Viêm đại tràng cấp tính là gì? Dấu hiệu và cách xử lý
Viêm đại tràng cấp tính là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng lâu dài đến chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên phần lớn người mắc bệnh đều không nhận ra triệu chứng bệnh mà sẽ nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa thông thường.
Đại tràng là cơ quan nào? Vai trò của đại tràng
Đại tràng chính là ruột già, đây là cơ quan có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Đại tràng thuộc tuyến tiêu hóa dưới, gắn liền với hậu môn với cấu tạo dài và uốn lượn thành một hình khung. Tối đa chiều dài của đại tràng thể đạt tới 1m48cm ( kích thước trung bình của người Việt ). Kích thước của đại tràng sẽ thay đổi theo độ tuổi, tuy nhiên trong mọi thời điểm cơ quan này đều chiếm ⅕ chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa. Những vai trò chính của đại tràng được liệt kê gồm có:
- Tổng hợp protein: Trong lớp niêm mạc trong của đại tràng có đến hàng trăm loại vi khuẩn, bao gồm cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn, chúng tạo nên môi trường cân bằng để sản xuất các vitamin cho cơ thể. Trong đó những vitamin chính được đại tràng tạo ra sau khi tiêu hóa thức ăn bao gồm vitamin K, vitamin B12, thiamin, riboflavin cùng một số loại khí khác. Trong đó Vitamin K được sản xuất liên tục để ngăn chặn quá trình đông máu diễn ra.
- Tăng lượng dịch tiêu hóa: Trong đại tràng luôn tồn tại một lượng dịch tiêu hóa nhất định. Lượng dịch đại tràng này có độ kiềm cao, giúp tiêu hóa tiếp những phần không tiêu hóa được trong môi trường acid ở dạ dày- ruột non. Lượng dịch này cũng giúp bảo vệ lớp niêm mạc ruột và làm mềm phân, hỗ trợ hoạt động bài tiết thuận lợi.
- Tham gia vào hoạt động bài tiết: Niêm mạc đại tràng cung cấp lượng chất nhầy, lượng chất này có thể kích thích bởi phản xạ ruột tại chỗ khi thức ăn đi vào ruột già sau tiêu hóa. Đồng thời chất nhầy cũng giúp hạn chế sự trầy xước, bảo vệ lớp thành niêm mạc của đại tràng khỏi tác hại của vi khuẩn. Đồng thời lượng chất nhầy cũng giúp phân dính với nhau, hỗ trợ khả năng bài tiết những chất tồn dư của cơ thể và các loại thuốc sau khi uống.
- Giúp hấp thu các chất: Hoạt động hấp thu các chất xảy ra ở nửa đầu của đại tràng, cơ quan này có khả năng hấp thu nước từ ruột non đưa vào thận, đồng thời làm cô đặc lại các cặn bã và tạo khuôn thải bã thành phân. Trước đó đại tràng sẽ hấp thu triệt để lượng nước khoáng và các nguyên tố khác trước khi chúng còn lại bã cặn và được thải ra ngoài.
Đại tràng là cơ quan tiêu hóa dưới liên kết với hậu môn nên đây cũng là cơ quan tham gia vào hoạt động tiêu hóa và bài tiết theo quy trình nhất định. Nếu sự vận động của đại tràng không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng các chất dư thừa tại ruột lâu. Ruột già hấp thu nước nhiều sẽ dễ dẫn đến táo bón và ngược lại.
Bệnh viêm đại tràng cấp tính là gì?
