Sau sinh mổ táo bón, không đi đại tiện được cần làm gì?
Hiện tượng sau sinh mổ không đi đại tiện đượclà vấn đề rất bình thường mà rất nhiều sản phụ gặp phải. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe của người phụ nữ sau khi sinh, đồng thời cũng gây khó khăn cho quá trình chăm sóc trẻ.
Nguyên nhân vì sao sau sinh mổ không đi đại tiện được?
Tình trạng trạng sau sinh mổ không đi đại tiện được là một triệu chứng xảy ra khá phổ biến. Đây còn gọi là hiện tượng táo bón sau sinh. Đối với phụ nữ sinh thường, sau khi sinh 1 – 2 ngày thì hoạt động đi ngoài sẽ diễn ra bình thường, nhưng đối với phụ nữ sinh mổ thì thời gian này sẽ lâu hơn. Mặc dù đây là một hiện tượng bình thường nhưng sản phụ không nên chủ quan, bởi vì việc đi ngoài là điều cần thiết để cơ thể đào thải lượng chất cặn bã. Khi tình trạng táo bón xảy ra, lượng chất thải này có thể gây áp lực và lên vùng xương chậu, chất thải tích trữ càng lâu ngày thì táo bón càng nặng.
Cần phân biệt táo bón tạm thời và táo bón sinh lý do ảnh hưởng của sinh nở. Tình trạng táo bón xảy ra khi mà bạn không đi đại tiện hơn 3 lần mỗi tuần. Đồng thời khi đi ngoài, người mẹ phải dùng lực để rặn nhiều do phân cứng, màu sắc của phân tối màu, có mùi nặng. Nếu như táo bón nặng sản phụ có thể bị chảy máu, tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Các nguyên nhân gây ra tình trạng sau sinh mổ không đi đại tiện được là:
- Do ảnh hưởng của thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh gây ra một số rối loạn trao đổi trong cơ thể
- Khi mổ gây ra những chèn ép nhất định lên đại tràng, làm giảm nhu động ruột gây ra táo bón.
- Do sinh mổ sẽ khiến sản phụ mất nhiều máu, điều này khiến cho đại tràng không được nuôi dưỡng và từ đó gây ra tình trạng đi ngoài khó khăn.
- Nhiều sản phụ lạm dụng các loại vitamin và vi chất gây ra tình trạng nóng trong người, đặc biệt là viên uống sắt thường gây táo bón
- Ám ảnh tâm lý do những cơn đau xảy ra khi đi đại tiện, đặc biệt là với những mẹ sinh mổ thường e ngại việc phải đi ngoài sau sinh sẽ ảnh hưởng đến vết mổ.
- Do chế độ dinh dưỡng sau sinh của người mẹ thiếu rau xanh, cơ thể thiếu chất xơ dễ dàng gây ra hiện tượng táo bón.
- Người mẹ bị thiếu nước do cơ thể cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất sữa để nuôi con.
- Do sau khi sinh người mẹ ít vận động, cộng với tình trạng căng thẳng làm hạn chế hoạt động nhu động ruột và từ đó gây ra hiện tượng táo bón.
Táo bón sau sinh có nguy hiểm không?
Sau sinh mổ không đi đại tiện được không phải là bệnh, vì thế tình trạng này sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe. Thông thường tình trạng táo bón thường không kéo dài hơn 1 tuần, nếu như sản phụ đã không đi ngoài hơn 4 – 5 ngày thì cần thăm khám bác sĩ sớm. Ở mức độ nghiêm trọng thì tình trạng táo bón này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại cho người mẹ, cũng như gây cản trở cho quá trình chăm sóc con. Nếu như chủ quan, táo bón sau sinh mổ có thể gây ra những ảnh hưởng sau:
- Biến chứng bệnh trĩ: Hơn 60% sản phụ có dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh. Do khi đi ngoài người bệnh phải dùng sức để rặn mạnh, từ đó làm tăng áp lực ổ bụng, điều này khiến hệ thống tĩnh mạch ở búi trĩ sưng to và hình thành nên búi trĩ.
- Hệ tiêu hóa nhiễm độc: Khi lượng chất thải tích trữ trong bị lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng đầy bụng, khó ăn uống, bụng chướng, buồn nôn… Lượng chất thải tích trữ trong trực tràng có chứa khí và các chất độc hại làm cơ thể nhiễm độc. Có thể nhận biết thông qua tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc viêm loét đường ruột, cơ thể xanh xao do thiếu máu.
- Suy dinh dưỡng: Khi cơ thể không đào thải được các độc tố, chất thải tồn trữ thì những chất dinh dưỡng được tiếp nạp vào cơ thể sẽ không được xử lý triệt để. Ngoài ra nhiều sản phụ bị táo bón kèm theo tình trạng biếng ăn, triệu chứng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cân nặng.
