Thuốc đau dạ dày Esomeprazole và những lưu lý khi dùng

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole hoạt động bằng cách ức chế sản sinh acid dịch vị nhằm làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, ngăn ngừa viêm loét và xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên thuốc có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, hạ magie huyết và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. 

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole
Thuốc đau dạ dày Esomeprazole và những điều cần lưu lý khi sử dùng

Tác dụng và cơ chế hoạt động của Esomeprazole

Esomeprazole là hoạt chất ức chế bơm proton (PPI) thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ở dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày âm tính/ dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Thuốc hoạt động bằng cách tác động vào tế bào thành nhằm ức chế sản sinh acid dịch vị kéo dài. Tuy nhiên khi ngưng thuốc, dịch vị dạ dày và các thay đổi sinh lý sẽ có xu hướng phục hồi trở lại.

Bằng cơ chế ngăn chặn quá trình sản sinh dịch vị dạ dày, thuốc Esomeprazole có tác dụng cải thiện triệu chứng khó nuốt, ợ hơi, ợ nóng, đau thượng vị, ngăn ngừa loét niêm mạc và xuất huyết dạ dày.

Dạng bào chế và hàm lượng thuốc

Esomeprazole là hoạt chất ức chế bơm proton được sử dụng trong nhiều chế phẩm như dạng viên, thuốc bột đông khô, viêm nén bao tan trong ruột, bột pha tiêm,… Tuy nhiên hầu hết thuốc ở dạng tiêm đều chỉ được sử dụng trong điều trị nội trú.

Thuốc sử dụng tại nhà thường được bào chế ở dạng viên. Hiện tại dạng bào chế được sử dụng phổ biến nhất là dạng viên nang với hàm lượng 20mg và 40mg.

Chỉ định – Chống chỉ định

Thuốc Esomeprazole được chỉ định trong những trường hợp sau:

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole
Thuốc được chỉ định trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày,…
  • Viêm thực quản do axit dạ dày
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Hội chứng Zollinger-Ellison
  • Dùng để phòng ngừa loét dạ dày tái phát

Chống chỉ định thuốc với những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với Esomeprazole hoặc các hoạt chất ức chế bơm proton khác
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Người có các tình trạng sức khỏe đặc biệt nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc đau dạ dày Esomeprazole. Tự ý dùng thuốc có thể khiến bệnh tình chuyển biến xấu và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cách sử dụng thuốc đau dạ dày Esomeprazole

Thông thường, thuốc Esomeprazole được sử dụng bằng đường uống và dùng trước khi ăn 1 giờ đồng hồ. Để đảm bảo tác dụng của thuốc, tuyệt đối không nhai hoặc nghiền thuốc đồng thời cần sử dụng thuốc tại một thời điểm cụ thể trong ngày.

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole
Sử dụng thuốc bằng đường uống, nên sử dụng trước khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ

Liều lượng sử dụng thuốc đau dạ dày Esomeprazole phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương ở dạ dày và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Chính vì vậy bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ tư vấn về liều dùng thích hợp.

Dưới đây là một số liều dùng thuốc Esomeprazole cho người lớn và trẻ nhỏ bạn có thể tham khảo.

Liều dùng cho người trưởng thành

Liều dùng khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Dùng 20mg/ 1 lần/ ngày
  • Sử dụng liên tục trong 4 tuần

Liều dùng khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản gây ăn mòn thực quản

  • Liều điều trị: Dùng 20 – 40mg/ 1 lần/ ngày trong 4 – 8 tuần
  • Liều duy trì: Sử dụng 20mg/ lần/ ngày trong thời gian dài

Liều dùng khi điều trị nhiễm Helicobater pylori

  • Sử dụng Esomeprazole theo phác đồ 3 thuốc được bác sĩ chỉ định
  • Dùng 40mg/ 1 lần/ ngày
  • Kết hợp với Amoxicillin 1000mg/ 2 lần/ ngày và Clarithromycin 500mg/ 2 lần/ ngày trong 10 ngày

Liều dùng khi điều trị hội chứng Zollinger-Ellison

  • Dùng 40mg/ 2 lần/ ngày

Liều dùng khi điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

  • Dùng 20 – 40mg/ 1 lần/ ngày
  • Sử dụng tối đa trong vòng 6 tháng

Liều dùng khi điều trị tăng tiết axit dịch vị

  • Dùng 40mg/ 2 lần/ ngày

Liều dùng cho trẻ em

Liều dùng khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Trẻ từ 1 – 1 1 tuổi: Dùng 10mg/ lần/ ngày trong 8 tuần
  • Trẻ từ 12 – 17 tuổi: Dùng 20mg/ lần/ ngày trong 4 tuần

