Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có nguy hiểm? Cách cải thiện

Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại rất đáng lo khi đi kèm với một số biểu hiện khác. Do đó, bạn cần phải hết sức cẩn thận và trang bị cho mình một số kiến thức để chủ động điều trị cho trẻ.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày sẽ rất đáng lo khi đi kèm với một số biểu hiện khác
Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày sẽ rất đáng lo khi đi kèm với một số biểu hiện khác

Trẻ sơ sinh đi ngoài bình thường là như thế nào?

Thật ra không có con số chính xác về tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường. Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức, dinh dưỡng của người mẹ, thể trạng và khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể trẻ…

Tính từ giai đoạn đầu đời của trẻ, trong 6 – 12 giờ sẽ đi phân su. Loại phân này không mùi và có màu xanh đậm. Tình trạng này có thể kéo dài 2 – 3 ngày. Thông thường, với những trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, số lần đi ngoài thường là 5 – 6 lần, phân mềm hoặc lỏng, có màu vàng hoặc cam. 

Một số trường hợp trẻ đi ngoài với tần suất ít hơn, đặc biệt là những trẻ dùng sữa công thức. Có thể là 1 – 3 lần/1 ngày hoặc 2 ngày một lần. Tính chất của phân có thể hơi cứng so với dùng sữa mẹ nhưng vẫn mềm (có thể lẫn một chút nước) và trẻ không khó chịu khi đi ngoài.

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Do đó, đây cũng là giai đoạn trẻ dễ gặp rắc rối liên quan đến tiêu hóa. Tiêu biểu là tình trạng đi ngoài không được hoặc khó khăn khi đi ngoài. Có nhiều nguyên nhân tác động đến điều này. Chúng được xếp thành 2 nhóm lớn: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nhóm nguyên nhân sinh lý

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì rất có thể trẻ bị ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của người mẹ dẫn đến tình trạng không đi ngoài 2 ngày. Trường hợp dùng sữa công thức thì có thể trẻ bị dị ứng với một số thành phần nào đó trong sữa. Mặc khác, trẻ ít bú hoặc bú không đủ cữ, dẫn đến thiếu lượng sữa cần thiết cho cơ thể hoặc thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân.

Nhóm nguyên nhân bệnh lý

Một số trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có nguyên nhân từ bệnh lý. Đa số là các bệnh lý bẩm sinh và rất hiếm gặp. Tiêu biểu là bệnh đại tràng phình to (bệnh Hirschsprung) và suy giáp trạng bẩm sinh. Ngoài ra còn có bệnh lồng ruột dẫn đến tắc ruột. Đa số các trường hợp mắc bệnh được phát hiện trong 12 – 24 giờ đầu sau sinh. Trẻ sẽ được phẫu thuật để hệ tiêu hóa hoạt động bình thường trở lại.

Phình đại tràng bẩm sinh có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài được
Phình đại tràng bẩm sinh có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài được

Phân biệt các nguyên nhân

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có nguyên nhân sinh lý và không cần quá lo lắng. Bạn có thể chủ động giúp trẻ đi ngoài bình thường trở lại bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp trẻ không đi ngoài có nguyên nhân từ bệnh lý thì rất đáng lo ngại. Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phẫu thuật hoặc điều trị kịp thời.

Trước khi thực hiện các biện pháp chẩn đoán y học, dựa vào biểu hiện, bạn có thể phần nào biết được nguyên nhân khiến trẻ không đi ngoài được là từ sinh lý hay bệnh lý.

Biểu hiện của nguyên nhân sinh lý

Trẻ có thể không đi ngoài trong 2 ngày nhưng vẫn xì hơi được. Bụng không bị chướng to. Đồng thời, trẻ vẫn ăn ngủ và chơi bình thường. Ngoài ra, khi đi ngoài, trẻ rặn bình thường và phân mềm.

Biểu hiện của nguyên nhân bệnh lý

Bụng chướng to, hay quấy khóc hoặc khóc thét đột ngột và nôn ói… Bên cạnh đó, một số trường hợp sẽ còn bị sốt, phân có máu và dịch nhầy. Ngoài ra, bạn có thể xác định tình trạng đi ngoài của trẻ có phải do bệnh lý gây ra hay không bằng cách quan sát đặc điểm của phân như:

