Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít bệnh nhân.Nó sẽ trở thành vấn đề phức tạp nếu không được theo dõi để có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi đó, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Hãy chú ý để cẩn thận hơn.!

  • Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày an toàn, triệt để từ bài thuốc y học cổ truyền
  • Xây dựng chế độ ăn uống cho người trào ngược dạ dày
trào ngược dạ dày gây khó thở
Trào ngược dạ dày gây khó thở nguyên nhân do đâu?

Tổng quan về tình trạng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược acid dạ dày đặc trưng bởi hiện tượng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Chứng bệnh này thường phát sinh khi dạ dày tăng tiết acid, khiến cho lượng acid dịch vị dư thừa và có xu hướng trào ngược.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này là do suy cơ thắt dưới thực quản, thoát vị cơ hoành gây tăng áp lực ở ổ bụng hoặc ứ đọng thức ăn tại dạ dày.

Người bệnh có thể gặp rất nhiều các triệu chứng khó chịu đi kèmnhư đau tức ngực và thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khản giọng, khó nuốt, miệng tiết nhiều nước bọt…

Trào ngược dạ dày thực quản mặc dù không phải là một vấn đề quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài vẫn có thể phát sinh ra các biến chứng. Nhất là khi acid dạ dày trào lên thường xuyên sẽ khiến cho niêm mạc thực quản và họng bị bào mòn. Từ đó khiến các phản ứng viêm có cơ hội xuất hiện và gây viêm loét thực quản.

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở

Thông thường, khi bị khó thở thì nguyên nhân được nghĩ đến đầu tiên sẽ là các vấn đề về hệ hô hấp. Tuy nhiên, đây cũng là một triệu chứng rất thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày.

Lý giải về tình trạng này, Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho hay:

“Có 3 yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:

Thứ nhất, tình trạng trào ngược acid kèm theo thức ăn liên tục xuất hiện sẽ gây áp lực rất lớn lên niêm mạc thực quản. Chính áp lực đó đãcó thể gián tiếp ảnh hưởng và chèn ép lên khí quản làm phát sinh triệu chứng khó thở.

Thứ hai, lượng acid trào ngược kích thích hệ thống thần kinh ngay tại niêm mạc thực quản. Điều này sẽ gây ra phản xạ co rút của khối cơ ở lồng ngực. Từ đó gây chèn ép trực tiếp lên đường thở và tạo cảm giác khó thở.

Thứ ba, acid dịch vị tiết ra quá nhiều sẽ đẩy cả thức ăn lên thực quản, đôi khi còn lên tới vòm họng. Chúng gây tắc nghẽn đường thông khí và dẫn đến tình trạng khó thở.”

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Tình trạng trào ngược dạ dày thường sẽ không quá nghiêm trọng nếu sớm can thiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp nó gây ra hiện tượng tức ngực, khó thở thì người bệnh nên chú ý.

Bởi trào ngược dạ dày gây khó thở cảnh báo rằng bệnh đã bắt đầu diễn tiến nặng. Lúc này, những biến chứng nguy hiểm sẽ có thể phát sinh bất cứ khi nào nếu bệnh không được khắc phục đúng cách.

Một số thông tin về biến chứng trào ngược dạ dày gây khó thở dưới đây sẽ giúp bạn hình dung mức độ nguy hiểm của nó:

1. Các vấn đề hô hấp

Acid dạ dày trào ngược lên đường tiêu hóa trên thường xuyên sẽ gây ra tình trạng viêm loét. Các phản ứng viêm nếu không được ức chế sẽ lây lan rất nhanh và ảnh hưởng đến cả đường thở.

khó thở do trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể phát sinh biến chứng viêm họng

Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể phát sinh các vấn đề hô hấp điển hình như:

  • Viêm họng
  • Viêm thanh quản
  • Viêm khí quản
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi

Các chuyên gia cho biết các bệnh hô hấp do trào ngược dạ dày thường diễn tiến phức tạp và rất khó để điều trị triệt để. Hơn thế nữa, bệnh còn dễ tái phát trở lại nếu không chú ý chăm sóc và dự phòng.

2. Barrett thực quản

Đây là một tình trạng rối loạn thường phát sinh khi dịch vị trào lên thực quản trong thời gian kéo dài. Lúc này, lớp lót tại vùng thấp thực quản sẽ có dấu hiệu biến đổi màu sắc do tiếp xúc quá thường xuyên với acid dịch vị. Khoảng 5% đối tượng bị Barrett thực quản sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ung thư thực quản.

3. Viêm loét thực quản

Có thể nói đây là biến chứng thường gặp nhất của chứng trào ngược dạ dày. Bởi lượng acid trào lên thường xuyên sẽ khiến lớp niêm mạc bị bào mòn dần. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn cùng các tác nhân gây hại tấn công và gây ra các phản ứng viêm, kích hoạt quá tình viêm nhiễm.

Các phản ứng viêm nếu không can thiệp kịp thời sẽ phát triển rất nhanh chóng. Lúc này tại niêm mạc thực quản sẽ bắt đầu hình thành nên các vết loét. Triệu chứng thường sẽ nặng nề và nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng viêm.

4. Ung thư thực quản

Biến chứng này mặc dù không thường gặp nhưng vẫn có nguy cơ phát sinh. Đặc biệt là ở những người bệnh trên 50 tuổi. Ung thư thực quản là tình trạng y tế nguy hiểm có thể lấy đi sinh mạng người bệnh nếu không kiểm soát kịp thời.

 

Trào ngược dạ dày gây khó thở phải làm sao?

Việc trước hết mà người bệnh cần làm là kịp thời thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và xác nhận tình hình. Đây chính là cơ sở để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, có thể khắc phục tạm thời triệu chứng bằng cách sử dụng các loại dược liệu tự nhiên. Cùng với đó là xây dựng chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ điều trị.

1. Sử dụng dược liệu tự nhiên

Một số loại nguyên liệu quen thuộc từ tự nhiên như nha đam hay gừng đều có thể đáp ứng các triệu chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, chúng còn giúp hỗ trợ hàn gắn tổn thương niêm. Đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mượt mà hơn.

Hướng dẫn sử dụng gừng:

  • Nguyên liệu: 500g gừng tươi, 250ml giấm táo, 50g đường trắng.
  • Thực hiện: Gừng gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái lát rồi ngâm trong nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo. Đun sôi giấm táo rồi cho đường vào quấy đều và để nguội. Cho gừng vào hũ thủy tinh rồi đổ ngập nước giấm lên. Sau một tuần là có thể sử dụng, nên ăn một ít gừng ngâm giấm vào trước các bữa ăn.

Hướng dẫn sử dụng nha đam:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi.
  • Thực hiện: Đem nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ để nạo lấy phần thịt bên trong. Xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố rồi chắt lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần duy nhất trước bữa ăn 20 phút.

Ngoài gừng và nha đam thì vẫn còn một số nguyên liệu khác có thể đáp ứng với các triệu chứng trào ngược. Có thể kể đến như trà hoa cúc, nghệ vàng, mật ong… Mặc dù các liệu pháp từ tự nhiên thường lành tính và an toàn nhưng người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Bài tập hữu ích

Một số bài tập đơn giản có thể giúp bạn xoa dịu nhanh triệu chứng. Đồng thời khiến tinh thần thoải mái, tránh hiện tượng khó thở, tức ngực kéo dài.

trào ngược dạ dày gây khó thở
Xoa bụng có thể hỗ trợ làm thuyên giảm một số triệu chứng trào ngược

Bạn có thể dùng lực của bàn tay để trực tiếp xoa lên vùng bụng trong vòng 5 – 10 phút. Lưu ý xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra có thể tập thêm các bài tập khác để hỗ trợ. Ví dụ như bài tập co gối hay các động tác yoga cơ bản.

Lưu ý:Không nên tập luyện bất cứ bài tập nào khi bụng đói hay khi quá no. Tuyệt đối tránh một số tư thế như cúi gập người, trồng cây chuối, nằm nâng tạ…

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất giúp bạn ngăn ngừa trào ngược axit hiệu quả. Từ đó không chỉ cải thiện những triệu chứng ợ hơi, ợ chua mà còn tránh gây khó thở, ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Cần chú ý đến các vấn đề được đề cập dưới đây:

  • Bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình tiêu hóa. Sữa chua, bột yến mạch, bánh mì, rau xanh… là những lựa chọn không nên bỏ qua.
  • Tuyệt đối tránh uống rượu bia, trà đặc, cà phê hay các thức uống có gas.
  • Không ăn đồ chiên xào chứa hàm lượng chất béo cao, thức ăn chua cay, nóng, đồ chế biến sẵn…
  • Nên chia bữa chính ra thành nhiều bữa nhỏ để giúp giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Tránh căng thẳng, nên giành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ đủ giấc.
  • Không nên nằm ngay hay vận động mạnh lúc vừa mới kết thúc bữa ăn.

4. Sử dụng bài thuốc đặc trị

Dù bạn sử dụng phương pháp dân gian nào hay áp dụng các bài tập và chế độ dinh dưỡng tốt ra sao cũng không thể dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở nếu không có biện pháp đặc trị.

Theo đánh giá của các chuyên gia tiêu hóa: Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược nhưng thành phần của nó có thể gây mẫn cảm với người bệnh và khiến cho vết loét nghiêm trọng hơn. Bệnh dễ bị tái phát và cường độ đau, khó thở lần sau sẽ cao hơn lần trước.

Trong khi đó Đông y với thành phần thảo dược thiên nhiên đặc trị, có tính ôn hòa sẽ giúp làm dịu cơn trào ngược dần dần, phục hồi lành những tổn thương trong niêm mạc và tăng cường sức đề kháng để người bệnh khỏe hơn. Từ đó giảm suy nhược khó thở.

Chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt giới thiệu giải pháp chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y cùng bác sĩ Tuyết Lan 

Cơ chế tác động của bài thuốc trong chữa trào ngược khó thở bao gồm sự kết hợp giữa 3 chế phẩm thiên nhiên đặc trị:

  • Sơ Can Bình Vị – trào ngược: Chủ trị chứng trào ngược, giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó thở dần dần. Bệnh êm dần sau 7 – 10 ngày. Thuốc giúp phục hồi viêm loét ở niêm mạc dạ dày, hang vị.
  • Sơ Can Bình Vị – viêm loét HP: Ức chế và loại bỏ vi khuẩn HP gây bệnh. Đồng thời cầm máu, sát trùng, cầm máu, kháng viêm và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Cao Bình Vị: Thanh nhiệt, giải độc, làm lành tổn thương, phục hồi thể trạng và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. 

Lộ trình điều trị đau dạ dày bằng Đông y nói chung và trào ngược dạ dày gây khó thở bằng Sơ Can Bình Vị Tán nói riêng tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người. Để có phác đồ chính xác và kết hợp hiệu quả nhất, người bệnh có thể tìm gặp các bác sĩ, chuyên gia y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể hơn.

Trên đầy là những thông tin cần biết về chứng trào ngược dạ dày gây khó thở. Để tránh rủi ro phát sinh, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám ngay để nhận được hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.

NSND Trần Nhượng chia sẻ bí quyết thoát khỏi nỗi ám ảnh trào ngược dạ dày gây khó thở