Viêm đại tràng là căn bệnh viêm đường tiêu hóa, hay còn gọi là bệnh viêm ruột thừa. Viêm đại tràng có hai dạng là viêm đại tràng mãn tính và viêm đại tràng cấp tính. Trong đó viêm đại tràng cấp là triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khá phổ biến. Nếu như không điều trị sớm, ổ viêm vẫn còn và tái phát thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh viêm đại tràng mãn tính. Những dạng viêm đại tràng cấp tính được biểu hiện bằng những triệu chứng tương ứng:
- Bệnh viêm đại tràng cấp tính do vi khuẩn lỵ amip: Bệnh có biểu hiện đặc trưng là những cơn đau bụng quặn thành từng cơn. Người bệnh kiệt sức vì tình trạng thiếu nước, đau buồn đại tiện liên tục,khi đi đại tiện thường có chất nhầy kèm theo.
- Bệnh viêm ruột già do vi khuẩn lỵ trực khuẩn: Người bệnh bị đau bụng đi ngoài kèm theo triệu chứng sốt cao, đau bụng, tiêu chảy ra máu. Khi đi nặng thường khó kiểm soát và mùi chất thải hôi tanh do xuất huyết kèm theo. Tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể người bệnh mất nước nghiêm trọng, biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
- Những dạng viêm đại tràng khác có thể đến từ tình trạng nghiện bia rượu lâu dài, tình trạng đau bụng diễn ra chủ yếu, kèm theo đó là tình trạng đau thắt bụng dưới, cơn đau diễn ra xung quanh khung đại tràng mà người bệnh có thể cảm thấy cứng bụng, tình trạng tiêu chảy diễn biến nặng mà người bệnh có thể cảm giác cơn đau quặn thành từng cơn.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính
Đại tràng có môi trường vi sinh vật phong phú, chúng cộng sinh với cơ quan tiêu hóa tuyến dưới để tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Chúng tạo ra môi trường lý tưởng để cân bằng giữa tính axit và tính kiềm – giúp cơ thể và cơ quan tiêu hóa phân giải, hấp thụ dinh dưỡng một cách hợp lý. Tình trạng viêm xảy ra khi vi khuẩn, virus, các chủng trùng ký sinh trong đường ruột hoặc nấm xâm nhập vào đại tràng và gây bệnh ở cơ quan này.
Viêm đại tràng cũng tương tự như những căn bệnh đường ruột khác, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm. Những nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính chủ yếu là do:
Vi khuẩn
Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm tá tràng cấp là do vi khuẩn. Trong đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung, vi khuẩn đóng vai trò phân giải các chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thu tốt hơn, đồng thời vi khuẩn cũng là xúc tác gây ra các vùng viêm trong đường ruột. Tuy nhiên vi khuẩn đường ruột được phân thành hai nhóm là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây bệnh. Trong đó các loại vi khuẩn gây viêm tá tràng chính gồm có:
Vi khuẩn Campylobacter
Vi khuẩn Campylobacter là nhóm vi sinh vật gây bệnh viêm đại tràng và viêm đường tiêu hóa rất phổ biến. Trong đó thời gian từ lúc vi khuẩn ký sinh đến khi vi khuẩn gây bệnh trong khoảng 1-3 ngày, biểu hiện nhiễm khuẩn có thể là tình trạng ra máu, đau quặn bụng và đi ngoài liên tục. Tuy nhiên mỗi lần đi ngoài thường rất khó khăn, người bệnh mót rặn, kèm theo cơn đau quặn bụng liên tục, sốt cao.
Campylobacter đi vào đường tiêu hóa người thông qua đường ăn uống là chủ yếu. Đặc biệt là khi chúng ta dùng phải thực phẩm bẩn, thịt sống, tái chín chưa được nấu kỹ. Ngoài ra trong một số loại sữa tươi và sản phẩm bị ô nhiễm chất hóa học cũng dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn này. Hiện nay phương pháp chẩn đoán campylobacter chính xác nhất là thực hiện xét nghiệm phân. Điều trị loại bỏ khuẩn Campylobacter tương đối đơn giản, người bệnh chỉ cần thực hiện bổ sung điện giải và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng. Thời gian các triệu chứng phát triển không kéo dài quá một tuần.
Kèm theo đó, người bệnh cần phải sử dụng kháng sinh để tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột. Thông thường những chỉ định dùng thuốc chỉ được sử dụng khi người bệnh bị nặng. Nhóm kháng sinh được chỉ định điều trị chủ yếu với chủng khuẩn Campylobacter là azithromycin. Phụ huynh nên thận trọng khi dùng kháng sinh trị Campylobacter ở trẻ em, cần tuân thủ hướng dẫn chỉ định của bác sĩ cụ thể.
Vi khuẩn Shigella
Shigella là vi khuẩn gây ra các căn bệnh ở đường tiêu hóa lây qua đường ăn uống, hoặc do sử dụng nguồn nước uống kém vệ sinh, nước bị nhiễm khuẩn. Sau khi người bệnh nhiễm khuẩn Shigella sẽ bùng phát các triệu chứng trong khoảng 12 giờ. Vi khuẩn Shigella gây ra các ổ viêm trong niêm mạc đại tràng, chúng sinh sản nhanh và liên tục nhân đôi số lượng trong đường ruột, nếu như không ngăn chặn kịp thời chúng sẽ gây ra các ổ viêm loét nghiêm trọng, mô bị phá hủy và khó phục hồi.
Tương tự như những vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa khác, Shigella cũng là nguyên nhân gây rối loạn đường ruột, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu nghiêm trọng và khiến bệnh nhân tiêu chảy, sốt, buồn nôn liên tục. Tình trạng tiêu chảy nặng bệnh nhân có thể bị xuất huyết đại tràng, đi ngoài ra máu kéo dài dẫn đến thiếu máu. Những biến chứng của bệnh bao gồm tình trạng viêm khớp phản ứng, nhiễm khuẩn huyết, co giật, hiếm gặp hơn là tình trạng huyết tán tăng ure máu.
Để xét nghiệm vi khuẩn cũng căn cứ dựa trên xét nghiệm phân, bệnh sẽ kéo dài trong 5-7 ngày. Có thể chữa khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc bằng cách uống nước bù điện giải liên tục và sử dụng các loại nước mát để đào thải độc tố. Việc sử dụng thuốc điều trị chỉ thực hiện dựa trên các trường hợp bệnh nặng hoặc đối tượng nhất định, bởi khuẩn Shigella thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Nếu lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ ảnh hưởng đến số lợi khuẩn tự nhiên trong đường ruột, nếu sử dụng có thể làm cho các vi khuẩn có khả năng đề kháng với thuốc hơn.
Vi khuẩn E. Coli
Khuẩn E. Coli gây ra tình trạng tiêu chảy rất phổ biến, tên khoa học của vi khuẩn là Escherichia coli. Bình thường chúng không gây bệnh trong môi trường cân bằng ở đường ruột, tuy nhiên khi khuẩn này lan ra ngoài ruột sẽ gây nhiễm trùng các vùng niêm mạc liên quan. Nguyên nhân nhiễm khuẩn E. Coli đến từ các loại thực phẩm tươi sống, chưa được vệ sinh, chế biến kỹ như thịt sống, các loại trái cây, rau sống, sữa tươi chưa qua tiệt trùng.
Người bệnh có thể nhận thấy tình trạng nhiễm khuẩn E.Coli thông qua những dấu hiệu như đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn và tiêu chảy . Tình trạng đi ngoài ra máu cũng có thể xảy ra khiến cơ thể người bệnh suy nhược nhanh chóng, tiến triển nặng nhất của nhiễm khuẩn E.Coli là tình trạng suy thận, thiếu máu, mất nước, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối thường sẽ xảy ra ở trẻ em và người già.
Khi bị nhiễm khuẩn E.coli, bệnh nhân không thể sử dụng kháng sinh để điều trị do thuốc không tác dụng được trên loại vi khuẩn này. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ phải truyền máu, lọc thận, sử dụng thuốc để kiểm soát co giật hoặc huyết áp. Nếu bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng như nôn mửa liên tục, người sụt cân nhanh chóng, cần phải nhập viện để điều trị tích cực tránh để bệnh biến chứng đến giai đoạn nặng hơn.
Vi khuẩn Salmonella
Bệnh viêm đại tràng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Salmonella khá phổ biến. Những triệu chứng do vi khuẩn Salmonella đặc trưng là tình trạng tiêu chảy ra chất nhầy và máu, người bệnh sốt cao, nôn và buồn nôn kéo dài. Những triệu chứng này sẽ tái phát sau khi người bệnh nhiễm vi khuẩn Salmonella trong vòng 12 giờ.Tình trạng tiêu chảy diễn biến nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước .
Đối tượng nhiễm khuẩn Salmonella chủ yếu là trẻ em, người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu. Sức đề kháng kém không đủ thể lực chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra tình trạng nhiễm trùng khuẩn Salmonella cũng thông qua bữa ăn hàng ngày, nếu người bệnh không chú ý vệ sinh thực phẩm, hoặc do sống trong môi trường ô nhiễm cũng có khả năng cao bị nhiễm khuẩn này. Chẩn đoán Salmonella dựa trên xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm máu.
Khi nhiễm khuẩn Salmonella , bệnh nhân sẽ theo dõi bệnh tại nhà kết hợp với bổ sung dịch bù nước và điện giải để không xảy ra tình trạng mất nước. Tuy nhiên Salmonella không hạ sốt. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, vi khuẩn Salmonella sẽ đi theo đường máu, lây lan đến những cơ quan và vị trí khác trên cơ thể, kết quả người bệnh bị suy đa tạng và đe dọa tính mạng.
Vi khuẩn Clostridium difficile
Clostridium difficile là vi khuẩn gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây ra bênh viêm đại tràng ở người trưởng thành. Vi khuẩn Clostridium difficile tạo ra lớp màng loang lổ tại lớp niêm mạc trong hoặc ngoài của đại tràng. Chúng đi vào cơ thể người thông qua các tiếp xúc với bề mặt nhiễm trùng, đồng thời chúng cũng có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần gũi, dùng chung chén bát…
Những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm tình trạng tiêu chảy, sốt, buồn nôn và kèm theo đau bụng. Nếu như không điều trị sớm, vi khuẩn tạo thành các ổ viêm sưng tấy trên bề mặt đại tràng có thể làm vỡ đại tràng và gây ra biến chứng nhiễm trùng lan rộng đến khoang bụng hoặc cơ thể. Để chẩn đoán vi khuẩn C.difficile , người ta thường thực hiện xét nghiệm kiểm tra các độc tố có trong mẫu phân.
Clostridium difficile có thể bị tiêu diệt bằng các loại kháng sinh, tuy nhiên khuyến khích sử dụng thuốc chỉ dùng cho trường hợp bệnh nặng. Nếu mới phát hiện bệnh thì triệu chứng có thể được điều trị khỏi bằng cách bù nước và nghỉ ngơi điều độ..
Virus
Các virus gây bệnh ở đường tiêu hóa rất đa dạng, chúng đồng thời cũng gây ra những triệu chứng kèm theo như sốt cao, rối loạn tiêu hóa. Virus truyền nhiễm và nhân lên về số lượng khi ký sinh trong tế bào sống của sinh vật sống. Trong đó virus gây bệnh nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng đường tiêu hóa phổ biến nhất là Rota. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ. Virus rota có năm loại chính, bao gồm virus A, B, C, D và E, và Rota A là loài virus gây bệnh viêm đại tràng phổ biến nhất.
Bệnh viêm đại tràng cấp do virus rota gây ra qua đường phân-miệng, qua tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt, số ít trường hợp bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy nặng và viêm đại tràng cũng đến từ virus rota bắt nguồn từ vật nuôi. Có thể nhận biết nguyên nhân gây viêm đại tràng do loại virus này gây ra thông qua các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra nước, và sốt nhẹ đến sốt rất cao. Những triệu chứng đặc trưng như sốt cao, đau bụng sẽ xảy ra sau 1 tuần bắt đầu bị tiêu chảy nhiều.
Viêm đại tràng do virus rota gây ra khiến người bệnh bị tiêu chảy nặng hơn so với những trường hợp nhiễm khuẩn khác, đồng thời cũng là là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 năm tuổi. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, tránh nhầm lẫn với những bệnh lý khác thì người bệnh cần thực hiện xét nghiệm phân. Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị virus này, bệnh nhân chỉ cần bù nước và điện giải đầy đủ thì triệu chứng sẽ biến chuyển tốt trong vài tuần. Quan trọng nhất là người bệnh cần uống nước nhiều, bù nước để tránh mất nước khi bị tiêu chảy.
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng Entamoeba histolytica
Viêm đại tràng cấp do ký sinh trùng gây ra là căn bệnh nguy hiểm, khác với các loại vi khuẩn gây bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh thì ký kinh trùng cần được loại bỏ bằng những phương pháp phức tạp hơn. Ký sinh trùng sống ký sinh trong đường ruột, phổ biến nhất là chủng ký sinh Entamoeba histolytica (trùng kiết lỵ). Bệnh viêm đại tràng cấp tính do ký sinh trùng gây ra thường lây nhiễm qua đường nước uống, hoặc do các loại thực phẩm chưa được vệ sinh kỹ.
Amip gây viêm đại tràng
Chủng trùng amip có thể gây ra các tổn thương, viêm loét trong lớp niêm mạc của đại tràng. Amip gây bệnh ở đại tràng hoặc tuyến tiêu hóa trên, mức độ viêm loét tùy theo điều kiện dinh dưỡng của môi trường trong cơ thể vật chủ. Ban đầu các amip này xâm nhập vào cơ thể thông qua dạng kén. Khi lớp kén này bị dịch vị phá vỡ thành 4 amip nhỏ, các amip này sẽ di chuyển xuống hồi manh tràng và gây bệnh ở cơ quan này.
Cách phòng và điều trị viêm đại tràng cấp tính
Nguyên tắc cơ bản để điều trị bệnh viêm đại tràng cấp tính là người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học. Tuyệt đối không nên để cơ thể thiếu chất sẽ dẫn đến suy nhược. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chăm sóc, điều trị theo đúng phương pháp để kịp thời điều trị bệnh từ giai đoạn cấp tính.
Viêm đại tràng cấp tính dễ dàng điều trị hơn viêm đại tràng mạn tính, do ở giai đoạn mạn tính, các phương pháp chữa trị chỉ tập trung hạn chế sự tái phát của triệu chứng . Tuy nhiên nếu bệnh nhân chủ quan trong khâu điều trị ban đâu, viêm đại tràng cấp tính có nguy cơ tái phát rất cao, nghiêm trọng hơn là những biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cần phải được cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ, chủ yếu từ đạm động vật có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi tình trạng suy nhược cơ thể. Thiếu đam là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu, vùng bị viêm ở đại tràng từ đó khó hồi phục hơn. Trong đó nguồn đạm thực phẩm được ưu tiên cho bệnh nhân bị viêm đại tràng bao gồm các loại cá biển và thịt bò,…
Ngoài ra bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đảm bảo lượng chất xơ hòa tan trong bữa ăn. Vì thế bổ sung rau xanh và các loại trái cây là rất cần thiết, đặc biệt là quả bơ, ngũ cốc, yến mạch cùng nhiều loại trái cây đa dạng khác nhau. Người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ lợi khuẩn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, lợi khuẩn có nhiều trong sữa chua, đậu nành hoặc chuối,…
Viêm đại tràng cấp tính là căn bệnh khá phổ biến, gặp phải trong mọi độ tuổi. Bệnh chủ yếu xuất phát từ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt thiếu hợp lý. Vì thế nên người bệnh cần chủ động thăm khám và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc phải căn bệnh này.