  • Phân màu xanh lá: Sau khi sinh khoảng 4 ngày mà trẻ vẫn đi ngoài phân có màu xanh lá thì có thể hệ tiêu hóa đã bị nhiễm trùng. Trường hợp cá biệt thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ không phù hợp với thành phần dinh dưỡng trong sữa (bao gồm cả sữa mẹ).
  • Phân màu vàng nhạt: Có thể đó là dấu hiệu của bệnh vàng da.
  • Phân lỏng, có bọt, tanh và có dịch nhầy hoặc máu: Có thể trẻ đang bị tiêu chảy. Đồng thời, cơ thể trẻ lúc này đang mất nước nghiêm trọng. Biểu hiện của tình trạng mất nước là: khô môi, mắt trũng, người vật vã và khóc không ra nước mắt.
  • Phân cứng và khô, trẻ phải rặn nhiều khi đi ngoài. Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy của tình trạng táo bón.
Nếu tình trạng đi ngoài không được có nguyên nhân từ bệnh lý, trẻ sẽ rất khó chịu
Nếu tình trạng đi ngoài không được có nguyên nhân từ bệnh lý, trẻ sẽ rất khó chịu

Cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày

Các biện pháp khắc phục cần căn cứ vào nguyên nhân. Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra. Đồng thời, chú ý quan sát biểu hiện của trẻ nhiều hơn. Trong đó bao gồm cả tần suất đi ngoài, đặc điểm của phân và tâm lý của trẻ.

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày do yếu tố sinh lý

Tăng cữ bú và chú ý chất lượng sữa

Một trong những cách tốt nhất giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa nói chung và đi ngoài không được nói riêng là tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ. Các nguồn khoáng chất quý giá và dồi dào trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Đồng thời “chiến đấu” hiệu quả với các vấn đề về tiêu hóa.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nâng cao chất lượng sữa mẹ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Chú ý bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như mồng tơi, rau dền, đu đủ, mận và chuối.

Nếu trẻ dùng sữa công thức, bạn hãy thử đổi loại sữa khác. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia về thành phần sữa phù hợp với giai đoạn hiện tại của trẻ.

Tăng cường bú mẹ là cách giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và khắc phục hiệu quả các rối loạn tiêu hòa
Tăng cường bú mẹ là cách giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và khắc phục hiệu quả các rối loạn tiêu hòa

Cho trẻ uống nhiều nước

Bạn nên cho trẻ uống từ 100 – 200ml nước mỗi ngày. Trẻ dùng sữa công thức sẽ uống nước nhiều hơn trẻ dùng sữa mẹ. Bạn nên tăng dần dung lượng nước mà trẻ uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cũng cần nhớ uống nhiều nước hơn bình thường. Tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày. 

Massage bụng hoặc tập thể dục cho trẻ

Cách thực hiện khá đơn giản, đối với phương pháp massage bụng, bạn chỉ cần đặt 3 ngón tay giữa lên vị trí bên trái rốn trẻ và xoa nhẹ nhàng theo hình tròn. Thực hiện trong khoảng 1 – 3 phút thì dừng lại. Mỗi ngày nên thực hiện 1 – 2 lần để kích thích nhu động ruột của trẻ.

Đối với phương pháp tập thể dục cho trẻ, bạn cần hình dung động tác đạp xe đạp trước. Hãy đặt trẻ nằm ngửa trên giường, chân hướng về phía bạn. Sau đó dùng tay bạn cầm chân trẻ và chuyển động tương tự như đạp xe. Bạn cần thực hiện các động tác này 1 – 2 lần trong ngày. Mỗi lần kéo dài khoảng 3 phút. Chú ý hãy thực hiện thật nhẹ nhàng vì xương của trẻ rất yếu.

Tắm nước ấm cho trẻ

Đây là một trong những cách kích thích trẻ đi ngoài an toàn. Nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn. Đồng thời, nó còn kích thích nhu động ruột. Nếu trẻ vẫn không đi ngoài được, sau khi tắm trẻ xong, bạn có thể dùng khăn thấm nước ấm đắp lên bụng trẻ.

Tấm nước ấm cho trẻ là một trong những biện pháp vừa an toàn vừa hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng trẻ 2 ngày không đi ngoài
Tấm nước ấm cho trẻ là một trong những biện pháp vừa an toàn vừa hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng trẻ 2 ngày không đi ngoài

Thụt hậu môn

Bạn có thể thụt mật ong cho trẻ sơ sinh bị táo bón để kích thích đi ngoài. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi phương pháp này có thể hiệu quả nhưng không được áp dụng cho tất cả các trường hợp.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một điều rằng việc dùng thuốc thụt không được khuyến khích sử dụng đối với trẻ sơ sinh. Nếu dùng thuốc bôi dạng gel cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày do yếu tố bệnh lý

Việc đầu tiên bạn cần làm là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tùy vào tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Nhiệm vụ của bạn là giúp trẻ thực hiện đúng phác đồ đó.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các cách chữa trị như đã trình bày ở trên. Đặc biệt là cải thiện chất lượng sữa cho trẻ. Không được tự ý mua kháng sinh, thuốc thụt hoặc gel bôi mà không tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu tình trạng không đi ngoài được đi kèm với rối loạn tiêu hóa hoặc các biểu hiện bất thường khác
Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu tình trạng không đi ngoài được đi kèm với rối loạn tiêu hóa hoặc các biểu hiện bất thường khác