Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bác sĩ nói gì?
Viêm loét dạ dày là căn bệnh có thể chữa khỏi. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc tây, thuốc đông y hoặc tự chăm sóc tại nhà. Điều trị bệnh sớm giúp việc điều trị dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nếu chủ quan, không điều trị viêm loét dạ dày kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng khôn lường.
Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?
Dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Dạ dày là cơ quan đảm nhiệm vai trò nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn thành các dạng năng lượng để đường ruột dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Bên cạnh đó, dạ dày cũng là một cơ quan rất dễ bị mắc bệnh. Tiếp xúc với nguồn thức ăn độc hại, thức ăn khó tiêu hóa, bỏ bữa, ăn không đúng giờ,… chính là những tác nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày.
Viêm loét dạ dày là một căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Với những áp lực trong đời sống, lối sống công nghiệp hiện đại, số lượng người mắc chứng viêm loét dạ dày đang có xu hướng tăng mạnh.
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm, loét. Triệu chứng của viêm loét dạ dày thường là:
- Đau bụng;
- Khó tiêu;
- Ợ hơi;
- Ợ chua;
- Nóng rát thượng vị;
- Đầy bụng;
- Buồn nôn và thường xuyên nôn mửa.
Những nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tình trạng viêm loét dạ dày là:
- Hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại. Khi vào trong dạ dày, chúng kết hợp với axit trong dạ dày và gây tổn thương niêm mạc dạ dày;
- Tiêu thụ bia rượu, thức uống chứa gas, cồn: Các loại thức uống này trực tiếp tấn công niêm mạc dạ dày và gây ra tình trạng tổn thương, dẫn đến viêm loét;
- Thói quen ăn uống không khoa học: Khi bạn ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa, để tình trạng đói bụng diễn ra kéo dài các enzyme tiêu hóa thức ăn trong dạ dày tiết ra quá mức. Các loại enzyme này có độ axit rất cao và và chúng gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Stress, căng thẳng: Khi cơ thể căng thẳng, tinh thần không thoải mái, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit hơn, chịu áp lực co bóp nhiều hơn. Từ đó, niêm mạc dễ bị tổn thương và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, khi thấy những triệu chứng của bệnh, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám, kiểm tra và đề ra phương pháp điều trị phụ hợp. Điều trị viêm loét dạ dày không đúng cách, chủ quan không chữa trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Hậu quả của việc chủ quan không điều trị đó là người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng khôn lường. Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh viêm loét dạ dày gây ra là: thủng dạ dày, vết loét lan rộng, hẹp môn vị, xuất huyết vùng tiêu hóa trên,…
Một số phương pháp chữa trị viêm loét dạ dày
1. Điều trị bằng thuốc Tây y
Trong trường hợp viêm loét dạ dày đang ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc Tây để điều trị.
Một số loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày là:
- Thuốc kháng sinh, giúp kháng lại vi khuẩn, nấm,… gây hại trong dạ dày;
- Thuốc kháng axit trong dạ dày, giúp điều chỉnh, trung hòa lượng axit trong dịch vị dạ dày;
- Thuốc ức chế bơm proton, giúp dạ dày hạn chế tiết dịch axit;
- Thuốc uống tạo màng bọc bảo vệ ổ loét dạ dày, trung hòa axit;
- Thuốc kháng vi khuẩn HP.
Các loại thuốc thuốc này sẽ có tác dụng diệt trừ vi khuẩn gây bệnh, kháng viêm và giúp cho người bệnh giảm cảm giác đau rát trong dạ dày.
Tuy nhiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định loại thuốc uống cụ thể và phù hợp. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng. Dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và sức khỏe.
2. Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền
Các bài thuốc Y học cổ truyền là các bài thuốc được rút ra từ sách Đông y, trải qua những nghiên cứu khoa học và thử nghiệm nghiêm ngặt. Các bài thuốc y học cổ truyền sử dụng nguyên liệu chính là các dược liệu từ thiên nhiên.
Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, dùng các bài thuốc y học cổ truyền là một trong những cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ Y học cổ truyền để được khám, hướng dẫn chế biến thuốc và liều dùng.
Thuốc đông y có đặc tính an toàn, giúp người bệnh an tâm, không lo ngại về những tác dụng phụ như thuốc Tây. Tuy nhiên, tác dụng của các bài thuốc đông y thường chậm hơn thuốc Tây.
Ngày nay, xu hướng kết hợp dùng thuốc đông y và thuốc tây đã giúp mang lại nhiều hiệu quả khi điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp đông y kết hợp tây y để điều trị bệnh. Lưu ý, cần tuân thủ những chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa trong việc dùng thuốc để tránh tác dụng phụ.
3. Điều trị tại nhà
Bên cạnh viện dùng thuốc, người bệnh viêm loét dạ dày cũng có thể điều trị bằng cách tự chăm sóc tại nhà. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ thường chỉ định người bệnh điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, lạc quan trong cuộc sống,… để bệnh mau chóng thuyên giảm.
Chăm sóc tại nhà đúng cách cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị cho người bệnh đang dùng thuốc.
Sau đây là những điều người bệnh viêm loét dạ dày nên làm để bệnh mau chóng hồi phục:
- Ăn uống khoa học: ăn đúng giờ, đúng bữa, ăn đầy đủ chất;
- Tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Ăn nhiều rau xanh, rau củ tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…;
- Uống nước đầy đủ hàng ngày, nên uống nước ấm, tránh uống nước đá lạnh;
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, stress;
- Tránh thức khuya;
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên (tập yoga, đi bộ,…);
- Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas;
- Tránh lạm dụng thuốc;
- Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
4. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp người bệnh viêm loét dạ dày ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần dạ dày bị viêm loét hư hỏng, sau đó may lại. Kích thước dạ dày sẽ nhỏ hơn.
Hậu phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ, chăm sóc sức khỏe đúng cách để bệnh mau chóng hồi phục.
Sau khi phục hồi sức khỏe, người bệnh cần thay đổi lối sống, sống lạc quan, ăn uống đủ chất, tránh ăn thực phẩm cay nóng, ăn uống điều độ, tránh dùng chất kích thích,… để không bị tái phát bệnh và giúp vết mổ không tổn thương.
Phòng tránh viêm loét dạ dày như thế nào?
Viêm loét dạ dày là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ ai nếu không chăm sóc sức khỏe đúng cách, ăn uống không khoa học. Ở xã hội hiện đại, căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng vì những áp lực của xã hội công nghiệp.
Bệnh viêm loét dạ dày gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trước tình hình đó, để phòng tránh viêm loét dạ dày, phòng tránh tái phát bệnh, mỗi người trong chúng ta cần:
- Ăn uống đầy đủ chất;
- Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa;
- Tránh lạm dụng thuốc Tây;
- Không nên ăn thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều chất béo;
- Hạn chế dùng cà phê, thuốc lá, rượu bia, thức uống có gas;
- Thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe;
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh thức khuya;
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa;
- Luôn giữ tinh thần lạc quan;
- Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Tóm lại, viêm loét dạ dày là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Người bệnh khi nghi ngờ bị mắc phải viêm loét dạ dày, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh khỏi những biến chứng khôn lường.
Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo!