Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi và những điều mẹ cần biết
Triệu chứng trào ngược dạ dày có thể kích hoạt ở bất cứ đối tượng nào, bao gồm cả những trẻ 2 tuổi. Tình trạng này thường khiến trẻ ốm yếu, mệt mỏi, chán ăn và suy giảm miễn dịch. Thậm chí, nếu không được can thiệp kịp thời thì các vấn đề nghiêm trọng hơn cũng rất dễ phát sinh.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi – Nguyên nhân do đâu?
Hệ tiêu hóa của những bé 2 tuổi vẫn chưa được hoàn thiện, chính vì thế mà các vấn đề bất thường sẽ rất dễ phát sinh. Nhất là khi có sự tham gia của một số tác nhân gây hại.
Trào ngược dạ dày là một trong những vấn đề rất dễ gặp ở những trẻ 2 tuổi. Nguyên nhân gây ra nó có thể là do các yếu tố sinh lý hay bệnh lý.
1. Trào ngược dạ dày sinh lý
Biểu hiện chính đó là trẻ thường xuyên bị nôn trớ ngay sau khi ăn hoặc uống sữa. Tuy nhiên, tình trạng này thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Nhiều trẻ vẫn có thể ăn uống bình thường cũng như giữ được mức cân nặng ổn định. Và tình trạng trào ngược này thường sẽ biến mất khi trẻ khoảng 3 – 4 tuổi.
Các yếu tố sinh lý làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi, bao gồm:
- Hệ tiêu hóa chưa ổn định: Hệ tiêu hóa của trẻ 2 tuổi thường chưa ổn định và rất dễ bị rối loạn khi có tác động. Trong nhiều trường hợp, dạ dày của trẻ có thể co bóp bất thường, đẩy acid dịch vị lên thực quản.
- Cơ vòng thực quản chưa hoàn chỉnh: Cơ quan này giữ vai trò đóng mở hợp lý để làm nhiệm vụ thu nạp thức ăn và ngăn acid dich vị trào lên. Tuy nhiên, nếu chưa hoàn thiện thì đôi khi sự đóng mở sẽ thiếu hợp lý, khiến dịch vị có cơ hội trào ngược lên trên.
- Vận động ngay sau khi ăn: Đa phần các trẻ 2 tuổi đều đã biết đi và rất hiếu động. Việc chảy nhảy chơi đùa khi vừa ăn xong cũng sẽ gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa và làm tăng nguy cơ trào ngược.
- Uống sữa ở tư thế nằm: Nhiều trẻ 2 tuổi vẫn còn bú bình và không ít mẹ để trẻ uống sữa khi nằm. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ nôn trớ, trào ngược.
- Chế độ dinh dưỡng: Việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nấu ăn cho nhiều gia vị hay dùng sữa công thức không phù hợp… cũng đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi.
2. Trào ngược dạ dày bệnh lý
Không ít trường hợp trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày do nguyên nhân bệnh lý. Lúc này, việc khắc phục sẽ có phần phức tạp hơn. Các nguyên nhân bệnh lý thường bao gồm:
- Thoát vị cơ hoành
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Sa dạ dày
Các triệu chứng nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi
Khi trẻ đã lên 2 tuổi, thỉnh thoảng vẫn bị nôn trớ sau khi ăn là vấn đề được cho bình thường. Tuy nhiên, nếu nó đi kèm với các dấu hiệu khác thì các mẹ hãy nghĩ ngay đến chứng trào ngược dạ dày.
Có thể nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày thông qua một số biểu hiện sau:
- Trẻ nôn ói sữa và thức ăn ra nhiều
- Thường xuyên ợ hơi, nấc cụt
- Miệng trẻ có mùi hôi
- Thường xuyên khó chịu, quấy khóc, nhất là vào ban đêm
- Ngủ không sâu giấc
- Biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí là bị suy dinh dưỡng
- Thở khò khè, đau bụng
- Giọng nói khàn, ho kéo dài
Khi phát hiện ra những triệu chứng này cần sớm đưa trẻ thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Đặc biệt là kịp thời can thiệp khi triệu chứng được gây ra bởi các yếu tố bệnh lý.
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có nguy hiểm không?
Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi dù cho bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì vẫn có thể phát sinh các vấn đề nghiêm trọng nếu không sớm can thiệp. Tình trạng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng sau:
- Biến chứng về tiêu hóa: Viêm thực quản với nhiều mức độ khác nhau thường dễ phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Trong đó, nặng nhất là barrett thực quản, đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm, đường thực quản hẹp. Điều này sẽ khiến cho việc lưu thông thức ăn từ miệng đến dạ dày gặp nhiều khó khăn.
- Biến chứng về hô hấp: Trẻ sẽ dễ bị khò khè, ho kéo dài, việc điều trị thông thường sẽ không thể đáp ứng triệu chứng. Thêm vào đó, acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ khiến dây thanh ở cổ họng dày lên, khiến bé bị khò khè và khàn giọng. Nặng hơn, trào ngược dạ dày còn liên quan trực tiếp đến tình trạng hen suyễn ở trẻ.
