Trào ngược dạ dày ở trẻ em – Nguyên nhân và cách khắc phục
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là một dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến xảy ra khi thức ăn ở dạ dày trào ngược lên ống thức ăn (thực quản). Có khoảng 2/3 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này và thường được cải thiện sau thời gian khi trẻ trưởng thành.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường nôn trớ sau bữa ăn. Tình trạng này được gọi là trào ngược dạ dày thực quản sinh lý. Bởi vì, cấu trúc dạ dày đặc biệt ở trẻ nhỏ, nên thức ăn khó đi qua hệ thống tiêu hóa, dẫn đến việc trào ngược. Tuy nhiên, nếu việc nôn trớ xảy ra thường xuyên và dẫn đến một số triệu chứng khó chịu khác hoặc khiến trẻ bị sụt cân nghiêm trọng được gọi là trào ngược dạ dày bệnh lý.
Ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày thường phổ biến hơn nhưng ít khi nghiêm trọng. Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên được chẩn đoán trào ngược dạ dày nếu kèm theo các triệu chứng bao gồm các vấn đề hô hấp, khó tăng cân hoặc viêm thực quản.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em phổ biến nhất thường bao gồm:
- Nôn thường xuyên
- Ho hoặc thường xuyên thở khò không muốn ăn hoặc khó ăn
- Chứng ợ nóng, đầy hơi, đau bụng hoặc có hành vi đau bụng (thường xuyên quấy khóc khi được cho ăn hoặc ngay sau khi ăn)
- Đau ngực hoặc đau thắt ngực, đau lưng ngay sau tim hoặc cánh tay
- Tiết nhiều nước bọt và nước bọt có mùi chua hoặc hôi
- Đau họng, khàn giọng
- Đắng miệng
Trào ngược dạ dày ở trẻ em trên 2 tuổi và thanh thiếu niên thường có các triệu chứng như:
- Bị đau hoặc nóng rát ở ngực trên, hay còn được gọi là ợ nóng
- Đau hoặc khó chịu khi nuốt
- Ho, khò khè hoặc khàn giọng
- Thường xuyên buồn nôn
- Có vị axit dạ dày trong cổ họng hoặc cảm thấy như thức ăn bị kẹt trong cổ họng
- Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi nằm xuống
Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là dấu hiệu cho một số vấn đề sức khỏe khác. Do đó, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày
Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân chính xác dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ em. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là tăng nguy cơ trào ngược dạ dày bao gồm:
- Khuyết tật bẩm sinh của các cơ quan liên quan đến dạ dày hoặc đường tiêu hóa như cơ thắt thực quản dưới, thoát vị hoành,… có thể dẫn đến các triệu chứng trào ngược.
- Viêm loét dạ dày tá tràng có thể làm tổn thương và mất các chức năng của dạ dày, dẫn đến trào ngược khi tiêu hóa thức ăn.
- Chức năng tiêu hóa kém hoặc bị suy yếu sẽ khiến thức ăn tồn đọng trong dạ dày và dẫn đến trào ngược trở lại thực quản.
- Có tiền sử gia đình, cha hoặc mẹ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Sử dụng các loại thực phẩm như bạc hà, chocolate, thức ăn chiên hoặc thực phẩm có chứa caffeine
- Tiếp xúc với thuốc lá hoặc có cha, mẹ, người chăm sóc trực tiếp hút thuốc lá.
Ngoài ra, đôi khi chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Rối loạn thần kinh
- Bệnh lý liên quan đến não bộ
- Hen suyễn
Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ em
Để chẩn đoán hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:
- Nội soi để quan sát bên trong thực quản và dạ dày của trẻ.
- Chụp X-quang đường tiêu hóa trên để chụp hình ảnh dạ dày và ruột của trẻ.
- Kiểm tra nồng độ pH để xác định tình trạng trào ngược từ dạ dày có rò rỉ vào ống thực quản hay không.
- Nghiên cứu quá trình tiêu hóa để xác định dịch dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn đi vào cơ thể hay không.
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Việc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Thông thường, bác sĩ thường khuyên chăm sóc hoặc cha mẹ một số cách điều trị và chăm sóc như sau:
1. Chăm sóc tại nhà
Các nhiều cách khắc phục tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày tại nhà như sau:
Đối với trẻ dưới 2 tuổi:
- Nâng cao đầu giường hoặc nôi của trẻ.
- Giữ trẻ ngồi hoặc đứng thẳng ít nhất là 30 phút sau khi ăn.
- Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn hoặc ngũ cốc. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống của trẻ.
- Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn.
Đối với trẻ từ 2 – 12 tuổi:
- Nâng cao đầu giường hoặc sử dụng gối chuyên dùng cho trẻ trào ngược.
- Cho trẻ ngồi hoặc giữ trẻ đứng thẳng ít nhất trong 2 giờ sau khi ăn.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Hãy chắc chắn rằng trẻ không ăn quá nhiều trong một bữa ăn.
- Tránh các hoạt động mạnh sau khi ăn.
- Hạn chế thức ăn ngọt, béo và đồ uống có gas để tránh làm tình trạng trào ngược thêm nghiêm trọng.
- Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe, hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch.
2. Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng trào ngược ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc. Một số loại thuốc giúp giảm lượng axit dạ dày bao gồm:
- Thuốc kháng axit như Mylanta và Maalox
- Các loại thuốc kháng Histamine H2 như Axid, Pepcid, Tagamet hoặc Zantac
- Thuốc ức chế bơm Proton như Nexium, Prilosec, Prevacid, Aciphex, Zegerid và Protonix
Hầu hết các loại thuốc này đều làm giảm khí thừa ở hệ thống tiêu hóa hoặc trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên, đôi khi thuốc làm giảm axit dạ dày có thể không cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu dùng thuốc liều cao, một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, tiêu chảy, tăng nguy cơ còi xương, làm loãng xương.
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật thường không được chỉ định để điều trị trào ngược dạ dày trẻ em. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc cần thiết bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.
Phẫu thuật được thực hiện để bọc phần trên của dạ dày và xung quanh cơ thắt thực quản. Điều này sẽ tăng cường chức năng của cơ co thắt và ngăn ngừa trào ngược.
Phẫu thuật thường mang lại hiệu quả cao nhưng cũng dẫn đến một số rủi ro nhất định. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích mà phẫu thuật mang lại trước khi tiến hành điều trị.
4. Sử dụng thuốc Đông y
Hiện nay, Đông y cũng là một trong những lựa chọn mà người bệnh đánh giá rất cao, đặc biệt là cho trẻ nhỏ nhờ vào sự an toàn, lành tính và đảm bảo của phương thuốc này.
Một trong những bài thuốc Đông y rất uy tín và được các chuyên gia khuyên dùng để điều trị trào ngược dạ dày nói chung là Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Sơ can Bình vị tán là bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên có nguồn gốc rất rõ ràng và đảm bảo. Các loại thảo dược được sử dụng để điều chế thuốc đều được trồng tại vườn dược liệu Đông y của chính Trung tâm Thuốc dân tộc, đạt chuẩn an toàn GACP – WHO. So với các bài thuốc trôi nổi trên thị trưởng thì đây là một điểm cộng rất lớn của Sơ can Bình vị tán, giúp người bệnh có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi sử dụng.
Đặc biệt, Sơ can Bình vị tán điều trị trào ngược dạ dày rất hiệu quả nhờ vào hai chế phẩm thuốc đặc trị các chứng bệnh liên quan đến trào ngược.là Sơ can Bình vị – Trào ngược và Cao Bình vị được sử dụng kết hợp với nhau:
- Sơ can bình vị – Trào ngược
Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa… cùng một số thảo dược khác.
Công dụng: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Cao bình vị
Thành phần: Bồ công anh, mơ tam thể, lá khôi, cỏ mực, mai mực, dạ cầm, tơ hồng xanh, xích đồng, cùng một số thảo dược khác.
Công dụng: Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt giải độc và sát trùng.
Hiệu quả của bài thuốc đã được công nhận bởi không chỉ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ mà bởi chính những người bệnh điều trị tại Trung tâm. Trong đó, NSND Trần Nhượng cũng là một trong những khách hàng đã điều trị thành công bệnh trào ngược nhờ vào Sơ can Bình vị tán tại Trung tâm Thuốc dân tộc.
Biến chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
Trẻ bị trào ngược dạ dày khiến thức ăn di chuyển lên ống thực quản và tràn vào khí quản. Điều này có thể gây ra hen suyễn hoặc viêm phổi.
Tình trạng nôn thường xuyên có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Theo thời gian, bệnh trào ngược ở trẻ em cũng có thể dẫn đến:
- Viêm thực quản
- Các vết loét hoặc loét trong thực quản, có thể gây đau và chảy máu
- Thiếu tế bào hồng cầu và thiếu máu
- Hẹp thực quản
- Hình thành các tế bào, mô bất thường trong thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến một số biến chứng nhất định và là dấu hiệu cho một số tình trạng y tế khác. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng trào ngược, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị hợp lý.