Liều dùng khi điều trị ăn mòn thực quản

  • Trẻ từ 1 – 11 tuổi: Dùng 10mg/ lần/ ngày trong 8 tuần
  • Trẻ dưới 20kg: Dùng 10mg/ lần/ ngày trong 8 tuần
  • Trẻ trên 20kg: Sử dụng 10 – 20mg/ 1 lần/ ngày trong 8 tuần
  • Trẻ từ 12 – 17 tuổi: Dùng 20 – 40mg/ 1 lần/ ngày trong 4 – 8 tuần

Liều dùng khi điều trị ăn mòn dạ dày do trào ngược dạ dày thực quản

  • Trẻ từ 3 – 5kg: Dùng 2.5mg/ lần/ ngày
  • Trẻ hơn 5kg – 7.5kg: Dùng 5mg/ lần/ ngày
  • Trẻ hơn 7.5kg – 12kg: Dùng 10mg/ lần/ ngày

Bệnh nhân suy thận không cần điều chỉnh liều. Tuy nhiên với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, chỉ nên sử dụng tối đa 20mg/ ngày.

Thuốc Esomeprazole hiếm khi được sử dụng đơn độc. Trong những trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với thuốc kháng axit, kháng sinh và các loại thuốc điều trị đau dạ dày khác.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Esomeprazole

Nếu có các triệu chứng bất thường (nôn ra máu, phân đen, nôn mửa thường xuyên,…) bạn nên thăm khám để loại trừ các nguyên nhân ác tính (ung thư dạ dày, ung thư thực quản) trước khi sử dụng Esomeprazole. Bởi thuốc có thể che lấp các dấu hiệu và gây chậm trễ trong việc chẩn đoán.

Hoạt động giảm dịch vị dạ dày của thuốc Esomeprazole có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên tình trạng này có thể làm tăng số vi khuẩn khu trú bên trong đường tiêu hóa như Campylobacter và Salmonella.

Sử dụng thuốc đau dạ dày Esomeprazole trong thời gian dài (trên 1 năm) có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Vì vậy bệnh nhân cao tuổi và người có nguy cơ loãng xương nên bổ sung canxi và vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế các tình huống rủi ro.

Thuốc Esomeprazole có thể làm giảm magie huyết, đặc biệt là ở hững trường sử dụng phối hợp với thuốc lợi tiểu hay Digoxin. Khi có các dấu hiệu hạ magie huyết (co cứng cơ, động kinh, loạn nhịp tim,…) bạn nên ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

thuốc đau dạ dày Esomeprazole
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc đau dạ dày Esomeprazole

Các nghiên cứu về tác dụng và rủi ro của thuốc đau dạ dày Esomeprazole đối với phụ nữ mang thai và cho con bú còn nhiều hạn chế. Vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc Esomeprazole ít gây chóng mặt hay đau đầu. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy có ảo giác và thường xuyên chóng mặt khi sử dụng thuốc, nên hạn chế lái xe và vận hành máy móc.

Tác dụng phụ

Thuốc Esomeprazole được dung nạp tốt và hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, thuốc có thể gây một số tác dụng ngoại ý.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Ban ngoài da
  • Khô miệng
  • Táo bón/ tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Mất ngủ
  • Rối loạn thị giác
  • Mệt mỏi
  • Ngứa
  • Phát ban

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Mẫn cảm với ánh sáng
  • Phù ngoại biên
  • Trầm cảm
  • Phản ứng quá mẫn (phù mạch, nổi mề đay, sốc phản vệ, co thắt phế quản)
  • Đổ mồ hôi
  • Ảo giác
  • Giảm bạch cầu/ tiêu cẩu/ mất bạch cầu hạt
  • Rối loạn vị giác
  • Tăng men gan, suy gan, vàng da
  • Viêm thận kẽ
  • Đau nhức cơ và khớp
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Ban bọng nước
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc
  • Tăng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Thông báo với bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát sinh các tác dụng không mong muốn.

Tương tác thuốc Esomeprazole

Thuốc Esomeprazole làm giảm dịch tiết dạ dày, điều này ảnh hưởng đến mức độ hấp thu và cơ chế hoạt động của các loại thuốc khác.

  • Thuốc chuyển hóa qua CYP2C19: Thuốc Esomeprazole có tác dụng ức chế men CYP2C19 vì vậy các loại thuốc chuyển hóa qua men này như Phenytoin, Clomipramine, Citalopram, Diazepam, Imipramine,… có thể tăng nồng độ trong huyết tương. Khi sử dụng đồng thời nên giảm liều lượng thuốc chuyển hóa qua CYP2C19 để tránh các tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc ức chế bơm proton khác: Nếu sử dụng đồng thời với các loại thuốc ức chế bơm proton khác, nên gia giảm liều để hạn chế tác dụng phụ nghiêm trọng.

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên tình trạng thiếu thận trọng khi dùng thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.