- Biến chứng về răng miệng hay tai-mũi-họng: Trẻ 2 tuổi bị trào ngược do bệnh lý có thể dễ dẫn đến viêm tai, viêm xoang hay răng bị hại khuẩn và acid ăn mòn.
Ngoài ra, trẻ còn bị chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về hành vi.
Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi
Đối với những trẻ lớn hơn, bác sĩ có thể chẩn đoán trào ngược bằng cách kiểm tra thể chất cũng như hỏi về các triệu chứng. Tuy nhiên, với những trẻ chỉ mới 2 tuổi thì các xét nghiệm sau có thể được thực hiện để chấn đoán GED hay loại trừ các vấn đề khác:
- Barium nuốt: Đây là một tia X đặc biệt có thể cho thấy sự trào ngược của chất lỏng vào thực quản cùng bất kỳ kích thích nào ở cơ quan này. Thêm vào đó là cho biết những bất thường ở đường tiêu hóa trên. Đối với bài kiểm tra này, trẻ sẽ phải nuốt một lượng nhỏ chất lỏng Barium. Chất lỏng này xuất hiện trên tia X, đồng thời cho thấy quá trình nuốt.
- Nghiên cứu thăm dò trở kháng 24 giờ: Đây được coi là cách chính xác nhất giúp phát hiện trào ngược cùng số lần hồi lưu. Một ống mỏng, linh hoạt sẽ được đặt qua mũi vào thực quản. Đầu ống nằm ngay phía trên cơ thắt thực quản để theo dõi nồng độ acid trong thực quản nhằm phát hiện bất kỳ trào ngược nào.
- Quét sữa: Loạt quét tia X này theo dõi một chất lỏng đặc biệt khi cho trẻ nuốt nó. Các bản quét có thể cho thấy dạ dày có bị kích thích bởi chất lỏng này hay không. Đồng thời giúp quan sát xem chất lỏng bị trào ngược có được hít vào phổi hay không.
- Nội soi đại tràng: Các bác sĩ trực tiếp nhìn vào thực quản, dạ dày cùng 1 phần ruột non bằng máy ảnh sợi quang nhỏ. Trong thủ tục này, các bác sĩ cũng có thể sinh thiết niêm mạc thực quản để loại trừ các vấn đề khác. Đồng thời xem liệu GER có gây ra các biến chứng khác hay không.
Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày – Mẹ cần làm gì?
Đa phần các trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi đều là do nguyên nhân sinh lý là chủ yếu. Với nguyên nhân này thì việc xử lý sẽ không quá phức tạp. Mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, đồng thời áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà.
1. Massage vùng bụng cho trẻ
Đây là một biện pháp rất an toàn cho trẻ 2 tuổi được các bác sĩ khuyến áp dụng. Mục đích của việc xoa bóp, massage bụng là để kéo cơ hoành. Đồng thời có thể kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn và giúp cơ hoành thực quản đóng mở linh hoạt hơn.
Trước khi massage nên thoa lên bụng trẻ 1 ít dầu oliu hay dầu dừa. Sau đó dùng bàn và ngón tay xoa lên bụng trẻ theo chuyển động tròn. Dùng lực tay nhẹ nhàng để massage cho trẻ trong khoảng từ 5 – 10 phút mỗi ngày. Tuyệt đối không áp dụng liệu pháp này khi trẻ vừa ăn xong hay bụng trẻ còn no.
2. Sử dụng gối chống trào ngược
Thông thường, ở những trẻ 2 tuổi, tình trạng trào ngược dạ dày rất dễ phát sinh vào ban đêm, ngay cả khi trẻ ngủ. Lúc này, nguyên nhân chính là do cơ hoành thực quản và các cơ quan tiêu hóa chưa phát triển toàn diện.
Trong trường hợp này, dùng gối chống trào ngược là rất phù hợp để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược cho trẻ khi ngủ. Thiết bị này có thể giúp nâng cao vùng thực quản và cổ họng lên hơn so với dạ dày. Từ đó hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng trào ngược.
Đối với những trẻ 2 tuổi, các mẹ chỉ nên chọn các loại gối có độ nghiêng khoảng từ 15 – 20 dộ. Chú ý ưu tiêu các sản phẩm gối có chất lượng tốt, mềm mại để tránh khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi dùng.
3. Điều chỉnh thói quen ăn uống cũng như lối sống cho trẻ
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày. Các mẹ cần chú ý đến một số khuyến nghị sau để khắc phục tình trạng trào ngược cho trẻ một cách an toàn:
- Không nên để trẻ ăn quá no hay quá nhiều thức ăn và nước uống trong 1 bữa.
- Hạn chế cho trẻ dùng những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Đồng thời giảm các thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ trào ngược. Điển hình như thức ăn cay, socola, nước cam, quýt, nước sốt cà chua.
