ trợ: Khôi phục chức năng tỳ vị hệ tiêu hoá, làm lành vết loét, chức năng can thận, lập lại sự cân bằng âm dương cơ thể.
Y học cổ truyền quan niệm rằng: “Phải âm dương cân bằng thì các tạng phủ mới hoạt động thông suốt, thân thể mới khỏe mạnh. Muốn như vậy thì huyết khí trong con người phải lưu thông. Nếu sự lưu thông huyết khí bị ngăn trở sẽ dẫn đến ứ tắc, gây đau yếu bởi “bất thông tất thống”.
Thêm một ưu thế vượt trội của phương pháp chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc Đông y là mọi căn bệnh đều được chữa từ gốc, vì thế những trường hợp bị mãn tính vẫn có thể chữa được. Ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc Đông y còn giúp bồi bổ, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tái phát.
Bạn có thể tham khảo bài thuốc Đông y đặc trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng “Sơ can bình vị tán” do các chuyên gia, bác sĩ tại Trung Tâm Nghiên cứu Và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc bào chế và áp dụng điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân. Bài thuốc gồm có:
– Sơ can Bình vị chữa viêm loét dạ dày tá tràng có Hp
- Thành phần: Thổ hào sâm, tam thất, dư dung, ô tặc cốt, trúc diệp sài hồ, kim ngân hoa, ráng dại, cam thảo…
- Tác dụng: Tiêu độc, cầm máu, kháng khuẩn, kích thích lưu khí huyết, hoạt trường, tiêu viêm, giảm đau, diệt vi khuẩn Hp, làm lành vết loét trong dạ dày tá tràng.
– Sơ can Bình vị – Trào ngược
- Thành phần: Kim bất hoán, bố chính sâm, kim thược dược, ô tặc cốt, nhẫn đông hoa, bắ sài hồ…
- Tác dụng: Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, giảm trào ngược axit dạ dày và cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp giảm đau, giảm viêm, phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày tá tràng do ảnh hưởng của viêm loét.
– Cao Bình vị:
- Thành phần: Mũi mác, mơ tam thể, lá đơn tướng quân, cỏ mực, mai mực, cây loét mồm, tơ hồng xanh, bạch đồng nữ…
- Tác dụng: Cầm máu, chống trào ngược thực quản, giảm đau, sát trùng, tiêu viêm, thanh nhiệt, chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
– Giải độc hoàn:
- Thành phần: Ké đầu ngựa, bồ công anh, sinh hoa, kim ngân cành, đơn tướng quân, dây tơ hồng, hoắc hương núi…
- Tác dụng: Bài thuốc này hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh trong Tây y nhưng không gây tác dụng phụ. Thuốc giúp ngăn chặn sự phân chia của các tế bào vi khuẩn Hp và tiêu diệt chúng, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, bài thuốc còn có tác dụng giải độc gan, trị nóng trong, bổ máu, giảm sưng viêm, chống dị ứng, chữa nổi mề đay mẩn ngứa ngoài da.
4. Phẫu thuật điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Phẫu thuật được chỉ định nếu bạn có ổ loét lớn, bị chai, đau nhiều uống thuốc không đỡ hoặc gặp các biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa nặng, hẹp môn vị hoặc bị ung thư hóa. Có nhiều hình thức phẫu thuật khác nhau, trong đó cắt dạ dày bán phần được áp dụng chủ yếu.
Một số tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật như:
- Nhiễm trùng vết mổ
- Chảy máu nhiều
- Cắt phải bóng vater
- Tổn thương ống mật chủ, ống tụy
- Vỡ lách
- Tắc hoặc chảy máu miệng nối
- Loét tái phát do không cắt hết phần dạ dày, tá tràng bị ảnh hưởng
- Rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng
Lối sống giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh
Bạn có thể cải thiện được các triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng các biện pháp sau:
- Bổ sung các thực phẩm có lợi vào thực đơn: Tăng cường rau, ngũ cốc và các loại trái cây giàu vitamin A, C như quả có múi, đu đủ, cà chua, dưa… Chúng sẽ giúp vết loét được chữa lành nhanh hơn. Các thực phẩm chứa men vi sinh như sữa chua, sữa chua uống, dưa cải sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra bạn cũng nên ăn bánh mỳ, khoai lang, khoai tây, cơm vì chúng có khả năng thấm hút bớt axit trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc.
- Tránh các thực phẩm làm triệu chứng bệnh nặng hơn: Chúng bao gồm đồ cay nóng, các sản phẩm từ sữa, thịt nướng, các món chiên xào, thức ăn nhiều gia vị, đồ lạnh.
- Ăn đúng đúng giờ: Tránh bỏ bữa hoặc ăn quá khuya. Chỉ ăn lượng thức ăn vừa đủ bởi dạ dày bị quá tải có thể gây đau dữ dội hơn.
- Thận trọng khi dùng thuốc tây: Nếu phải thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau như Ibuprofen, Aspirin hay Naproxen (Aleve) hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc ít gây hại cho dạ dày, tá tràng. Acetaminophen có thể là sự lựa chọn an toàn cho bạn.
- Tránh stress: Căng thẳng có thể khiến các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát tốt căng thẳng bằng cách chơi thể thao, dành thời gian nhiều hơn cho các hoạt động giải trí, gặp gỡ bạn bè.
- Ngừng hút thuốc: Khói thuốc lá kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn và cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư khi mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Bạn nên sớm từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của mình.
- Hạn chế các thức uống có cồn: Mặc dù không phải kiêng các thức uống có cồn như bia, rượu tuyệt đối nhưng bạn cũng không nên uống quá 2 ly nhỏ một ngày ( nếu là nam ) và 1 ly mỗi ngày ( nếu là nữ). Uống quá nhiều rượu sẽ làm niêm mạc dạ dày, tá tràng bị ăn mòn, gây viêm loét và chảy máu nặng.
- Rửa tay thường xuyên: Hành động này sẽ giúp hạn chế được nguy cơ nhiễm khuẩn cho đường ruột. Bạn nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn sau mỗi lần đi vệ sinh, khi chế biến thức ăn hoặc trước khi ngồi vào bàn ăn.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đầy đủ giúp các tế bào bị tổn thương do viêm loét dạ dày tá tràng được tái tạo nhanh hơn, đồng thời giúp cơ thể có khả năng miễn dịch tốt hơn khi gặp các tác nhân gây bệnh.