Thuốc nhuận tràng là gì? Các loại tốt nhất và cách sử dụng
Thuốc nhuận tràng là thuốc giúp đường ruột làm việc tốt hơn, tăng cường nhu động ruột và làm mềm phân. Do đó, thuốc nhuận tràng được sử dụng để điều trị chứng táo bón. Bài viết cung cấp một số loại thuốc nhuận tràng tốt nhất hiện nay và cách dùng thuốc thế nào cho đúng.
Thuốc nhuận tràng là gì?
Thuốc nhuận tràng là thuốc có tác dụng hút nước ở đường ruột, giúp đường ruột ẩm ướt để làm mềm phân. Bên cạnh đó, thuốc nhuận tràng cũng sẽ kích thích nhu động ruột làm việc tốt hơn, tăng cường dồn nén phân, từ đó đẩy lùi chứng táo bón. Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Nguyên nhân là do nhu động ruột không làm việc tốt, dẫn đến việc không đẩy phân xuống trực tràng để loại ra ngoài. Từ đó, phân bị tồn đọng ở trong đường ruột, dẫn đến khô cứng. Người bị táo bón sẽ gặp phải tình trạng chướng bụng, lượng phân đi đại tiện ít, phân rắn và khô cứng.
Thuốc nhuận tràng là thuốc được chỉ định để điều trị cho người bị chứng táo bón nhiều ngày. Thông thường, thuốc sẽ có tác dụng trong vòng vài giờ đồng hồ. Người bệnh sau khi uống thuốc nhuận tràng sẽ dễ dàng đi đại tiện hơn và cải thiện tình trạng táo bón.
Về cách sử dụng, mỗi loại thuốc sẽ có những dạng bào chế khác nhau nên cách sử dụng cũng khác nhau. Đối với thuốc ở dạng viên, người dùng uống thuốc trực tiếp với nước. Đối với thuốc nhuận tràng ở dạng bột hoặc hỗn dịch, người dùng có thể pha với nước lọc để uống.
Lưu ý, bên cạnh việc uống thuốc nhuận tràng để cải thiện táo bón, người bệnh cũng cần ăn uống đầy đủ chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh, rau củ tươi, trái cây tươi, uống nhiều nước để kết quả điều trị được như mong muốn.
Các loại thuốc nhuận tràng tốt nhất
1. Thuốc Forlax
Thuốc Forlax là thuốc nhuận tràng được bào chế ở dạng bột, dùng để điều trị chứng táo bón. Thành phần chính của thuốc Forlax là các hóa dược như: Saccharin sodium, Macrogol 4000,…
Tác dụng của thuốc Forlax là tác động lên đường ruột của người bệnh, giúp kích thích nhu động ruột. Đường ruột sẽ làm việc tốt hơn, tránh gặp phải tình trạng ứ phân ở đường ruột gây chướng bụng, táo bón.
Dùng thuốc Forlax bằng cách pha bột thuốc Forlax với 1 cốc nước ấm. Mỗi ngày, người bệnh táo bón nên dùng từ 1 – 2 gói thuốc.
Đối với trường hợp trẻ nhỏ, trước khi dùng thuốc Forlax, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Thuốc Duphalac
Thuốc Duphalac là thuốc nhuận tràng, được bào chế ở dạng dung dịch. Thuốc Duphalac có chứa chất Lactulose và một số tá dược khác. Chất Lactulose khi đi vào cơ thể người sẽ kết hợp với vi khuẩn trong đường ruột và chuyển hóa thành các axit hữu cơ.
Thuốc Duphalac có tác dụng kích thích nhu động ruột làm việc tốt hơn, tăng cường dồn nén phân, làm ướt phân và cải thiện chứng táo bón.
Dùng thuốc Duphalac bằng cách uống trực tiếp dung dịch thuốc, sau đó tráng miệng với nước lọc. Người dùng cũng có thể pha dung dịch thuốc với nước lọc để uống. Lưu ý, không dùng thuốc Duphalac với bia, rượu, nước ngọt có gas.
3. Thuốc Sorbitol
Thuốc nhuận tràng Sorbitol được bào chế ở dạng bột pha uống. Thành phần chính của thuốc Sorbitol là các loại hóa dược nhóm hydroxid. Các loại chất này có khả năng kích thích nhu động ruột, giúp ruột hút nước, làm mềm phân.
Thuốc Sorbitol là thuốc nhuận tràng, giúp điều trị chứng táo bón, khó tiêu.
Dùng thuốc Sorbitol bằng cách pha bột thuốc với nước lọc để uống. Về liều dùng, bệnh nhân cần dùng thuốc theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Một số tác dụng phụ của thuốc Sorbitol là: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
4. Thuốc Takeda
Thuốc Takeda là thuốc tốt cho đại tràng, điều trị táo bón hiệu quả hiện nay. Thuốc do Nhật Bản sản xuất và đã được nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam.
Thuốc Takeda được bào chế từ các loại thảo dược trong tự nhiên giúp đường ruột hút nước tốt hơn. Từ đó, phân thải sẽ mềm hơn và không gây đau rát khi đại tiện. Bên cạnh đó, thuốc Takeda còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm việc, tăng cường dồn nén, đẩy phân, giúp người bệnh táo bón cải thiện tình trạng chướng bụng, đi vệ sinh ít lần trong tuần.
Cách dùng thuốc nhuận tràng Takeda là uống thuốc trực tiếp với nước lọc. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén nên việc uống thuốc sẽ đơn giản hơn các loại thuốc bột, hỗn dịch. Lưu ý, người dùng không nên nhai thuốc vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Liều dùng của thuốc Takeda là: 2 – 3 viên/ngày. Đối với trẻ nhỏ, bậc cha mẹ cần hỏi qua bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng Takeda.
5. Thuốc Biofermin S
Thuốc Biofermin S là thuốc nhuận tràng mang lại hiệu quả cao trong điều trị táo bón. Thuốc có chứa các lợi khuẩn axit Lactic có tác dụng hút nước ở đường ruột, giúp làm mềm phân, thúc đẩy nhu động ruột làm việc tốt hơn, hỗ trợ điều trị táo bón.
Thuốc Biofermin S được bào chế ở dạng viên nén, dùng ở đường uống. Thuốc còn có công dụng điều trị các triệu chứng khác như: kiết lị, sôi ruột, đau bụng, khó tiêu,…
Dùng thuốc Biofermin S bằng cách uống thuốc với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Lưu ý, không nhai thuốc hoặc nghiền nát thuốc để uống. Trong quá trình dùng thuốc Biofermin S để điều trị táo bón, người dùng cần tránh tiêu thụ thuốc lá, rượu bia, các loại thực phẩm khô cứng.
Liều dùng của Biofermin S như sau:
- Người lớn uống: 9 viên/lần;
- Số lần: 3 lần/ngày.
Đối với trường hợp trẻ nhỏ, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
6. Thuốc nhuận tràng từ Đông y – Hiệu quả triệt để cho bệnh không tái phát
Đông y điều trị bệnh nói chung và táo bón nói riêng đều dựa trên nguyên tắc biện chứng luận trị, tùy theo tình trạng căn nguyên khác nhau mà xác định vị thuốc tác động khác nhau.
Theo Đông y và cả lý thuyết Tây y thì táo bón, khó tiêu có thể do 3 nguyên nhân bệnh lý gây ra:
- Bệnh lý dạ dày
- Bệnh lý đại tràng
- Táo bón chức năng
Với mỗi thể bệnh sẽ có một bài thuốc và cơ chế điều trị tương ứng. Cụ thể:
Với các chứng bệnh dạ dày: Chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, nhu động ruột chậm, dạ dày không thể co bóp mạnh để phân hủy và làm mềm thức ăn. Dẫn đến cặn bã dư thừa vẫn tồn tại ở dạng cứng, vón cục, khó cho đào thải ra ngoài.
Để giảm tình trạng táo bón này, phải xử lý căn nguyên là bệnh dạ dày, làm lành các tổn thương trong niêm mạc, hang vị để phục hồi chức năng tiêu hóa. Cơ chế tác động cần thiết là tiêu diệt HP, kích thích nhu động ruột để tăng cường co bóp và tiêu hóa thức ăn. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài thuốc Sơ can Bình vị tán – Giải pháp chữa đau dạ dày được hàng ngàn người bệnh tin dùng. Đây cũng là bí quyết được giới chuyên môn đánh giá cao và nhiều nghệ sĩ như NSND Trần Nhượng lựa chọn.
Với các chứng bệnh đại tràng: Ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng đào thải, gây đau, chướng bụng, khó tiêu. Khi đại tràng bị viêm, việc đào thải thức ăn diễn ra không thuận lợi, phân không đóng khuôn, có thể dẫn đến tiêu chảy. Nhưng phần lớn chế độ ăn uống của người bệnh đều ít chất xơ, dẫn đến táo bón nhiều hơn.
Cơ chế tác động để cải thiện tình trạng này là làm lành niêm mạc đại tràng, tăng cường chức năng phủ tạng để giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, ôn bổ tỳ thận, hoạt huyết để lưu thông phế khí và giảm đau, kích thích co bóp cơ vòng hậu môn để đẩy phân ra ngoài.
Với táo bón chức năng: Nguyên nhân phần nhiều do nhiệt chứng, chính khí suy giảm, tà nhiệt xâm nhập vào gây suy nhược, hoặc do khí hư, huyết hư, tân dịch suy kém gây ra. Muốn điều trị táo bón hiệu quả thì phải tư âm dưỡng huyết, sinh tân nhuận tràng, phá kết thông tiện.
Để giải quyết được tình trạng này, người bệnh có thể dùng những bài thuốc Đông y thảo được có tính mát, thanh nhiệt, giải độc để kích thích tiêu hóa tốt hơn.
Người bệnh tốt nhất nên đi thăm khám, nội soi tại các bệnh viện lớn hoặc bắt mạch ở các phòng chẩn trị Đông y để sớm tìm ra nguyên nhân. Từ đó xác định cách xử lý bệnh hiệu quả, tránh để lâu dẫn đến những biến chứng khó lường.
Một số biện pháp giúp nhuận tràng không cần dùng thuốc
Dùng thuốc nhuận tràng để giúp làm mềm phân, ướt phân, cải thiện táo bón là một phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng thường chỉ có tác dụng tạm thời và người dùng có thể gặp phải tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc. Do đó, trong trường hợp bị táo bón mãn tính, táo bón kinh niên, người bệnh cần phải thận trọng khi dùng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài.
Bên cạnh việc dùng thuốc nhuận tràng, người bệnh táo bón vẫn còn có thể áp dụng một số phương pháp khác để điều trị táo bón, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần ăn nhiều rau xanh, rau củ tươi (rau cải, bắp cải, cà chua, cà rốt, rau má, rau mồng tơi,…) và ăn nhiều các loại trái cây tươi (táo, chuối, lê, cam, quýt, mận, dâu tây,…). Các loại thực phẩm này giúp bổ sung chất xơ, giúp đường ruột hút nước tốt hơn, nhuận tràng và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Bên cạnh đó, để nhuận tràng, người bệnh táo bón cũng cần uống nhiều nước hàng ngày, tăng cường uống nước trái cây để cơ thể dung nạp nhiều vitamin, giúp đường ruột khỏe mạnh, làm việc tốt hơn.
Về chế độ sinh hoạt, người bệnh táo bón cần tăng cường vận động, tập luyện thể dục, chơi thể thao, đi bộ nhiều hơn. Điều này giúp hệ thống tiêu hóa được kích thích, làm việc tốt hơn. Từ đó, đường ruột cũng khỏe mạnh, nhuận tràng tốt và cải thiện chứng táo bón.