Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn bí đỏ không? (Các mẹ lưu ý)
Trẻ bị tiêu chảy là hiện tượng rất thường hay gặp ở trẻ nhỏ, khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trẻ bị tiêu chảy có nên ăn bí đỏ hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc này.
Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn bí đỏ?
Rất nhiều phụ huynh hoang mang khi trẻ liên tục bị tiêu chảy trong khoảng thời gian dài. Tình trạng tiêu chảy cho thấy các bé đang bị rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này có thể là do dị ứng với thức ăn, virus Rota, nhiễm khuẩn E.coli,… Khi mắc phải căn bệnh này, trẻ thường có một số triệu chứng như đầy hơi, phân sống, đi ngoài ra máu, đau bụng, buồn nôn,… Nếu không có chế độ ăn uống phù hợp, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, gây khó khăn cho việc điều trị.
Trong dân gian, nhiều người cho rằng, trẻ bị tiêu chảy nên ăn bí đỏ. Đây là nguyên liệu được nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi những tác dụng vượt trội của nó. Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng trong bí đỏ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe khá tốt. Tuy nhiên, với trẻ mắc bệnh tiêu chảy thì bí đỏ lại phản tác dụng, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Với căn bệnh tiêu chảy, trẻ em không nên ăn bí đỏ. Đây là loại thực phẩm khắc tinh của căn bệnh tiêu chảy, dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng lý giải, bí đỏ sẽ khiến cho trẻ nhỏ bị đầy hơi, kích thích ruột. Đặc biệt, với các bé có hệ tiêu hóa kém thì nguyên liệu này sẽ gây phản tác dụng, khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn. Điều này dẫn đến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn và có thể khiến trẻ gặp phải hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng khác.
Bên cạnh đó, chất xơ trong bí đỏ làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến dạ dày có cảm giác no lâu, chậm tiêu hóa thức ăn. Nếu chế biến bí đỏ bằng cách nấu cháo hoặc hầm nhừ sẽ nhanh chóng làm mất đi thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Do đó, dù trẻ có ăn nhiều bí đỏ cũng không thể hấp thu hết thành phần dinh dưỡng của nó mà còn bị đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, các món bí đỏ để qua đêm còn khiến cho các bé bị tiêu chảy nhiều hơn. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong bí đỏ rất cao, tốt cho sức khỏe của người bình thường nhưng với bệnh tiêu chảy thì có tác dụng ngược lại. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên thận trọng khi cho bé ăn bí đỏ. Tốt nhất, hãy loại ngay bí đỏ ra khỏi danh sách thực đơn cho bé để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khi bé đã hết bệnh tiêu chảy và hệ tiêu hóa đã ổn định dần.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy
Với trường hợp trẻ bị tiêu chảy, các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như mất nước, suy nhược cơ thể, da tái xanh,… Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Bên cạnh việc không sử dụng bí đỏ, cha mẹ cần phải chú ý một số loại thực phẩm, đồ uống nên tránh để đảm bảo an toàn cho trẻ. Cụ thể như sau:
- Những loại thực phẩm chứa nhiều bơ, sữa vì chúng rất khó tiêu và thường gây ra hàng loạt các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng,…
- Không nên cho trẻ uống nước có ga, rượu, bia,… Những loại nước uống này chứa chất kích thích có thể khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo vì chúng sẽ làm tăng cơn co thắt ruột và khiến cho các bé bị đầy hơi, tiêu chảy nặng hơn.
- Ngoài những thực phẩm nên tránh vừa được chia sẻ, trẻ nên bổ sung cho cơ thể một số thực phẩm chứa nhiều tinh bột, vitamin. Những thành phần này sẽ giúp trẻ hạn chế được cơn đau bụng, tiêu chảy, giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày để tránh hiện tượng mất nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Lựa chọn thực phẩm sạch và nấu chín để tránh gây đầy bụng, khó tiêu cho trẻ
- Vệ sinh quần áo, các vật dụng đựng đồ ăn cho trẻ và môi trường xung quanh để đảm bảo an toàn cho thức ăn của bé. Đồng thời, các mẹ nên chú ý đến nguồn nước để tránh bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ lý giải được vấn đề: Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn bí đỏ? Ngay khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh trẻ bị mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ hoặc áp dụng các phương pháp chữa trị dân gian mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc chữa trị thiếu khoa học này sẽ khiến bệnh của trẻ không những không khỏi mà còn trầm trọng hơn.