Tại sao có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được?

Buồn nôn có thể nói là một cảm giác khá khó chịu mà ai cũng từng gặp phải, tệ hơn nữa là cảm giác buồn nôn nhưng lại không nôn được. Nhiều người lo lắng vì không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm gì không và biện pháp để khắc phục tình trạng này là gì. Bài viết sau đây sẽ làm sáng tỏ về vấn đề này!

Buồn nôn nhưng không nôn
Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn nguyên nhân do đâu? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Buồn nôn nhưng không nôn được là bệnh gì?

Người gặp phải chứng buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến dạ dày khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu ở vùng bụng và cổ họng. Và hơn thế, tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được có thể sẽ dẫn đến tình trạng uể oải, lừ đừ, ăn uống không có cảm giác ngon miệng và làm cho giấc ngủ gặp nhiều hạn chế.  

Ngoài ra còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người mắc bệnh. 

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được là do đâu?

Tuy buồn nôn là triệu chứng chung mà nhiều người gặp phải nhưng bạn có biết chứng buồn nôn gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

Do quá căng thẳng

Căng thẳng có thề gây ra triệu chứng buồn nôn
Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn

Nếu phải thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng sẽ có thể làm cho chức năng tiêu hóa bị trì trệ, vô tình làm tích tụ độc tố trong cơ thể. Lượng độc tố này sẽ gửi đến các tín hiệu hóa học đến não và gây ra cảm giác buồn nôn.

Bị ảnh hưởng của chứng đau nửa đầu

Thông thường chứng đau nửa đầu sẽ đi kèm với triệu chứng buồn nôn. Bên cạnh các chuyên gia còn cho biết chất serotonin trong não sẽ phát tín hiệu đến các mạch máu làm kích thích não bộ gây ra cảm giác buồn nôn, mệt mỏi và buồn ngủ

Do cơ thể bị thiếu nước

Như các bạn đã biết nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, chính vì thế mà khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước sẽ khiến cơ thể mất đi sự cân bằng. Lúc này cơ thể thiếu nước gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn làm lưu lượng máu không được cung cấp đủ, từ đó làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và xuất hiện cảm giác buồn nôn, đau bụng.

Lượng đường trong máu quá thấp 

Các Hormone trong cơ thể có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên do lượng đường trong máu quá thấp khiến cho hormone epinephrine đột ngột tăng lên, để giúp sản sinh nhiều glucose hơn. Cũng chính vì vậy mà cơ thể phải chịu áp lực và sinh ra cảm giác buồn nôn, khó chịu 

Buồn nôn do mang thai

Đây là triệu chứng mà bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng đều gặp phải. Trong giai đoạn bắt đầu thai kỳ họ thường xuyên có cảm giác buồn nôn và hơn thế là buồn nôn nhưng không nôn được, Hiện này còn gọi là chứng ốm ngh

Buồn nôn nhưng không nôn được là dấu hiệu của các bệnh lý nào?

Nhiều người cho rằng buồn nôn chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể, không có vấn đề gì đáng lo ngại. Chính sự nhận định sai lầm này đã khiến người bệnh mất đi sự cảnh giác, chủ quan với bệnh vô tình làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.    

Buồn nôn không đơn giản là một phản xạ tự nhiên của cơ thể mà ngược lại nó còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hoá như:

Bệnh lý viêm đại tràng cấp và mạn tính

Khi người bệnh liên tục đối mặt với chứng buồn nôn, khiến tần suất đi đại tiện có sự thay đổi bất thường, trường hợp bệnh nhân có triệu chứng táo bón xen lẫn phân lỏng kèm theo đó là cảm giác chướng bụng đầy hơi thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. 

Để nhận biết bệnh lý này người bệnh có thể căn cứ vào mức độ đau của cơ thể, thông thường sẽ xuất hiện cơn đau âm ỉ nhưng không ở vị trí nào rõ rệt. Ban đầu sẽ đau dữ dội dần dần rồi trở lại bình thường, cơn đau sẽ xuất hiện thường không theo chu kỳ nhưng sẽ có xu hướng tăng lên nếu bệnh nhân ăn phải thức ăn không phù hợp.

Hiện tượng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày được xem là một trong những nguyên nhân cao nhất gây ra tình trạng buồn nôn. Hiện tượng này xảy ra rất có thể là trong quá trình dung nạp thức ăn vào cơ thể, thức không được nhai kỹ hoặc do ăn quá no khiến thức ăn tồn đọng trong dạ dày mà không được xử lý, gây ra cảm giác đầy bụng, khó chịu. Điều này vô tình kích thích dạ dày tăng tiết dịch acid trào lên thực quản.

buồn nôn do trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý liên quan đến triệu chứng buồn nôn

Có thể nhận biết bệnh này dựa trên triệu chứng buồn nôn đi kèm với đau ngực, cảm giác có cục u trong cổ họng và khó nuốt thức ăn.

Chứng viêm dạ dày – tá tràng

Nếu bạn luôn có cảm giác buồn nôn sau khi ăn, kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, ợ nóng thì rất có thể bạn đang bị viêm dạ dày – tá tràng. Chưa dừng lại ở đó, bệnh lý này còn khiến người bệnh cảm thấy nóng rát dữ dội ở vùng bụng ngay cả khi đói và sau khi ăn, kết quả là gây đau tức thượng vị khiến người bệnh cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, khó kiểm soát.   

Tắc ruột

Căn cứ vào triệu chứng đau bụng, cảm giác quặn ruột, khó đi ngoài kèm theo triệu chứng buồn nôn dai dẳng, bạn có thể khẳng định bản thân đang bị tắc ruột. Vì thức ăn đang ứ lại đâu đó trong đó trong đường ruột khiến quá trình tiêu hóa bị gián đoạn gây ra các cơn đau không mong muốn. Và lời khuyên trong trường hợp này là dừng lại việc dung nạp thức ăn vào cơ thể để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Cách để đẩy lùi triệu chứng buồn nôn hiệu quả, đơn giản

Thực tế có rất nhiều biện pháp để khắc phục triệu chứng buồn nôn và cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện là:

  • Chỉ nên ăn những loại thực phẩm như cháo, súp và từ từ chuyển sang những thức ăn mềm để dễ tiêu hóa
  • Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, vì chúng sẽ gây ra cảm giác khó chịu và đầy bụng
  • Không nên ngửi các mùi gây kích thích mạnh như nước hoa
  • Nên tiến hành thăm khám và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp mang thai nên đến khoa phụ sản để kiểm tra.

Bên cạnh cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm cải thiện tình trạng buồn nôn chẳng hạn như: gừng, chanh, bạc hà,…

Đây là bài viết giải đáp thắc mắc về trường hợp buồn nôn nhưng không nôn được và những ảnh hưởng của triệu chứng này đối với sức khỏe. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và gia đình.

Có thể bạn quan tâm:

  • Hay nôn khan là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
  • Người nôn nao, khó chịu là bị gì? Làm sao hết
  • Chuyên gia, người bệnh nói gì về bài thuốc Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày