Táo bón kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Làm sao khỏi?
Tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và cần được điều trị y tế. Người bệnh cần đi khám và xác định phương pháp xử lý sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là 1 số thông tin bệnh lý và gợi ý điều trị tình trạng này cho bạn.
Táo bón kéo dài là bệnh gì?
Thông thường tình trạng táo bón có liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học. Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ và thay đổi phong cách sống để cải thiện các triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, trong trường hợp táo bón kéo dài nhiều tháng liền, được gọi là táo bón mãn tính và có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể như:
1. Tuyến giáp hoạt động kém
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở gần phía trước cổ góp phần vào việc trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết dẫn đến sự trì hoãn trao đổi chất, làm chậm toàn bộ quá trình tiêu hóa, cuối cùng là gây ra táo bón.
Các triệu chứng suy tuyến giáp thường phát triển theo thời gian. Ngoài gây ra táo bón, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Thường xuyên mệt mỏi
- Nhạy cảm với không khí lạnh
- Da bị khô
- Tăng cân không rõ nguyên nhân
- Kinh nguyệt không đều (ở phụ nữ)
- Tóc mỏng
- Móng tay giòn
- Suy giảm trí nhớ
- Mặt sưng
Suy giảm chức năng tuyến giáp thường không nguy hiểm và có thể điều trị được bằng nhiều biện pháp. Điều quan trọng là bạn cần nhận biết các dấu hiệu bệnh để có biện pháp điều trị đúng lúc.
2. Bệnh tiểu đường
Tương tự như tình trạng suy giảm tuyến giáp, bệnh tiểu đường thuộc về nhóm bệnh nội tiết. Khi bệnh tiểu đường, cơ thể có thể ngừng sản xuất Hormone Insulin để phẩn hủy lượng đường trong máu. Nồng độ đường cao dẫn đến tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát hệ thống tiêu hóa và dẫn đến táo bón.
Bệnh tiểu đường cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Các triệu chứng tiểu đường sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu như không được điều trị kịp lúc. Ngoài việc gây ra táo bón lâu ngày, các triệu chứng khác của tiểu đường bao gồm:
- Luôn luôn khát nước
- Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm
- Mệt mỏi
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Suy giảm thị lực
3. Hội chứng ruột kích thích
Táo bón lâu ngày có thể là một dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này được cho là có liên hệ với các vấn đề tương tác giữa ruột và não. Ngoài táo bón, các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Tiêu chảy
4. Căng thẳng, lo lắng
Tình trạng lo lắng, căng thẳng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón lâu ngày. Khi căng thẳng, lo lắng có tín hiệu của não đến hệ thống tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng và làm rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, thuốc và các vấn đề tâm lý như trầm cảm cũng có thể góp phần gây ra tình trạng táo bón. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức để tránh các trường hợp xấu nhất, bao gồm:
- Cảm giác tuyệt vọng
- Suy nghĩ muốn tự tử
- Mất hứng thú với các hoạt động vui chơi
- Mệt mỏi, chán nản, bỏ ăn
Trao đổi với chuyên gia tâm lý để có cách khắc phục và điều trị hợp lý.
5. Các nguyên nhân khác
Trong một số trường hợp, tình trạng táo bón lâu ngày có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn có liên quan đến não hoặc hệ thống thần kinh trung ương. Ngoài ra, một khối u hoặc một vật gì đó chăn trong ruột có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
Một số bệnh lý có thể liên quan đến tình trạng táo bón lâu ngày như:
- Tăng Calci máu hoặc quá nhiều Canxi trong máu.
- Bệnh đa xơ cứng là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
- Bệnh Parkinson dẫn đến việc tổn thương một phần não.
- Tắc ruột
- Ung thư ruột
- Chấn thương tủy sống
Ngoài ra, mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón lâu ngày, mặc dù hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra. Nếu bạn bị táo bón khi mang thai trong tuần đầu hãy trao đổi với bác sĩ để có liệu pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị táo bón lâu ngày
Táo bón lâu ngày có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, trước tiên người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có liệu pháp điều trị hợp lý.
1. Chăm sóc tại nhà
Nếu nhận được sự đồng ý của bác sĩ điều trị, người bệnh có thể tự khắc phục tình trạng táo bón mãn tính tại nhà. Các biện pháp bao gồm:
- Thay đổi chế độ ăn uống khi táo bón, bổ sung nhiều chất xơ bằng rau củ tươi, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh các loại thực phẩm khiến táo bón thêm nghiêm trọng như sữa và thịt.
- Uống nhiều nước để làm loãng phân và giảm áp lực lên hệ thống tiêu hóa.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Do đó, cố gắng duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày để hỗ trợ phân di chuyển tốt hơn trong ruột.
- Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy cần thiết. Việc trì hoãn có thể làm cho phân bị dồn nén, rắn hơn và tồn đọng lại khiến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu sau 7 – 10 ngày áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà không nhận thấy hiệu quả điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng các loại thuốc.
2. Điều trị bằng thuốc
Nếu táo bón lâu ngày được chẩn đoán là có liên quan đến hội chứng ruột kích thích hoặc các chứng bệnh khác, bác sĩ có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp hơn.
Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc điều trị táo bón mãn tính như Linaclotide (Linzess) và Plecanatide (Trulance). Các loại thuốc này có thể giúp người bệnh đi đại tiện thường xuyên hơn và làm giảm các cơn co thắt ở ruột.
