Táo bón ở trẻ sơ sinh – Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Táo bón ở trẻ sơ sinh là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng vấn đề này có thể cản trợ sự phát triển của trẻ nếu không sớm khắc phục.

táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón là vấn đề về tiêu hóa dễ gặp ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm

Tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón là bệnh lý về đường tiêu hóa có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm đối tượng nào trong đó có trẻ sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ phải đối mặt với bệnh lý này.

Dưới đây là những nguyên nhân chính:

1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Thống kê cho thấy rằng, trẻ bú sữa mẹ ít gặp tình trạng táo bón hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nếu bị táo bón thì nguyên nhân chính là do chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh của mẹ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ sẽ dễ bị táo bón khi mẹ thường xuyên dung nạp các loại đồ ăn cay nóng, khó tiêu. Ngoài ra, chế độ ăn không cân bằng dưỡng chất, quá nhiều chất đạm và ít chất xơ cũng dễ khiến trẻ bị táo bón khi bú sữa mẹ.

2. Trẻ uống sữa công thức

Việc cho trẻ sử dụng sữa công thức quá sớm cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vì thế mà rất khó tiêu hóa các thành phần dưỡng chất trong sữa công thức.

Ngoài ra, sữa công thức còn dễ khiến trẻ sơ sinh bị táo bón do:

  • Bạn pha sữa chưa đúng cách
  • Sữa không có thành phấn chất xơ Fructooligosaccharid
  • Trẻ bị dị ứng với sữa công thức
  • Cơ thể trẻ không dung nạp được protein có trong sữa công thức

3. Do các bệnh lý

Các chuyên gia cho biết, táo bón ở trẻ sơ sinh có thể bị kích hoạt do chính các bệnh lý mà trẻ đang gặp phải. Sau đây là một số vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến tình trạng táo bón ở trẻ:

  • Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa
  • Bệnh Hipschsprung
  • Bệnh Myxoedeme

4. Táo bón thời kỳ ăn dặm

Bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh cũng rất dễ kích hoạt trong giai đoạn trẻ ăn dặm. Nguyên nhân là do:

  • Đồ ăn dặm của trẻ thiếu chất xơ
  • Trẻ chưa thích nghi kịp với sự thay đổi thức ăn quá nhanh
  • Cho trẻ uống ít nước
  • Bổ sung canxi quá nhiều
trẻ sơ sinh bị táo bón
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón

Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn nên nắm được các triệu chứng để sớm phát hiện và có cách xử lý kịp thời:

  • Trẻ đi ngoài ít hơn so với bình thường
  • Phân rắn, đôi khi có thể lẫn máu
  • Khó chịu, quấy khóc khi đi ngoài
  • Trẻ có dấu hiệu nín đi ngoài vì sợ đau
  • Xuất hiện các vết nứt ở xung quanh thành hậu môn
  • Trẻ biếng ăn hay không chịu ăn
  • Bụng của trẻ thường đầy chướng, căng cứng

Các triệu chứng trên đây nếu xuất hiện trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng ất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trẻ thường rất dễ bị xuống cân, phát triển chậm. Vì vậy, bạn cần chú ý để sớm phát hiện và đưa trẻ thăm khám bác sĩ.

Cách điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà sẽ có cách điều trị phù hợp cho trẻ. Sau đây là một số phương pháp thông dụng:

1. Điều trị không dùng thuốc

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc điều trị ở trong bất cứ trường hợp nào cũng sẽ không được khuyến khích. Khi trẻ bị táo bón với mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Nếu trẻ đang trong thời kỳ bú sữa, các mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh đưỡng cho phù hợp. Hạn chế dung nạp các loại thức ăn cay nóng, khó tiêu. Đồng thời cần cân bằng hàm lượng dưỡng chất trong chế độ ăn. Đặc biệt chú ý đến hàm lượng chất xơ và chất đạm.

Chế độ dinh dưỡng cũng cần được chú ý khi bạn cho bé tập ăn dặm. Bởi đây là thời gian trẻ tiếp xúc với cách ăn uống mới. Nên bổ sung đầy đủ chất xơ từ rau củ quả, đồng thời cho trẻ uống nhiều nước hơn.

