Ruột thừa là gì, nằm ở đâu, có chức năng gì trong cơ thể?

Một trong những bộ phận dễ gây viêm nhiễm và phải cắt bỏ để tránh ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể là ruột thừa. Nhiều người cho rằng ruột thừa là phần thừa của cơ thể, không có chức năng gì và thậm chí có người còn cắt bỏ trước để đỡ phải đau ruột thừa. Vậy ruột thừa là gì, có thực sự là ruột thừa không có chức năng gì với cơ thể hay không?

Ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một cấu trúc hình ống nhỏ, dạng con giun, dài từ 2 - 20cm
Ruột thừa là một cấu trúc hình ống nhỏ, dạng con giun, dài từ 2 – 20cm

Ruột thừa là một bộ phận bên trong cơ thể, là một ống hẹp hình giun, tách ra từ thành sau của manh tràng. Ruột thừa do phần đầu của manh trang bị thoái hóa, trước đây, các nghiên cứu cho rằng ruột thừa là cơ quan thoái hóa, nghĩa là nó đã mất hầu hết các chức năng. 

Ruột thừa ở dưới tận cùng của hồi tràng khoảng 2m, có thể nằm ở một trong số nhiều vị trí sau:

  • Sau manh tràng và phần dưới đại tràng
  • Nằm dưới manh tràng
  • Nằm trước hoặc sau đoạn cuối của hồi tràng
  • Ở nữ, ruột thừa có thể nằm trong tiểu khung, sát vòi trứng và buồng trứng phải.

Có thể hiểu, ruột thừa dính với phần đầu manh tràng, cách phía dưới góc hồi manh tràng (hồi tràng) 2 – 3cm. Có gốc tại điểm hội tụ của 3 dải cơ dọc trên ruột già, nằm ở điểm giữa của đoạn thẳng nối từ gai chậu trước rốn, trên rốn và rốn. 

Ruột thừa dài bao nhiêu? 

Ruột thừa hình con giun, dài từ 2 – 20cm, độ dài trung bình thường là 9cm. Tùy theo độ tuổi mà độ dài ruột thừa có sự thay đổi nhất định, ruột thừa thường dài hơn ở trẻ em và có thể teo hoặc giảm sau tuổi trung niên. Ruột thừa nối với mạc treo hồi tràng bằng 1 mạc treo ruột thừa ngắn, nếp phúc mạc này thường có hình tam giác chạy dọc suốt ruột thừa đến tận đỉnh. 

Lòng ruột thừa nhỏ, được mở vào manh tràng bằng lỗ ruột thừa. Do lớp niêm mạc của ruột thừa chứa nhiều nang bạch huyết chùm nên niêm mạc ruột thừa hay lồi vào lòng ruột. Ruột thừa cũng có 1 nhánh của động mạch hồi đại tràng. Động mạch này đi đến đỉnh ruột thừa, dọc theo bờ tự do của mạc treo.

Ruột thừa để làm gì?

ruột thừa có vai trò nhất định thậm chí quan trọng trong hệ tiêu hóa
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ruột thừa có vai trò nhất định thậm chí quan trọng trong hệ tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu cho rằng, trước đây, ruột thừa cũng đóng vai trò trong quá trình tiêu hóa, tuy nhiên ngày nay nó đã không còn tác dụng gì đối với cơ thể. Thế nhưng ngày nay, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ruột thừa có vai trò nhất định thậm chí quan trọng trong hệ tiêu hóa.

Trong hệ thống ống tiêu hóa, có lớp màng vi khuẩn cộng sinh nắm vai trò thiết yếu trong việc tổng hợp vitamin, lên men thức ăn, lượng vi khuẩn này sẽ giảm dần từ ruột thừa trở đi. Có thể thấy, ruột thừa là nguồn là nguồn dự trữ các lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, trong trường hợp tiêu chảy, khi hệ tiêu hóa bị thất thoát một lượng lớn lợi khuẩn. Để giúp lập lại trật tự ổn định đường ruột thì việc “chi viện” các lợi khuẩn từ ruột thừa là vô cùng cần thiết. 

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, ruột thừa đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của con người. Nó chứa nhiều mô lympho, nắm giữ vai trò chống nhiễm trùng đồng thời có thể giúp phục hồi hệ tiêu hóa của con người. 

 Bệnh lý về ruột thừa thường gặp

Ruột thừa thường nằm ở bụng dưới bên phải hoặc ở các vị trí khác như giữa ổ bụng, vùng dưới gan phải hoặc giữa các quai ruột non. Cũng có những trường hợp ruột thừa nằm bên trái bụng dưới, tuy nhiên đây là vị trí cực kỳ hiếm gặp. Tác dụng của ruột thừa chính là chống lại sự nhiễm trùng, “khởi động lại” hệ tiêu hóa sau các bệnh lý nhiễm trùng đường ruột và liên quan đến hệ thống bạch tuyết.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng nhưng ruột thừa lại rất dễ bị viêm nhiễm và bắt buộc phải cắt bỏ khi gặp vấn đề. Các bệnh lý ruột thừa thường gặp là:

1. Viêm ruột thừa

Dấu hiệu nhận biết
Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa viêm nhiễm do vi khuẩn trong ruột thừa phát triển quá mức kiểm soát khiến nó chứa đầy mủ và có nguy cơ vỡ ra. Ngoài ra, ruột thừa có thể bị tắc do sỏi, giun, hạt chanh, hạt ớt, dị vật chèn vô do các mô bạch huyết phì đại hoặc do một số lý do khác. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Sốt nhẹ
  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn
  • Đau bên phải bụng dưới (hốc chậu phải)

2. U nhầy ruột thừa

U nhầy ruột thừa là tình trạng tích tụ chất nhầy bên trong lòng ống ruột thừa, do có sự tắc nghẽn ở gốc ruột thừa. Có thể là khối u lành tính hoặc ác tính, được chia thành 4 loại chính là u nhầy đơn thuần, tăng sản nhầy, u nang tuyến nhầy, ung thư nang tuyến nhầy.

Đa phần các trường hợp mắc u nhầy ruột thừa thường không có triệu chứng đặc trưng. Chỉ 50% mới xuất hiện các biểu hiện như:

  • Đau bụng phải và khối vùng bụng
  • Buồn nôn, nôn, sụt cân
  • Thay đổi thói quen đi cầu
  • Thiếu máu, đi cầu ra máu hoặc tiểu ra máu.

Tóm lại ruột thừa là một bộ phận thuộc ống tiêu hóa của con người, ít được quan tâm và không được hiểu rõ chức năng. Đa phần trong suốt cuộc đời con người, ruột thừa thường nằm yên, tuy nhiên do một số lý do như tác nhân ngoại lai, mô bạch huyết phì đại khiến ruột thừa viêm nhiễm, phải cấp cứu, phẫu thuật cắt bỏ.