- Thuốc hỗ trợ kích thích ruột như Misoprostol (Cytotec) hoặc Colchicine để làm mềm phân và giảm đau khi đi vệ sinh. Thuốc thường được chỉ định cho người bệnh rối loạn chức năng sàn chậu. Tuy nhiên thuốc không được sử dụng cho những bệnh nhân có vấn đề về thận hoặc đang mang thai.
Ngoài các loại thuốc đặc trị trên, bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh sử dụng các loại thuốc nhuận tràng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc sau:
- Chất làm mềm phân có thể hút nước từ ruột để làm mềm phân. Điều này làm cho phân không bị cứng và dễ dàng đi ra khỏi hậu môn. Các loại phổ biến bao gồm Colace hoặc Surfak.
- Chất bôi trơn để bao phủ phân và giúp phân đi ra khỏi cơ thể mà không gây đau đớn.
- Chất làm ẩm phân có tác dụng giữ nước trong phân. Điều này làm người bệnh đi vệ sinh thường xuyên hơn và cải thiện tình trạng phân khô cứng. Tuy nhiên các loại thuốc này không được dùng cho người suy tim, suy thận hoặc thiếu nước. Các chất làm ẩm phân phổ biến bao gồm: Magie hydroxide, Lactulose hoặc Polyetylen glycol.
- Chất kích thích ruột để làm ruột co lại, giúp phân đi chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được chỉ định khi các phương pháp không mang lại hiệu quả điều trị.
Trong một số trường hợp các loại thuốc điều trị táo bón, đặc biệt là thuốc nhuận tràng có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Đôi khi thuốc cũng gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Do đó trao đổi với bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc phù hợp nhất.
3. Phẫu thuật
Nếu vấn đề táo bón lâu ngày không được cải thiện sau khi sử dụng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật cần phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguyên vọng điều trị của người bệnh.
Phẫu thuật có thể điều trị:
- Các vấn đề tắc nghẽn ruột
- Sa trực tràng (một phần trực tràng phình ra bên ngoài cơ thể)
- Rò hậu môn (chảy dịch hoặc rò rỉ phân không kiểm soát)
Tuy nhiên, phẫu thuật thường không được khuyến khích vì cách này không giúp giải quyết căn nguyên tận gốc. Thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Giải pháp Đông y chữa táo bón kéo dài lâu ngày
Theo nguyên tắc của Đông y, muốn điều trị tận gốc tình trạng táo bón lâu ngày, người bệnh phải tập trung vào bồi bổ chân khí, lưu thông khí huyết để kích thích tiêu hóa hấp thụ và đào thải. Đồng thời tăng cường bổ sung tính mát để thanh nhiệt, giải độc cơ thể, nhuận tràng giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Áp dụng lý thuyết Đông y, đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền tại Thuốc dân tộc đã nghiên cứu, điều chế thành công bài thuốc chữa táo bón từ thảo dược thiên nhiên.
Bài thuốc chữa táo bón của Thuốc dân tộc có cơ chế kết hợp hài hòa giữa 2 bài thuốc: Bài thuốc uống và giải độc hoàn. Hai bài thuốc này tác động giúp dưỡng huyết, bồi bổ, phục hồi chức năng tiêu hóa để sinh tân nhuận tràng, phá kết thông tiện.
Bài thuốc đem đến hiệu quả thực tế rất cao, nhiều người đã điều trị khỏi dứt điểm tình trạng này. Thời gian phát huy tác dụng của thuốc khá nhanh, chỉ sau 3 – 5 ngày, người bệnh đã thấy có những chuyển biến tích cực.
- 88,4% bệnh nhân hết táo bón lâu ngày, hết đau rát, giảm hẳn triệu chứng đi nặng ra máu sau 3 tháng.
- 3% số bệnh nhân hết đại tiện ra máu sau 3 tháng sử dụng thuốc.
- 4,3% bệnh nhân còn tình trạng đi ngoài ra máu, táo bón do không tuân thủ tư vấn của bác sĩ, sử dụng thuốc ngắt quãng.
Giải pháp Đông y này được nhiều người lựa chọn để giải quyết tình trạng táo bón lâu ngày vì những ưu điểm nổi bật hơn cả Tây y và các bài thuốc dân gian khác.
- Thành phần thảo dược thiên nhiên được lựa chọn kỹ lưỡng từ các vườn dược liệu chuyên canh tiêu chuẩn GACP – WHO nên đảm bảo an toàn, lành tính, không tác dụng phụ cho người sử dụng.
- Dược liệu kết hợp ôn hòa tính nóng và lạnh, không gây nóng trong, giúp thanh nhiệt, giải độc, đào thải rất tốt.
- Trị bệnh từ căn nguyên thể trạng bên trong nên có hiệu quả lâu dài, bệnh không tái phát. Ngoài ra còn giúp phòng tránh biến chứng và nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
- Có thể dùng được cho trẻ em, phụ nữ có thai và sau sinh dưới sự chỉ định của bác sĩ
- Dạng bào chế tiện dụng, thuận tiện cho việc mang theo và sử dụng
Bài thuốc đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ người dân.
Như vậy có thể thấy táo bón kéo dài lâu ngày là biểu hiện bệnh lý từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng có thể không nguy hiểm trực tiếp tính mạng nhưng gây phiền toái và khó chịu ảnh hưởng sinh hoạt, cuộc sống. Trên đây là những thông tin và gợi ý cho bạn các cách điều trị để giải quyết dứt điểm táo bón lâu ngày. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.