Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi – Ba mẹ cần làm gì?

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu phụ huynh chủ quan không điều trị kịp thời và để trẻ bị trào ngược nặng, những hậu quả xảy ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Bài viết thông tin cụ thể và những triệu chứng và cách thức xử lý khi trẻ bị trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi - Ba mẹ cần làm gì?
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi do cấu tạo hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa ổn định

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là tình trạng thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản, khiến bé bị trớ hoặc nôn ra. Có hai nhóm trào ngược chính là trào ngược axit (GER) và trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Trào ngược axit (GER)

Còn gọi là trào ngược sinh lý ở trẻ sơ sinh. Trẻ thường gặp phải tình trạng trào ngược axit trong những tháng đầu đời. Đây là triệu chứng sinh lý phổ biến do hoạt động của dạ dày còn chưa hoàn chỉnh. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, phụ huynh có thể yên tâm nếu như bé vẫn tăng cân và phát triển bình thường, mặc dù cơn nôn trớ vẫn diễn ra thường xuyên. 

Hiện tượng trào ngược axit (GER) được gây ra bởi dịch vị  axit tăng cao trong dạ dày. Khi dạ dày co bóp, các axit này được đẩy lên kích thích cổ họng và thực quản của bé gây cảm giác buồn nôn. Thông thường, tình trạng này không phải là dấu hiệu của các loại bệnh lý, chẳng hạn như dị ứng hay tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Đây là dấu hiệu của chứng trào ngược bệnh lý. Khác với trào ngược sinh lý sẽ tự khỏi, chứng trào ngược do bệnh lý thường kéo dài trong vòng đời của trẻ. Nếu như tình trạng trào ngược không khỏi sau 18 tháng tuổi, đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng hơn, đó là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Theo các bác sĩ, tình trạng (GERD) là một biến chứng hiếm gặp và nguy hiểm hơn đối với trẻ có mắc phải chứng trào ngược axit (GER) trước đó.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có thể xuất phát từ các bệnh lý ở đường tiêu hóa

Những thống kế đã khẳng định rằng những em bé thường xuyên nôn trớ thường dễ mắc GERD hơn. Để phân biệt GER và GERD, chúng ta sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian trẻ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên phụ huynh có thể yên tâm vì cả hai triệu chứng đều có thể điều trị được.

Việc nhầm lẫn giữa hai khái niệm này khiến việc chăm sóc trẻ của nhiều phụ huynh gặp khó khăn. Để phân biệt trào ngược dạ dày do sinh lý hay bệnh lý, có thể căn cứ vào những đặc điểm sau:

  • Trào ngược sinh lý: Đối tượng trẻ thường bị bệnh là những bé dưới 6 tháng tuổi thường xuyên bị trớ sữa. Tuy nhiên bé vẫn có thể ngủ, chơi đùa và sinh hoạt bình thường. Cân nặng tăng đều, không bị khò khè tái phát nhiều lần, …. Triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian, thông thường hệ tiêu hóa của bé sẽ ổn định sau 1 tuổi.

  • Trào ngược bệnh lý: Nếu như trẻ sau 1 tuổi vẫn hay bị trớ sữa, ăn vào nôn ra. Trẻ có biểu hiện gầy gò, cân nặng không tăng, suy dinh dưỡng, biếng ăn, cảm giác sợ hãi khi đến bữa ăn … thì có thể đó là trào ngược bệnh lý. Đây là những biểu hiện bệnh lý rõ nhất mà phụ huynh cần đưa trẻ đến Chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Các nguyên nhân chính gây ra chứng trào ngược ở trẻ sẽ xuất phát từ nguyên nhân sính lý, do thói quen ăn uống, cơ địa, hoặc do trẻ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Việc xác định đúng nguyên nhân gây trào ngược sẽ giúp phụ huynh có phương pháp điều trị giúp trẻ dễ dàng. Cụ thể:

Trẻ bị trào ngược do cơ thể chưa hoàn thiện

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây trào ngược dạ dày ở  trẻ 2 tháng tuổi. Trẻ còn nằm trong giai đoạn nhũ nhi vẫn đang hoàn thiện hệ tiêu hóa, nhất là khi dịch vị trong dạ dày và men tiêu hóa tại ruột của bé vẫn chưa được sản xuất ổn định. Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và nối liền với thực quản nên lượng dịch vị có thể dễ dàng bị đẩy lên trên cổ họng bé. Khi bú, trẻ nuốt hơi, nếu được nằm ở phẳng ngang hoặc nghiêng bên phải thì bé rất dễ bị nôn trớ sữa ra ngoài.

Tình trạng trào ngược có thể đến từ hoạt động vòng cơ nằm giữa thực quản và dạ dày (cơ thắt thực quản dưới). Nhiệm vụ của cơ này giữ cho thức ăn luôn nằm trong dạ dày, nó luôn trong trạng thái đóng chặt và chỉ mở ra khi trẻ  nuốt. Ở phần lớn trẻ 1 – 3 tháng tuổi vẫn chưa phát triển hoàn toàn, điều này khiến nó không hoạt động đúng chức năng của mình. Ngoài ra, do hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu và đây chính là nguyên nhân khiến bé dễ bị trào ngược hơn.

Ngoài ra còn một số yếu tố góp phần gây ra chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh phổ biến như: do thói quen nằm ngửa, chế độ dinh dưỡng chủ yếu là chất lỏng. Đồng thời trào ngược có tỷ lệ  lớn hơn ở đối tượng trẻ sinh non.

Dấu hiệu trào ngược ở một số bệnh lý

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi
Trào ngược dạ dày lâu ngày khiến trẻ khó có thể hấp thu dinh dưỡng đầy đủ

Những bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ 2 tháng tuổi có thể gây nôn trớ thường xuyên. Đặc biệt là những trẻ bị dị tật ở dạ dày hoặc ruột hoặc trào ngược do vi khuẩn HP. Những bệnh lý nghiêm trọng gây ra triệu chứng này chẳng hạn như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Như đã đề cập,  GERD là hội chứng trào ngược dạ dày có thể tiến triển mạn tính nếu không điều trị sớm. Nhóm đối tượng trẻ em béo phì, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm dầu mỡ, uống nước ngọt có gas,… sẽ dễ mắc phải triệu chứng này. Tuy nhiên bệnh tương đối hiến gặp ở trẻ 2 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp trẻ bị bệnh do tác dụng của một số loại thuốc cụ thể hoặc do yếu tố di truyền.
  • Hẹp môn vị: Bệnh lý hẹp môn vị không hiếm gặp ở độ tuổi trẻ sơ sinh và đây là căn bệnh có thể chữa khỏi. Môn vị là một van nằm giữa dạ dày và ruột non và giữ hoạt động ngăn dịch axit dạ dày đến cơ quan tiêu hóa lân cận. Khi môn vị bị hẹp, nó sẽ ngăn không cho các chất có trong dạ dày vào ruột non, và gây ra những khó khăn khi hệ tiêu hóa hoạt động.
  • Trẻ không dung nạp thực phẩm: Tình trạng này cũng xảy ra ở những trẻ có dị ứng với đạm sữa, trong cả sữa tươi và sữa công thức. Cơ thể không dung nạp là phản ứng tự nhiên của cơ địa trẻ với những loại thức ăn nhất định, trong không dung nạp được các loại protein có trong sữa bò là loại phổ biến thường gặp nhất.
  • Viêm thực quản do dị ứng: Bệnh viêm thực quản ở trẻ sơ sinh tương đối nguy hiểm, nó có thể khiến trẻ tiêu chảy và mất nước nhanh chóng. Đây là một căn bệnh hiếm gặp, còn được gọi là bệnh thực quản tăng bạch cầu eosin. Trong đó, tế bào bạch cầu (eosinophil) tích tụ nhiều trong dạ dày của trẻ và gây tổn thương niêm mạc thực quản.

Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em thường gặp là gì?

Phụ huynh thường không có phân biệt cụ thể tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi với triệu chứng nôn trớ thông thời. Điểm khác biệt được liệt kê như sau:

  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thường xuyên ói và ọc sữa.
  • Ở một số trường hợp, trẻ bị ọc sữa qua mũi hoặc miệng.
  • Có biểu hiện sợ bú, thường hay quấy khóc vô cớ, quấy đêm nhiều.
  • Trẻ chậm tăng cân, kém hấp thu chất, suy dinh dưỡng.
  • Tình trạng khò khè có thể xuất hiện kèm theo, bé bị viêm phổi nhiều lần, có khi trẻ bị khó thở, tím tái.
  • Trường hợp trào ngược nguy hiểm nhất là trẻ có biểu hiện ngừng thở, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Những dấu hiệu trên giúp phụ huynh nhận biết tình trạng trào ngược do bệnh lý gây ra. Đối với các cơn trào ngược sinh lý, triệu chứng đơn giản là các cơn nôn trớ nhất thời, có thể qua miệng hoặc mũi. Tuy nhiên triệu chứng không xảy ra thường xuyên và sức khỏe trẻ không bị ảnh hưởng đáng kể.

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi do bệnh có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Nếu như sau 1 tuổi bé vẫn tiếp tục có biểu hiện ọc sữa, các biến chứng nghiêm trọng mà bé có thể phải đối mặt là:

  • Biến chứng về tiêu hóa: Đối với tình trạng viêm thực quản, nếu tiến triển với mức độ nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Nguy hiểm nhất là hội chứng barrett thực quản, đây là tình trạng thực quản bị viêm. Nếu như thực quản hẹp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn.
  • Biến chứng về hô hấp: Tình trạng trào ngược khiến trẻ dễ bị khò khè, ho kéo dài, đờm nhớt nhiều trong cổ họng. Do lượng axit từ dạ dày trào lên thực quản làm các dây thanh ở cổ họng dày lên, từ đó bé bị khò khè, khàn giọng. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể phát triển thành bệnh hen suyễn ở trẻ.
  • Bệnh răng miệng và tai-mũi-họng: Những biến chứng phát sinh do độ pH trong thực quản và hầu họng của trẻ bị mất cân bằng. Trẻ bị trào ngược do bệnh lý có khả năng bị viêm tai, viêm xoang, lâu dần có thể  bị mòn răng, suy dinh dưỡng, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển về hành vi và chức năng nhai nuốt của trẻ.

Trào ngược dạ dày trẻ em thì nên chăm sóc như thế nào?

chữa trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi
Massage bụng và vỗ ợ hơi cho bé thường xuyên có thể giúp hoạt động dạ dày được cải thiện

Nếu như tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ  2 tháng tuổi do sinh lý, phụ huynh có thể yên tâm vì đây chỉ là tình trạng suy giảm chức năng hệ tiêu hóa nhất thời trong giai đoạn đầu của trẻ. Bé có thể tự hết bệnh khi được chăm sóc đúng cách, những lưu ý đối phó tại nhà được khuyến cáo gồm có:

Điều trị trào ngược do sinh lý

  • Với trẻ bú mẹ trực tiếp: Người mẹ nên cho trẻ bú vú bên trái trước, sau đó mới cho bé bú phía còn lại. Do khi lượng sữa trong dạ dày còn ít trẻ thường nằm nghiêng bên phải. Khi dạ dày trẻ đã có nhiều sữa hơn, bé nên được nằm nghiêng bên trái. Điều này sẽ giúp lượng sữa của bé dễ dàng đi xuống, không gây ra trào ngược sau khi bé bú no. Không nên cho bé bú nằm vì sẽ khiến trẻ dễ bị sặc, trớ sữa.
  • Với trẻ bú bình: Khi trẻ bú bình, phụ huynh lưu ý đặt bình sao cho đầu núm vú của bình luôn đầy sữa. Tuyệt đối không cho bé bú khi trẻ đang quấy khóc sẽ khiến bé nuốt nhiều hơi, khiến dạ dày căng ra. Phụ huynh nên bế bé trong vòng 15 – 20 phút sau khi bú xong để sữa được tiêu hóa hẳn.
  • Vỗ ợ hơi: Bằng cách vỗ nhẹ lưng bé, phụ huynh có thể giúp bé ợ hơi. Thực hiện bằng cách đặt ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, sau đó ép mặt bé kê lên vai mẹ và sau đó vỗ nhẹ lưng của bé. Phụ huynh nên đặt bé nằm nghiêng phía bên trái, kê gối hơi cao để thức ăn cũng như dịch dạ dày không có cơ hội trào lên thực quản.

Đối với trào ngược dạ dày do bệnh lý

Nếu như những phương pháp chăm sóc thông thường không mang đến hiệu quả điều trị, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi để được chẩn đoán và tìm nguyên nhân khác gây ra triệu chứng trào ngược. Nếu là do trào ngược bệnh lý, trẻ cần được điều trị bằng thuốc. Trong đó chủ yếu là các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc điều trị cho trẻ dưới 2 tháng cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ. 

Một số loại thuốc dùng để giảm độ acid trong dạ dày của trẻ như ranitidine (Zantac) hoặc omeprazole (Prilosec). Tuy nhiên nếu bệnh trào ngược ở trẻ phát triển từ nguyên nhân nào khác, tính hiệu quả của thuốc vẫn chưa chắc chắn. Ngoài ra, việc điều trị bằng thuốc ở trẻ sơ sinh sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tương đối cao. Vì lượng axit ở một mức nhất định có vai trò bảo vệ dạ dày khỏi các vi khuẩn, sinh vật có trong thực phẩm, nước uống. Do đó nếu tiết giảm axit dạ dày ở trẻ sơ sinh cũng khiến trẻ có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Đối với những trường hợp trẻ bị trào ngược do các bệnh lý nghiêm trọng nào khác, hoặc do dị tật, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật để điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh hiếm khi xảy ra. Điều trị theo hướng bảo tồn và điều trị bằng thuốc được áp dụng phổ biến.

Cách cho trẻ bú giúp hạn chế trào ngược dạ dày thực quản

Để phòng tránh tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra, đầu tiên trẻ cần được đảm bảo tiêu hóa hoàn toàn trước khi nằm, hoặc ngủ. Vì thế phụ huynh nên thực hiện vỗ ợ hơi giúp bé bằng cách kể trên. Bên cạnh đó, tư thế cho bé bú cũng rất quan trọng, bạn nên để đầu trẻ cao hơn khoảng 30 độ so với mặt phẳng nằm. Lúc này do thực quản  cao hơn dạ dày nên khi bú và khi trẻ ngủ, sữa, cũng như thức ăn sẽ bị hạn chế trào ngược lên thực quản.

Đồng thời người mẹ nên chia cữ bú của bé thành nhiều bữa, mỗi lần cho bé bú một ít. Đối với trẻ thường bị trào ngược, mỗi lần chỉ nên cho bé bú khoảng 100ml sữa và mỗi lần bú cách nhau 2 giờ và tối đa là 4 – 5 giờ. Cố gắng đảm bảo lượng sữa trong ngày của trẻ duy trì ở mức ổn định để bé không thiếu chất.

Tránh cho trẻ bú hơi, ngậm ti không cũng sẽ đánh lừa não bộ của trẻ, khiến bé lầm tưởng mình đang ăn và điều này khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn. Đồng thời khi trẻ bú bình cần nghiêng bình để sữa xuống đều, cách này giúp trẻ không bị mút hơi. Mỗi lần bú cho bé nghỉ và vỗ lưng giúp cho bé ợ hơi sau mỗi 30-60ml sữa.

Nếu như bé có dấu hiệu bị trớ hay trào ngược thực quản, phụ huynh nên vuốt nhẹ và xoa lòng bàn chân của bé. Trường hợp trẻ bị sặc, phải vỗ lưng và cho bé nằm nghiêng để sữa chảy ra. Trẻ có có thể bị sặc sữa đến mũi hoặc hệ hô hấp rất nguy hiểm. Phụ huynh nhận thấy tình trạng trẻ sặc không đỡ, da vẻ tím tái phải đưa ngay đến bác sĩ ngay.

Tránh ru bé ngủ ngay sau khi ăn, dạ dày bé cần ít nhất 30 phút để tiêu hóa hoàn toàn lượng sữa vừa nạp. Nên cho bé ngủ khoảng 1h sau khi ăn là đảm bảo nhất. Trước đó, phụ huynh nên bế thẳng bé khoảng 20 – 30p và không nên rung lắc bé đến khi con tiêu hóa hoàn toàn.

Để xác định nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là bệnh lý hay do sinh lý, phụ huynh nên đưa bé đến thăm khám tại các chuyên khoa Nhi. Việc chủ quan trước triệu chứng nôn trớ thường xuyên của trẻ có thể khiến bé gặp nguy hiểm trong lúc ăn.