Tác Dụng Của Lá Bàng Trong Việc Chữa Bệnh Trĩ
Theo dân gian lá bàng là bài thuốc có tác dụng chữa bệnh trĩ khá hiệu quả, bên cạnh còn hỗ trợ đẩy lùi những căn bệnh tiềm ẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó phần đông đã tin tưởng và sử dụng lá bàng làm nguyên liệu điều trị bệnh trĩ tại nhà.
Vậy thực chất lá bàng có những công dụng nào? Dùng lá bàng chữa bệnh trĩ có đem lại hiệu quả không? Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
Lá bàng và công dụng chữa bệnh trĩ
Cây bàng (danh pháp terminalia catappa) là một loại cây thân to, thuộc họ Trâm bầu, cây thường được trồng nhiều ở miền Nam Việt Nam, chủ yếu là để lấy bóng mát từ tán cây. Tuy nhiên, rất ít người biết được lá bàng còn là một bài thuốc chữa bệnh khá hiệu quả, thậm chí còn được ví như là “thần dược” chữa được bách bệnh cho con người.
Theo như nghiên cứu cho biết trong thân và lá cây bàng có chứa một số chất và hợp chất sau: Flavonoid, Tanin, Saponin, Phytosterol,… Đặc điểm chung của các chất này là đều có tính diệt khuẩn, sát khuẩn rất cao nên rất tốt trong việc điều trị bệnh, có những tác dụng như:
- Trị đau dạ dày
- Chữa sâu răng, viêm lợi
- Chữa sốt cảm
- Đẩy lùi các bệnh phụ khoa
- Hạn chế tình trạng viêm loét, viêm da
- Điều trị mụn mủ , mụn nhọt
Vậy lá bàng có công dụng gì trong việc chữa bệnh trĩ?
Đối với cơ chế chữa bệnh trĩ bằng lá bàng: khi sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ, các tinh chất từ lá bàng sẽ theo cơ chế thẩm thấu vào vùng hậu môn gây làm các búi trĩ co lại, đồng thời chữa lành các vết thương, vết nứt giúp giảm tình trạng gây viêm nhiễm.
Tác dụng cụ thể của những hoạt chất có trong lá bàng đối với việc điều trị bệnh trĩ:
- Flavonoid: có tác dụng thẩm thấu vào thành mạch máu
- Tanin: có tác dụng bảo vệ, tránh các vi khuẩn có hại và có khả năng khử độc, sát khuẩn cao
- Saponin: có khả năng làm giảm sức căng bề mặt, làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng,…
- Phytosterol: làm một hợp chất có chức năng giảm lượng cholesterol trong cơ thể, làm tăng khả năng miễn dịch.
Vì vậy, nói lá bàng có tác dụng chữa bệnh trĩ là có khả năng, do đó mọi người có thể áp dụng phương pháp này để đẩy lùi tình trạng bệnh đang diễn ra.
Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá bàng
Vì đây là phương pháp chữa bệnh dân gian nên nhiều người sẽ còn thấy mới lạ và chưa nắm được cách thức sử dụng lá bàng sao cho nó phát huy được hiệu quả.
Dưới đây là 2 cách thức được áp dụng phổ biến trong việc chữa bệnh trĩ bằng lá bàng mà mọi người có thể tham khảo:
Cách 1 Xông hơi hậu môn với lá bàng
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá bàng
- Hướng dẫn thực hiện:
- Loại bỏ những lá già, lá bị sâu, vì những lá này không có tác dụng mang lại hiệu quả
- Rửa sạch bằng nước muối pha loãng, rửa bằng cách này vừa có thể loại bỏ được bụi bẩn vừa diệt trừ các chất độc hại bám trên lá
- Sau khi đã rửa sạch, đem lá bàng để vào nồi nước đun sôi trong khoảng 7 phút thì tắt bếp để hơi nguội.
- Trong khoảng thời gian chờ đợi, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối pha loãng và lau khô trước khi tiến hành thực hiện bước xông hơi hậu môn với lá bàng.
- Cơ chế điều trị bằng lá bàng: Khi thực hiện quá trình xông hơi, các tinh chất có trong lá bàng bắt đầu thoát ra ngoài, sau đó thẩm thấu trực tiếp vào các búi trĩ, làm búi trĩ co lại, qua đó những vết thương, vết nứt cũng được chữa lành.
- Sau khoảng thời gian 20 phút xông hơi, giữ phần nước đã nguội từ lá bàng và ngâm trực tiếp vùng hậu môn vào nước lá bàng trong khoảng 10 phút nữa để đạt hiệu quả cao nhất.
- Người bệnh nên thực hiện biện pháp xông hơi lá bàng thường xuyên để đảm bảo cho quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Cách 2 Kết hợp chữa trị bằng lá bàng và lá thiên lý
Nguyên liệu cần có:
- 60 gam lá bàng tươi
- 30 gam lá thiên lý
Hướng dẫn thực hiện:
- Tương tự như trên, đầu tiên chọn lấy những lá tươi sạch, loại bỏ những lá già, lá sâu hư hỏng vì chúng không có tác dụng cho việc điều trị. Đem tất cả phần lá được chọn rửa qua nước muối pha loãng và ngâm khoảng 15 phút để loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn ra khỏi lá.
- Lấy lá bàng đun sôi rồi tiến hành xông hơi như ở cách 1. Đối với lá thiên lý, ta dùng chày giã nhuyễn rồi vắt lấy nước, trong phần nước lá thiên lý cho thêm một ít nước muối sinh lý, lấy 1 miếng băng gạc nhỏ thấm hết phần dung dịch trên.
- Sau khi đã thực hiện bước xông hơi lá bàng, dùng băng gạc đã thấm dung dịch (nước muối – lá thiên lý) đắp trực tiếp lên vùng hậu môn và để qua đêm.
Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá bàng
Như đã nói, đây là hình thức chữa bệnh bằng phương pháp dân gian nên không mang lại hiệu quả tức thì đòi hỏi phải có sự kiên trì của bệnh nhân. Thường thì bệnh nhân mắc bệnh trĩ dưới 2 năm, sau 2-3 ngày điều trị sẽ có cơ hội phục hồi, tất nhiên phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà còn trường hợp nặng, bệnh có những chuyển biến xấu bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị bằng các phương pháp khoa học hiện đại.
Bên cạnh, để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh trĩ chúng ta cần:
- Có chế độ ăn uống hợp lý
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Sử dụng thảo dược trong quá trình điều trị
Đặc biệt, không nên lạm dụng cách chữa này để tránh phản tác dụng. Trong những trường hợp bệnh nặng, chỉ nên coi đây là giải pháp hỗ trợ và tìm kiếm giải pháp đặc trị theo hướng dẫn từ chuyên gia để có kết quả khỏi bệnh tốt nhất.
Góc nhìn người tiêu dùng VTC2: Giới thiệu bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh trĩ cho người hiện đại an toàn, hiệu quả cao, không biến chứng
|
Trên đây là những lý giải và hướng dẫn về cách dùng lá bàng chữa bệnh trĩ sao cho có hiệu quả và an toàn. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn để kết hợp điều trị và mang lại kết quả tốt nhất.