Uống bia rượu bị đau bụng đi ngoài có phải ngộ độc?
Uống bia rượu bị đau bụng đi ngoài là một điều phổ biến. Hầu hết các triệu chứng sẽ được cải thiện trong một vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này kéo dài và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Uống bia rượu bị đau bụng đi ngoài có phải ngộ độc không?
Ngộ độc rượu có thể dẫn đến việc rối loạn hơi thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và các khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong.
Hiện tượng uống rượu xong bị đau bụng đi ngoài là di rượu tiếp xúc với dạ dày làm tăng quá trình nhu động ruột, khiến thức ăn không được hấp thu một cách hoàn toàn và bị đẩy ra khỏi cơ thể. Điều này khiến cho phân đi ra khỏi cơ thể không được rắn, trông giống như bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, hiện tượng này là phản ứng bình thường khi cơ thể tiêu thụ rượu, không phải là dấu hiệu ngộ độc.
Ngộ độc rượu là một tình trạng nghiêm trọng. Người bệnh cần được đưa đến bệnh để tránh các biến chứng. Gọi cho cấp cứu ngay khi người bệnh có các dấu hiệu:
- Mất ý thức
- Động kinh
- Thở chậm (dưới 8 nhịp / một phút)
- Da nhợt nhạt
- Nhiệt độ cơ thể thấp
- Bất tỉnh
Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia
Rượu bia có thể dễ dàng được hấp thụ qua nhiều mô của cơ thể. Khi rượu đi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào máu thông qua thành dạ dày. Phần lớn rượu bia sẽ được tiêu hóa ở ruột non. Tuy nhiên phần còn lại sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể cùng với phân và nước tiểu. Điều này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia.
Ngoài ra, rượu có thể gây ra những thay đổi lớn về chức năng của hệ thống tiêu hóa và gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài. Những thay đổi này bao gồm:
- Viêm đường tiêu hóa khi tiếp xúc với rượu có thể làm tăng sản xuất axit và kích ứng dạ dày. Kích ứng này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu.
- Hấp thụ nhiều nước khiến ruột già đẩy nước ra khỏi phẩn trước khi đi ra khỏi cơ thể. Khi uống rượu, ruột già hoạt động không tốt dẫn đến đau quặn bụng, phân lỏng và mất nước.
- Tăng nhu động ruột khiến cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn bình thường. Các cơ co thắt ở đại tràng đẩy phân ra khỏi cơ thể nhanh hơn bình thường. Ngoài ra, uống rượu bia khi bụng đói làm tăng khả năng tiêu chảy.
- Mất cân bằng hệ thống vi khuẩn khi uống rượu cũng dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia. Rượu có thể tạm thời tiêu diệt một số loài vi khuẩn có lợi và gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Đối tượng dễ bị đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu
Một số đối tượng dễ bị đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bao gồm:
- Bệnh Celiac
- Hội chứng ruột kích thích
- Bệnh Crohn
Ngoài ra, những người có lịch trình sinh hoạt không ổn định cũng dễ dân đến tình trạng đi ngoài sau khi uống rượu. Người thường xuyên thức khuya, làm đêm, giờ giấc ngủ không đồng nhất thường có hệ thống tiêu hóa nhạy cảm hơn. Vì vậy khi tiêu thụ một lượng rượu nhất định có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài.
Cách xử lý khi uống rượu xong bị đau bụng đi ngoài
Trong hầu hết các trường hợp uống bia rượu bị đau bụng đi ngoài thường không kéo dài. Các triệu chứng thường được cải thiện sau khi người bệnh tránh rượu và thay đổi phong cách sống. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tại nhà như sau:
1. Chăm sóc tại nhà
Thay đổi chế độ ăn uống sau khi uống rượu có thể ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng đau bụng đi ngoài. Các loại thực phẩm có thể làm dịu dạ dày như:
- Bánh quy
- Bánh mì nướng
- Chuối
- Trứng
- Cơm
- Thịt gà
Uống nhiều nước, nước hầm xương và nước trái cây để sau khi bạn đi ngoài để tránh tình trạng mất nước. Tránh sữa và thực phẩm giàu chất béo hoặc chất xơ ngay sau khi đau bụng tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh thức ăn quá nhiều gia vị để tránh kích ứng dạ dày.
2. Thuốc
Nếu tình trạng kéo dài hoặc gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc như:
- Sử dụng thuốc chống tiêu chảy khi cần thiết như Imodium AD hoặc Pepto-Bismol .
- Sử dụng men vi sinh ở dạng viên nén hoặc dạng lỏng.
- Chế phẩm sinh học Probiotic để cải thiện tình trạng tiêu chảy. Probiotic cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm, như sữa chua, dưa cải bắp và kim chi.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp uống bia rượu bị đau bụng đi ngoài sẽ được cải thiện sau vài ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, kéo dài dẫn đến mất nước. Mất nước cần được điều trị để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu mất nước như:
- Khát hoặc có cảm giác khô miệng.
- Giảm lượng nước tiểu hoặc không có nhu cầu đi tiểu.
- Đi tiểu không thường xuyên.
- Nước tiểu màu sẫm hoặc có màu nâu.
- Chóng mặt, mệt mỏi, chóng mặt.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần đến bệnh viện ngay khi:
- Đau bụng đi ngoài kéo dài hơn 2 ngày.
- Đau bụng dữ dội.
- Phân có máu hoặc phân màu đen.
- Sốt cao hơn 39 độ C.
Việc thường xuyên bị đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu, người bệnh có thể cần thay đổi thói quen sử dụng rượu hoặc ngừng tiêu thụ rượu. Nếu thật sự cần thiết sử dụng rượu, bạn nên ăn trước khi uống rượu. Điều này làm chậm quá trình hấp thu rượu và làm giảm nguy cơ đau bụng đi ngoài.