- Nếu trẻ bị nôn trớ, bạn hãy để trẻ nghỉ vài phút, sau đó cho trẻ súc miệng rồi mới tiếp tục để trẻ ăn.
- Hạn chế cho trẻ vận động quá nhiều hay nằm, ngủ ngay sau bữa ăn.
- Nếu không sử dụng gối chống trào ngược thì cũng nên kê cao đầu cho trẻ khi ngủ.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng, nhất là vùng quanh bụng. Quần áo chặt có thể sẽ bóp vùng dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược.
4. Các liệu pháp tự nhiên
Ngoài các biện pháp nêu trên, bạn cũng có thể thử một số giải pháp sau để giúp làm giảm trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi:
- Cho trẻ ăn sữa chua: Đây là sản phẩm có chứa nhiều probiotic rất tốt cho hoạt động của dạ dày cũng như đường ruột. Tuy nhiên, nên tham khảo bác sĩ để bổ sung một lượng sữa chua phù hợp với độ tuổi của trẻ mỗi ngày.
- Dùng trà gừng ấm: Gừng có tác dụng rất tốt, có thể điều hòa hoạt động co bóp của bao tử, đồng thới ức chế tình trạng trào ngược. Mỗi ngày bạn có thể dùng 1 vài lát gừng tươi hãm với nước sôi. Thêm chút mật ong rồi cho trẻ uống.
- Sử dụng nghệ vàng: Hàm lượng curcumin có trong dược liệu này rất tốt với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Chỉ cần trộn nửa muỗng cà phê tinh bột nghệ hòa cùng với nửa muỗng cà phê mật ong rồi cho trẻ uống.
- Dùng tinh dầu bạc hà: Bạc hà khi ăn có thể khiến triệu chứng trào ngược tồi tệ hơn. Tuy nhiên dùng tinh dầu bạc hà trộn với 1 ít dầu oliu rồi thoa lên bụng trẻ và xoa bóp 2 lần/ngày lại có thể tác dụng tích cực đến các triệu chứng.
5. Sử dụng thuốc Đông Y Sơ can Bình vị tán:
Thuốc Đông y hiện nay cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ cần lựa chọn điều trị bằng một bài thuốc an toàn, uy tín và đảm bảo.
Tại Trung tâm Thuốc dân tộc – một trong những cơ sở y tế chuyên điều trị về Đông y đông khách nhất hiện nay có sử dụng bài thuốc đặc trị dạ dày và các bệnh liên quan đến dạ dày Sơ can Bình vị tán. Đây là bài thuốc được bào chế bởi chính đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành YHCT đến từ Trung tâm.
Theo chia sẻ của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Nội, khoa Khám bệnh bệnh viện YHCT TW, hiện đang là Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết “Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh nhân bị trào ngược đã từng chữa chỉ mới 2 tuổi thôi. Đối với các bé nhỏ, sức đề kháng chưa bằng người lớn, các bác sĩ sẽ kê thuốc với liều lượng ít hơn so với liều lượng của một thanh, thiếu niên hay người trưởng thành”.
Hiện nay, bài thuốc Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc được bào chế từ hơn 30 loại thảo dược có nguồn gốc 100% đến từ thiên nhiên, rất an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Đặc biệt, toàn bộ các vị thuốc được sử dụng trong Sơ can Bình vị tán đều được trồng đạt chuẩn an toàn GACP – WHO.
Bài thuốc có tất cả 3 chế phẩm, trong đó Sơ can Bình vị – Trào ngược và Cao Bình vị là hai chế phẩm được kê đặc trị cho chứng bệnh trào ngược dạ dày.
Trong hơn 1 thập kỷ điều trị cho hàng ngàn người bệnh, Sơ can Bình vị tán đã để lại hiệu quả vô cùng bất ngờ. Con số thống kê đã thuyết phục hoàn toàn giới chuyên gia và người bệnh lựa chọn khám chữa tái Trung tâm:
- 87,8% dứt các triệu chứng, các vết viêm lành hẳn dưới 70 ngày
- 10,5% không còn tình trạng đau do viêm quá nặng hoặc ảnh hưởng bởi Tây y sau 70 ngày;
- 1,7% giữ nguyên tình trạng bệnh do không tuân thủ liệu trình và không kiêng khem được các chất kích thích, đồ cay nóng
Đặc biệt, NSND Trần Nhượng – gương mặt ấn tượng với khán giả trong vai ông Khanh của Những cô gái trong thành phố cũng đã từng điều trị thành công trào ngược dạ dày với Sơ can Bình vị tán. Thậm chí sau đó, NS còn đưa cháu mình tới để thăm khám, điều trị và cũng đã được chữa khỏi.
Trong trường hợp các biện pháp chăm sóc và xử lý tại nhà không thể đáp ứng được triệu chứng thì bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Lúc này, nguyên nhân gây trào ngược có thể do các bệnh lý tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Các mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có được cách chăm sóc phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.
Xem video Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC