Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa khi không dung nạp lactose?

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng, khoáng chất và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. Do đó, nhiều người thường bổ sung thêm sữa để đảm bảo các chất dinh dưỡng, protein. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không vẫn là một điều gây nhiều tranh cãi.

trẻ em bị tiêu chảy có nên uống sữa
Tìm hiểu thông tin về việc trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa hay không

Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không?

Trẻ bị tiêu chảy cần bù nước, chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cần thiết để đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị tiêu chảy thường được chỉ định bổ sung các dạng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa hay không cần là một điều gây nhiều tranh cãi.

Khi trẻ bị tiêu chảy, men Lactose có sẵn trong ruột (có tác dụng phân hủy đường Lactose trong sữa) bị suy giảm. Điều này làm cho cơ thể khó hấp thụ và tiêu hóa sữa dẫn đến việc chướng bụng và tiêu chảy không ngừng. Do đó, nhiều người thường không cho trẻ uống sữa khi bị tiêu chảy.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp tiêu chảy đều không được uống sữa. Trong các trường hợp trẻ bỏ ăn, ăn mất ngon cha mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm sữa cho trẻ để tránh việc thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, cần ngừng bổ sung sữa nếu bé có dấu hiệu không dung nạp Lactose như nôn, tiêu chảy liên tục, phân lỏng, phân có mùi chua hoặc có bọt,…

trẻ không dung nạp lactose có nên uống sữa
Trẻ không dung nạp Lactose không nên sử dụng sữa động vật như sữa bò, sữa dê

Trẻ không dung nạp Lactose có nên uống sữa không?

Không không dung nạp Lactose cơ thể không thể tiêu thụ được các sản phẩm từ sữa động vật. Lactose vẫn ở dạng bình thường và không thể phân hóa thành Glucose và Galactose dẫn đến một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện sau 30 phút đến 2 giờ kể từ lúc uống sữa. Các triệu chứng kèm theo bao gồm:

  • Đầy hơi
  • Nén khí trong dạ dày
  • Đau bụng hoặc quặn bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy không ngừng

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào lượng Lactose có trong sữa. Các triệu chứng sẽ giảm khi lượng Lactose giảm. Trẻ không dung nạp Lactose không thể tiêu thụ quá nhiều sữa động vật. Do đó, để bổ sung thêm khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm sữa không chứa Lactose.

Sản phẩm thay thế sữa cho trẻ tiêu chảy

Sữa bò, sữa dê, sữa cừu hoặc sữa động vật nói chung đều khó tiêu hóa và không phù hợp với trẻ không dung nạp Lactose. Tuy nhiên, các loại sữa ngũ cốc có chất dinh dưỡng tương tự như sữa động vật và dễ tiêu hóa hơn. Do đó, trẻ bị tiêu chảy có thể bổ sung các sản phẩm sữa không chứa Lactose như:

  • Sữa đậu nành:

Được làm từ đậu nành nguyên chất hoặc protein đậu nành cô lập. Sữa có vị kem, hương thơm nhẹ và chất dinh dưỡng tương tự như sữa bò.

Tuy nhiên, không dùng sữa đậu nành cho trẻ có hội chứng ruột kích thích. Điều này có thể làm rối loạn tiêu hóa nhẹ như đầy hơi và đau bụng.

  • Sữa hạnh nhân:

Sữa hạnh nhân có hương vị nhẹ, ngọt, ít calo, chất béo và nhiều canxi. Bên cạnh đó, sữa hạnh nhân là nguồn vitamin E tự nhiên, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây bệnh.

trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa
Cho trẻ sử dụng các loại sữa không chứa Lactose để tránh gây rối loạn tiêu hóa
  • Sữa dừa:

Sữa dừa hay còn gọi là nước cốt dừa được làm từ nước và cơm dừa. Sữa dừa có độ đặc, kết cấu tương tự như sữa động vật và vị ngọt của dừa.

Không dùng sữa dừa cho trẻ mắc hội chứng ruột kích thích để tránh làm các triệu chứng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

  • Sữa yến mạch:

Sữa yến mạch có hương vị nhẹ, ngọt. Nó có nhiều protein, chất xơ, calo và Carbohydrate. Thông thường sữa yến mạch được làm từ yến mạch và nước. Tuy nhiên, một số thương hiệu có thể thêm các thành phần phụ như dầu, muối và hương liệu để tăng hương vị của sữa.

  • Sữa gạo:

Sữa gạo được làm từ gạo và nước. Đây là loại sữa ít gây dị ứng và các chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, sữa gạo chứa hàm lượng protein thấp, không phù hợp để sử dụng cho trẻ em đang phát triển.

  • Sữa hạt điều:

Sữa hạt điều được làm từ hỗn hợp hạt điều hoặc bơ hạt điều và nước. Sữa hạt điều cũng là sữa chứa ít protein. Do đó, không phù hợp cho sự phát triển của trẻ em.

  • Sữa Macca:

Sữa Macca được làm từ nước và hạt Macca có hương vị đặc trưng và chứa một lượng chất béo không bão hòa phong phú. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng để thay thế nếu trẻ không dung nạp Lactose.

Tiêu chảy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em. Do đó, lựa chọn một chế độ ăn uống phù hợp để bổ sung trong thời gian trẻ bị tiêu chảy. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một chế độ ăn giàu ngũ cốc khô và sữa hạt có thể hỗ trợ bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ đang bị tiêu chảy.