Masage vùng bụng

Đây cũng là một trong những phương án hiệu quả giúp kích thích hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ. Bạn nên massage vùng bụng dưới của trẻ với lực tay nhẹ nhàng. Mỗi ngày thực hiện đều đặn 1 – 2 lần đến khi trẻ tiêu hóa bình thường trở lại.

Thay đổi sữa công thức

Nếu trẻ bị táo bón khi sử dụng sữa công thức thì bạn nên ngưng ngay loại sữa mà trẻ đang dùng. Sau đó, hãy lựa chọn một loại sữa khác có hàm lượng chất xơ Fructooligosaccharid cao hơn. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về loại sữa công thức phù hợp với bé nhà bạn.

Chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

2. Sử dụng thuốc

Khi các triệu chứng táo bón ở trẻ sở sinh được kích hoạt ở mức độ nặng nề thì các biện pháp tại nhà thường khó lòng đáp ứng triệu chứng. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để sớm khắc phục tình hình.

Dưới đây là một số thuốc thông dụng với trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh:

Thuốc thụt hậu môn:

Glycerin là thuốc thụt hậu môn phổ biến nhất có tác dụng giúp trẻ nhanh chóng có cảm giác muốn đại tiện. Loại thuốc này có thể phát sinh các phản ứng phụ như:

  • Giảm phản xạ đi cầu
  • Viêm nhiễm hậu môn

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm nên bạn cần chú ý nhiều hơn. Dùng thuốc đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc Glycerin để điều trị táo bón cho trẻ.

điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lên toa thuốc phù hợp với trẻ trong trường hợp cần thiết

Thuốc nhuận tràng:

Nhóm thuốc này không được khuyến cáo với những trẻ dưới 2 tuổi. Nhưng trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn sẽ phải cân nhắc chỉ định.

Đối với trẻ sơ sinh, các thuốc chứa Maltsupex hoặc Metamucil sẽ được dùng phổ biến hơn:

  • Sorbitol, Lactulose đường uống: 2 loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu này sẽ giúp trẻ dễ đi ngoài hơn nhờ tác dụng giữ nước trong lòng ruột với cơ chế làm tăng áp suất.
  • Polyethylen glycol: loại thuốc này khá ăn toàn khi sử dụng cho trẻ. Thuốc có tác dụng làm mềm phân để giúp trẻ đi ngoài được dễ hơn. Không nên dùng khi trẻ bị tắc nghẽn ruột hay phải uống nhiều nước.

Khi các loại thuốc trên đây không đáp ứng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc Bisacodyl cho trẻ dùng. Đây là loại thuốc nhuận tràng kích thích có tác dụng là, tăng nhu động ruột chỉ sau 8 – 12 giờ kể từ lúc uống. Cần thận trọng bởi thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng ngoại ý, nhất là khi lạm dụng.

Biện pháp ngăn ngừa táo bón cho trẻ

Sau đây là một số biện pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc chứng táo bón ở trẻ sơ sinh:

  • Khi trẻ đang bú sữa mẹ, bạn cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả, hạn chế các loại đồ ăn khó tiêu, cay nóng.
  • Không nên cho trẻ dùng sữa công thức quá sớm. Trong trường hợp bạn thiếu sữa buộc phải dùng sữa công thức thì chú ý chọn các loại sữa có hàm lượng chất xơ cao.
  • Chú ý bổ sung lượng nước đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của trẻ.
  • Thời kỳ trẻ ăn dặm bạn cần cân bằng dưỡng chất, đặc biệt điều chỉnh sao cho hàm lượng chất xơ luôn được đảm bảo trong từng bữa ăn.
  • Giúp trẻ vận động nhiều hơn để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Bạn có thể thực hiện việc massage vùng bụng cho trẻ ngay cả khi trẻ không bị táo bón.

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm nên bất cứ vấn đề sức khỏe nào cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển. Khi cơ thể trẻ xuất hiện các triệu chứng táo bón, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Bạn cũng có thể thăm khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng để ngăn ngừa nguy cơ táo bón cho bé.

Trung tâm Thuốc Dân Tộc hướng dẫn bài tập tốt cho điều trị táo bón và các bệnh lý  tiêu hóa (trĩ, dạ dày, đại tràng)