Sau sinh mổ không đi đại tiện được phải làm sao?
Có nhiều phương pháp khắc phục tình trạng sau sinh mổ không đi đại tiện được mà không cần sử dụng thuốc. Mỗi ngày sản phụ đều nên áp dụng các cách này sẽ giúp điều trị khắc phục triệu chứng sớm:
Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ chất xơ
Các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ hỗ trợ tốt cho việc đi ngoài của sản phụ. Tuy nhiên bạn vẫn cần duy trì những loại thực phẩm đa dạng dưỡng chất khác, nhằm mục đích bồi bổ nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động trơn tru của hệ thống tiêu hóa. Nhóm rau xanh, củ quả hay các loại trái cây tươi. Ngoài ra các loại ngũ cốc cũng cung cấp nhiều chất xơ và vitamin, giúp người mẹ sau sinh mổ tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Rau củ cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cho cả mẹ và con, giúp hai mẹ con khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Trong đó các chuyên gia đã khuyến khích thai phụ nên ăn những loại rau giúp tăng cường nhu động ruột, như diếp cá, mồng tơi, rau dền, đậu bắp, rau má, rau khoai lang, rau sam,… Tuy nhiên không nên bổ sung quá mức vì khi nhuận tràng quá mức, có thể tiến triển thành tình trạng tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa kèm theo.
Một số loại khoai, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây như đu đủ, trái bơ, bưởi, táo,… cũng sẽ giúp thông tiện nhờ có nguồn chất xơ dồi dào. Bên cạnh ăn trái cây tươi thì sản phụ cũng có thể chế biến chúng thành các món sinh tố ngon miệng để bổ sung vitamin hàng ngày. Nguồn vitamin trong những loại trái cây này sẽ giúp cân bằng lại nguồn vi sinh đường ruột , đồng thời chúng cũng hỗ trợ phòng ngừa và đẩy lùi các vấn đề rối loạn tiêu hóa nói chung.
Tập thể dục vận động
Mặc dù sau khi sinh, vết mổ của người mẹ có thể còn rất đau nhưng sản phụ tuyệt đối không nên nằm lâu một chỗ. Không nhất thiết bạn phải vận động hay tập luyện ngay sau khi sinh, trong khi vết mổ còn đau thì bạn nên cử động nhẹ, hoặc đứng lên, ngồi xuống, chủ động đi vệ sinh để nâng cao sức khỏe đường ruột.
Khi luyện tập thì khí huyết sẽ lưu thông tốt, từ đó giúp hạn chế được những cơn co thắt ở thành ruột. Cũng cần lưu ý sản phụ không nên vận động ngay sau khi ăn, tốt nhất nên đi bộ chậm rãi sau khi ăn 1-2 giờ. Nếu như mẹ sinh thường thì nên xoa bụng dọc theo khung đại tràng nhằm tăng kích thích nhu động ruột.
Tập đi ngoài theo khung giờ nhất định
Sau khi sinh mổ, sản phụ cần tập thói quen đi ngoài đúng giờ. Việc này sẽ giúp đường ruột của bạn làm việc đúng vào một khung giờ cố định, thời gian này có thể là buổi sáng hoặc sau khi dùng xong bữa sáng. Sản phụ tuyệt đối không được nhịn đi ngoài hay ngồi rặn đi vệ sinh quá lâu.
Lưu ý tư thế ngồi khi đi ngoài
Để hoạt động co thắt của ruột diễn ra thuận lợi, quan trọng không kém những nguyên tắc trên là bạn nên ngồi với tư thế đúng đắn nhất. Tốt nhất là bạn nên ngồi xí bệt với một chiếc ghế cao khoảng 20cm ở phía trước bệ xí. Tư thế này sẽ giúp trực tràng nằm vào vị trí thẳng đứng, giúp phân dễ dàng ra ngoài hơn.
Dành thời gian để nghỉ ngơi
Tâm trạng căng thẳng hay mệt mỏi, những hoạt động quá sức có thể là nguyên nhân khiến sản phụ sau sinh mổ không đi ngoài được. Đặc biệt là trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, người mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng bạn có thể cử động nhẹ, đi vệ sinh hoặc chơi với con. Nhưng cũng cần hạn chế tuyệt đối thời gian làm việc để sức khỏe hồi phục tốt nhất.
Áp dụng các bài tập chữa táo bón
Trong 3 ngày đầu tiên sau sinh mổ, sản phụ không nên vận động mạnh mà chỉ nên nghỉ ngơi và di chuyển ra khỏi giường khi cần thiết. Sau đó để tránh tình trạng táo bón thì bạn nên thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng. Bằng cách này sẽ giúp kích thích quá trình trao đổi chất. Các bài tập dễ thực hiện tại nhà sau sẽ mở rộng vùng khung xương chậu, cải thiện chứng táo bón. Hướng dẫn luyện tập đơn giản như sau:
Bài tập 1: Thực hiện khi bạn đi vệ sinh hoặc ngồi xổm, đầu tiên bạn co cơ âm đạo và sau đó thả lỏng. Thực hiện tương tự như khi bạn đang đi tiểu rồi nín lại. Áp dụng bài tập liên tục nhưng bạn không được phép sử dụng cơ bụng, chân, lưng và mông. Nếu như bạn nhận thấy vùng bụng cử động thì tư thế chưa đạt. Bạn nên kết hợp thở đều, chậm và sâu.
Bài tập 2: Với bài tập này, trước tiên bạn nên luồn ngón tay vào âm đạo, dùng cơ ở âm đạo để kẹp ngón tay này. Mỗi ngày bạn nên áp dụng bài tập này 2 – 3 lần, mỗi lần duy trì trong 5 phút. Nếu như bạn nhận thấy ngón tay bị âm đạo kẹp lại thì tư thế này thành công.
Bài tập 3: Với bài tập này bắt buộc bạn phải làm chủ được sự co thắt ở âm đạo. Trước tiên bạn nên thả lỏng âm đạo và dùng sức háng và cơ ở vùng kín để co âm đạo từ mức vừa đến mức tuyệt đối trong vòng 5 – 10 phút. Áp dụng bài tập này mỗi ngày 2 – 3 lần hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
Cách xoa bụng chữa táo bón đơn giản tại nhà
Một số bài tập massage bụng có thể cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón. Các bài tập massage này sẽ giúp tăng cường nhu động đường ruột, hỗ trợ hoạt động co thắt để bài tiết lượng chất thải trong ruột ra khỏi cơ thể dễ dàng. Có hai cách massage chữa táo bón hiệu quả mà sản phụ có thể áp dụng như sau:
Cách 1:
- Bước 1: Tay trái chống eo, tay phải massage theo chiều kim đồng hồ từ rốn vòng ra ngoài.
- Bước 2: Tiếp tục massage xuống phía dưới trái, hướng xuống bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày.
- Bước 4: Thực hiện tương tự động tác massage với tay còn lại.
Cách 2:
- Bước 1: Sản phụ nằm ngửa, thư giãn tâm trí và thả lỏng các cơ
- Bước 2: Bạn đặt chồng hai tay lên nhau và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 50 vòng.
- Bước 3: Thực hiện theo chiều ngược lại với lực ép vừa phải thực hiện 50 vòng
Phương pháp massage kích thích nhu động ruột này sẽ hỗ trợ điều trị táo bón rất hiệu quả. Cần lưu ý sản phụ không nên áp dụng nếu vết mổ còn đau, chỉ thực hiện khi vùng vết mổ đã lành hẳn, không còn cảm giác đau nhức. Đồng thời sản phụ cũng không nên thực hiện ngay khi mới ăn xong để giảm các áp lực lên dạ dày.
Phụ nữ sau sinh mổ bị táo bón cần lưu ý
Việc sử dụng thuốc trong và sau khi mang thai đối với người mẹ cần phải thận trọng. Bởi một số dẫn xuất của thuốc có thể tồn tại trong cơ thể, đi theo đường sữa mẹ vào cơ thể trẻ khi người mẹ cho con bú . Tương tự với thuốc trị rối loạn tiêu hóa hay táo bón, không nên tự ý dùng nhóm thuốc này chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Các nhóm thuốc trị táo bón bao gồm các loại thuốc thụt tháo đều không được phép sử dụng tự ý. Nhiều trường hợp dùng thuốc thụt sau sinh mổ thường xuyên, hậu quả là người mẹ bị giãn cơ trơn hậu môn, lâu ngày khiến sản phụ mất phản xạ rặn khi đi ngoài.
Để giảm tình trạng táo bón, nguyên tắc đơn giản nhất là uống nhiều nước và tăng cường nhóm chất xơ. Sau sinh mổ do sản phụ không thể vận động được ngay nên thời gian 2 – 3 ngày đầu không thể đi ngoài không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu như tình trạng táo bón kéo dài trong suốt một thời gian mà không cải thiện thì sản phụ nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và được điều trị phù hợp, kịp thời.
Tình trạng sau sinh mổ không đi ngoài được là một dấu hiệu táo bón dễ gặp ở những phụ nữ lựa chọn phương pháp sinh này. Tuy nhiên sản phụ có thể yên tâm vì đây không phải là bệnh mà chỉ cần chú ý ăn uống, chăm sóc đúng cách thì sẽ cải thiện tốt mà không cần sử dụng liệu pháp điều trị nào.