Phù nề dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh?

Tình trạng phù nề dạ dày cho thấy niêm mạc dạ dày đang bị viêm. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác như xuất huyết hoặc thủng dạ dày. Xây dựng thói quen ăn uống có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý này. Cụ thể bị phù nề dạ nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh?

Phù nề dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh?
Phù nề dạ dày là dấu hiệu ban đầy của những bệnh lý viêm loét dạ dày

Dạ dày bị phù nề do đâu?

Phù nề dạ dày là tình trạng viêm dạ dày nhẹ, có thể kèm theo loét ở niêm mạc thành dạ dày. Trong đó tình trạng phù nề xảy ra ở vùng niêm mạc bị nhiễm trùng dẫn đến giãn mao mạch, phù nề và xung huyết. Bệnh phổ biến ở đối tượng nam giới hơn do thói quen hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên… Độ tuổi mắc bệnh phù nề dạ dày trung bình từ 40 – 50 tuổi, tuy nhiên tỷ lệ nam giới mắc bệnh có khuynh hướng ngày càng trẻ hóa.

Trong một số trường hợp, dạ dày bị phù nề là dấu hiệu của bệnh viêm hang vị dạ dày. Đây là tình trạng viêm loét dạ dày mức độ nhẹ, biểu hiện ban đầu của bệnh là tình trạng phù nề xung huyết , tiến triển nặng hơn sẽ gây loét dạ dày và xuất huyết. Các bệnh lý về dạ dày có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu như không điều trị sớm thì viêm và phù nề dạ dày sẽ tiến triển đến những giai đoạn nguy hiểm sau:

Chảy máu đường tiêu hóa

Còn gọi là biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa, tình trạng này cho thấy vùng bị viêm đã hình thành các tổn thương sâu khiến cơ quan này bị xuất huyết từ bên trong. Dấu hiệu nhận biết tình trạng xuất huyết dạ dày là người bệnh nôn hoặc đi ngoài ra máu, phân có màu sắc xanh đen và mùi hôi tanh…Nếu như không cấp cứu kịp thời thì tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Hẹp môn vị

Biến chứng hẹp môn vị được đánh giá là một trong những biến chứng nguy hiểm sau khi dạ dày bị phù nề. Nếu hẹp môn vị xảy ra, cuộc sống người bệnh sẽ bị đảo lộn bởi những ảnh hưởng lâu dài như mất khẩu bị, biếng ăn, thường xuyên bị buồn nôn, gia tăng các cơn đau ở khoang bụng, sức khỏe suy nhược nghiêm trọng… Ngoài ra tình trạng hẹp môn vị cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, cũng như làm giảm nhu động ruột.

Thủng dạ dày

Phù nề dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh?
Dạ dày bị viêm lâu ngày sẽ hình thành những lỗ thủng có kích thước nhất định rất dễ bị xuất huyết

Biến chứng thủng dạ dày có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng, bởi sau khi dạ dày có lỗ thủng thì máu sẽ ồ ạt chảy vào trong dạ dày. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy bụng căng chướng và rất đau. Kèm theo đó là những dấu hiệu thiếu máu, mất nước cấp tính. Huyết áp của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng đến tim mạch . Đối với những bệnh nhân có bệnh nền liên quan đến tim mạch, huyết áp, biến chứng này có thể rất nguy hiểm và khả năng tử vong cao nếu không cấp cứu sớm.

Ung thư dạ dày

Sưng nề ở dạ dày là dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng. Nếu như dạ dày hình thành những ổ viêm lâu ngày sẽ tiến triển sang viêm dạ dày mãn tính. Lúc này các ổ viêm có thể phát triển thành những khối u ác tính – bệnh ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất và rất khó để điều trị trong giai đoạn muộn. Thời gian phát hiện ung thư dạ dày càng muộn thì thời gian sống của người bệnh ngày càng rút ngắn. 

Khi phù nề dạ dày nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chính, vì thế bất kỳ thực phẩm nào người bệnh dùng trong thời gian này cũng đều có thể tác động đến vùng khu vực bị bệnh. Một số lợi thực phẩm được nghiên cứu mang lại những tác dụng cải thiện hiệu quả tình trạng viêm, đồng thời hạn chế được những tổn thương nghiêm trọng hơn cho cơ quan này. Các nhóm thực phẩm người bị phù nề dạ dày nên ăn gồm có:

Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid

phù nề dạ dày nên ăn gì?
Acid tăng cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm nhiễm và dễ dẫn đến phù nề dạ dày

Acid dạ dày tăng cao sẽ khiến tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn. Tình trạng này cũng ảnh hưởng không ít đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, mặc dù acid có vai trò hỗ trợ phân hủy thức ăn nhưng cần điều chỉnh mức acid ở mức độ vừa đủ khi bạn đang bị viêm loét dạ dày.

Môi trường dạ dày kiềm tính cao sẽ hạn chế được sự ăn mòn lên thành dạ dày, từ đó giúp kiểm soát tốt tình trạng phù nề. Các chuyên gia cho rằng để kiểm soát tình trạng sưng và chảy máu ở dạ dày, những loại thực phẩm có tính acid thấp rất quan trọng. Cụ thể là:

  • Rau xanh
  • Bông cải xanh
  • Rau chân vịt
  • Rau xà lách
  • Củ cải đỏ
  • Củ dền
  • Bắp cải,…

Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa

Người bị phù nề dạ dày cần hạn chế bổ sung các loại thực phẩm tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Do trong thời gian này, dạ dày của bạn sẽ không làm việc được như bình thường, nếu như ăn nhiều thực phẩm khó tiêu sẽ gây cản trở sự hồi phục của vùng niêm mạc dạ dày đang viêm nhiễm. Khi tiêu hóa thức ăn không hiệu quả, tình trạng này sẽ khiến người bệnh thêm phần khó chịu do những triệu chứng khó tiêu gây ra, như ợ hơi, đầy bụng, tức ngực, khó thở,…

Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, các món canh, hầm nhừ… Xây dựng thực đơn đa dạng các món dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ sẽ hạn chế được tình trạng căng thẳng dạ dày. Ngược lại nếu bạn vẫn giữ thói quen ăn xương sụn, các món ăn thô, cứng dễ dây đau dạ dày và khiến vùng vết thương tiến triển nghiêm trọng hơn. Trong đó những loại thực phẩm dễ tiêu nhất được liệt kê gồm có:

  • Các loại trái cây mềm (đu đủ, xoài, thanh long…)
  • Các loại rau ít xơ như bí đỏ, bí xanh, rau dền, mồng tơi
  • Các loại thịt dễ tiêu như cá biển, cá sông, thịt gà, thịt chim cút…

Thực phẩm giàu chất Flavonoid

phù nề dạ dày nên ăn gì và nên kiêng gì?
Trà xanh là loại thức uống giàu chất chống viêm Flanovoid tốt cho dạ dày

Một số nghiên cứu cho rằng khi dạ dày bị phù nề hoặc mắc phải bất kỳ bệnh lý gì do viêm nhiễm gây ra thì những thực phẩm flavonoid cần được ưu tiên hơn cả. Flavonoid là một chất kháng sinh, chống viêm tự nhiên có trong thực vật. Nếu như việc sử dụng thuốc trong thời gian bị viêm dạ dày và phù nề có thể gây tác dụng phụ, thì nhờ có tác dụng của flavonoid mà các ổ viêm bên trong cơ thể được cải thiện tốt hơn.

Ngoài ra flavonoid cũng là hoạt chất có nhiều tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa. Một số thực phẩm giàu flavonoid hỗ trợ làm liền vết loét và chống viêm cho dạ dày. Trong đó những loại thực phẩm dinh dưỡng được đánh giá cao đối với người bệnh viêm dạ dày gồm có:

  • Các loại trái cây có vị chua nhẹ
  • Trà xanh
  • Rau cần tây
  • Trái nam việt quất
  • Các loại táo
  • Trái anh đào
  • Bông cải xanh
  • Ớt chuông,…

Nhóm thực phẩm bổ sung men vi sinh

Men vi sinh bao gồm những lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Nếu như dạ dày bị phù nề dạ dày và không thể tiêu hóa thức ăn tốt, đau dạ dày tái diễn thường xuyên thì việc bổ sung nhóm thực phẩm giàu men vi sinh là rất cần thiết. Hiện nay trong nhiều loại sữa chua lên me đều có thành phần men vi sinh cơ bản, đáp ứng nhu cầu của dạ dày.

Việc bổ sung các lợi khuẩn này cũng có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại cho dạ dày.  Men vi sinh làm dịu đi những tổn thương trên lớp niêm mạc dạ dày và thúc đẩy hoạt động co thắt dạ dày diễn ra ổn định hơn. Ngoài ra nhờ có men vi sinh mà nồng độ acid trong dạ dày cũng được điều hòa ở mức ổn định. Từ đó cải thiện hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng tránh triệu chứng trướng bụng, tiêu chảy, táo bón… 

Ngoài sữa chua thì men vi sinh còn có nhiều trong mật ong, phô mai và các chế phẩm từ sữa. Đây đều là những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và thường được khuyến khích trong trị liệu những bệnh lý liên quan đến dạ dày. 

phù nề dạ dày nên ăn gì và nên kiêng gì?
Sữa chua giúp bổ sung men vi sinh có lợi cho hoạt động của dạ dày

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Người mắc bệnh về dạ dày cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ theo liều lượng phù hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định mặc dù chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa, nhưng chính vì nhiều người lạm dụng loại thực phẩm này mà dẫn đến khó tiêu, đầy bụng. Nếu được bổ sung với liều lượng vừa đủ, chất xơ có thể tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thức ăn, phòng tránh triệu chứng viêm nhiễm trong cơ thể.

Việc bổ sung chất xơ rất quan trọng đối với người bệnh phù nề dạ dày. Nếu như phù nề xuất phát từ những vấn đề liên quan đến tiêu hóa như viêm loét dạ dày, bệnh đau thượng vị hay trào ngược acid dạ dày,… có thể cải thiện tốt nếu bổ sung chất xơ một cách hợp lý. Trong đó những thực phẩm giàu chất xơ được biến đến phổ biến nhất là:

  • Các loại rau xanh
  • Rau củ có màu xanh đậm
  • Các loại bột ngũ cốc
  • Cám lúa mì
  • Bột yến mạch
  • Các loại hạt lanh,…
phù nề dạ dày nên ăn gì và nên kiêng gì?
Các loại rau xanh cung cấp nhiều chất xơ cải thiệt hoạt động ở dạ dày và đường ruột

Nhóm thực phẩm giàu Omega-3

Khi vị phù nề ở dạ dày do viêm, cơ thể người bệnh rất cần bổ sung các hoạt chất chống viêm để tăng khả năng kháng bệnh tự nhiên. Trong đó omega-3 là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể tăng cường các tế bào kháng viêm chống lại bệnh tật. Omega-3 cũng mang lại nhiều lợi ích cho não bộ, tim mạch và là một trong những chất giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư.

Khi bị viêm dạ dày mãn tính, để phòng tránh nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày thì người bệnh cũng cần bổ sung tăng cường omega-3, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ác tính. Omega-3 thường có trong các loại cá, đặc biệt là cá biển và số ít có trong dầu thực vật. Những thực phẩm dồi dào Omega-3 tốt nhất cho sức khỏe của bạn gồm cóL

  • Các hồi
  • Cá ngừ
  • Cá trích
  • Cá tuyết
  • Cá thu
  • Cá mòi
  • Dầu oliu
  • Hạnh nhân
  • Óc chó
  • Hạt điều…

Ngũ cốc nguyên cám

phù nề dạ dày nên ăn gì và nên kiêng gì?
Thường xuyên bổ sung nhóm ngũ cốc nguyên cám để hỗ trợ hoạt động của tuyến cơ quan tiêu hóa

Các loại ngũ cốc nguyên cám rất tốt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày nói chung và sưng nề dạ dày nói riêng. Ngũ cốc nguyên cám chính cung cấp nguồn năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài thành phần chất xơ cao, ngũ cốc còn rất giàu protein và dễ dàng tiêu hóa. M

Các nghiên cứu cho rằng thành phần bột nguyên cám của ngũ cốc có lượng axit folic lớn, đây là một chất dinh dưỡng tham gia vào hoạt động bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày. Bên cạnh đó nhóm thực phẩm này cũng giúp làm điều chỉnh acid dư thừa trong dạ dày. Những thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc nguyên cám người bệnh nên bổ sung là:

  • Yến mạch
  • Lúa mì nguyên cám
  • Gạo lứt nguyên cám,…

Tinh bột nghệ

Dạ dày bị sưng nề nên ăn gì – Không thể thiếu nghệ trong danh sách các thực phẩm người mắc bệnh lý này nên dùng thường xuyên. Trong thành phần chính của nghệ có hoạt chất curcumin – một chất chống viêm mạnh mẽ bảo vệ lớp niêm mạch ở hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Nghệ cũng là dược liệu thường được bào chế thành thuốc chữa bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là viêm dạ dày, viêm hang vị dạ dày phù nề, xuất huyết dạ dày…

Sử dụng bột nghệ để uống hàng ngày và thêm nghệ vào chế biến món ăn là những cách giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày khó chịu hiệu quả. Đồng thời bằng cách này cũng thúc đẩy những tế bào mới được sản sinh, từ đó làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên bạn cũng nên điều chỉnh liều lượng sử dụng nghệ để điều trị bệnh với mức độ vừa đủ, bởi nếu lạm dụng thường xuyên có thể gây phản tác dụng.

Người bị phù nề dạ dày nên kiêng ăn gì?

Song song với giải đáp thắc mắc bệnh nhân bị phù nề dạ dày nên ăn gì, có một số thực phẩm bạn nên kiêng vì chúng có thể khiến tình trạng viêm ở dạ dày tiến triển xấu hơn. Đặc biệt là các món ăn cay nóng, món ăn nhiều dầu mỡ. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm sau để phòng tránh bệnh chuyển biến xấu:

Không ăn nhiều chất béo và gia vị cay, nóng

phù nề dạ dày nên ăn gì và nên kiêng gì?
Bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày tuyệt đối không nên ăn cay và hạn chế nêm nếm các loại gia vị

Bị phù nề dạ dày nên kiêng gì? Quan trọng nhất là bạn cần kiêng các loại thực phẩm làm tăng acid dạ dày, cụ thể là thức ăn dầu mỡ và các loại gia vị cay nóng. Các loại thực phẩm này có thể kích thích dạ dày và làm tăng độ pH ở cơ quan này, từ đó khiến dạ dày co bóp nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta thường có cảm giác no lâu nhưng bụng căng chướng khó chịu sau khi ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ.

Ngoài ra người bệnh cũng nên kiêng ăn các món cay, món ăn nêm nếm nhiều gia vị. Thực phẩm cay nóng kích thích rất nhanh lượng acid tiết ra từ dạ dày. Thói quen này dễ hình thành các ổ viêm loét trong dạ dày, đồng thời cũng khiến cho vết loét chậm lành, sưng to và nguy cơ xuất huyết dạ dày cao hơn.

Hạn chế dùng các loại đậu thường xuyên

Thực phẩm thuộc nhóm họ đậu mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không có nhiều lợi ích đối với các vùng bị viêm ở dạ dày. Do trong thành phần của đậu cùng lúc có hàm lượng chất xơ, protein và chất béo nên việc ăn chúng nhiều có thể dẫn đến khó tiêu, đầy hơi. Thành phần carbohydrate phức hợp có trong dạ dày cũng làm tăng nồng độ acid, đây là nguyên nhân vì sao mà khi ăn nhiều đậu bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng sau đó.

Tuy nhiên nếu như kiêng ăn đậu hoàn toàn thì bạn có thể bị thiếu chất. Tốt nhất người bệnh vẫn có thể ăn lượng đậu vừa phải để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa nhanh, nấu đậu chín và dùng nóng để tránh những ảnh hưởng đến dạ dày. Đối với những người mắc bệnh dạ dày như viêm hoặc sưng, chảy máu dạ dày nên hạn chế ăn đậu thường xuyên.

Không uống rượu bia, caffeine và nước có ga

Những loại thức uống này thường xuyên hiện diện trong những buổi họp mặt, tuy nhiên đây lại là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm và sưng nề dạ dày. Trong đó bia rượu và những loại thức uống có chứa cồn, caffeine có thể làm tăng nồng độ acid dạ dày ở mức cao nhất. Ngoài ra nhóm thức uống này cũng gây kích thích lưu thông  máu và gây bào mòn thành niêm mạc dạ dày.

Đối với những loại thức uống có ga, thành phần đường hóa học cao cùng với nồng độ CO2 bão hòa và nhiều chất bảo quản có thể khiến tình trạng viêm dạ dày thêm nghiêm trọng. Uống nước ngọt thường xuyên cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hoạt động tiết dịch vị, trong thời gian lâu dài có thể dẫn đến loét dạ dày. Người bệnh đang bị viêm hoặc sưng nề dạ dày mà vẫn có thói quen uống bia rượu sẽ tăng nguy cơ chảy máu.

Các loại thực phẩm khô cứng

Khi đang điều trị bệnh về dạ dày, dù cho bệnh xuất phát từ nguyên nhân nào thì bạn cũng cần ưu tiên chế độ ăn nhiều chất lỏng và hạn chế thực phẩm thô. Do dạ dày của bệnh nhân đang nhạy cảm với hoạt động co thắt, và bề mặt niêm mạc đang mỏng và dễ bị chảy máu nên thời gian này bệnh nhân cần kiêng tuyệt đối các loại rau củ sấy, khoai sấy, bánh mì sấy… 

Hạn chế những thực phẩm khó tiêu sẽ giúp người bệnh không gặp phải tình trạng đau và chướng bụng kéo dài. Trong nhiều trường hợp dạ dày không thể nghiền nát hết thức ăn, còn để sót lại những mảnh vụn sẽ tạo thành các vết trợt trong dạ dày. Tình trạng này là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp tính xảy ra phổ biến.

Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn

phù nề dạ dày nên ăn gì và nên kiêng gì?
Thực phẩm đóng hộp có chứa thành phần bảo quản và nhiều muối không tốt cho dạ dày

Những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh hay thực phẩm được đóng gói đều là những món ăn gây hại cho người bệnh viêm dạ dày sưng nề. Trong đa số các loại thực phẩm này đều có chứa nhiều muối, cùng với hàm lượng chất bảo quản cao. Muối được bổ sung vào cơ thể càng nhiều càng thúc đẩy lượng acid dịch vị tiết ra nhiều hơn, điều này khiến các vết loét ở dạ dày khó lành hơn.

Bên cạnh dó muối cũng là nhóm gia vị có thể làm chậm chức năng tiêu hóa, gây thiếu máu đến dạ dày. Các chuyên gia cũng nhận định rằng khi bạn ăn nhiều muối sẽ dễ bị khó tiêu, nếu kết hợp cùng với chất bảo quản sẽ tạo thành sự kết hợp có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Nguyên tắc ăn uống khi bạn bị phù nề dạ dày

Phù nề dạ dày là một triệu chứng cho thấy tình trạng viêm dạ dày đang xảy ra, vì thế bạn nên cân nhắc một số nguyên tắc ăn uống quan trọng để phòng ngừa những tiến triển xấu hơn. Ngoài việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học kể trên, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau để bệnh nhanh khỏi và không phát sinh biến chứng:

  • Không để bụng quá no hay quá đói, tình trạng này sẽ làm tăng tiết dịch vị lên dạ dày và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Bạn không nên ăn quá no trong một lần ăn, mỗi ngày nên chia khẩu phần thành 6 – 8 bữa nhỏ để giúp dạ dày trung hòa acid và tiêu hóa tốt hơn.
  • Sau khi ăn bạn nên vận động và đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút, không nên nằm ngay sẽ khiến thức ăn rất lâu tiêu.
  • Duy trì tâm trạng tinh thần thoải mái, tránh để hệ thần kinh bị căng thẳng, bởi vì stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày bị đau và viêm loét.
  • Chọn lựa nguồn thực phẩm sạch trong nấu nướng, chỉ dùng các loại thực phẩm còn tươi và nấu thức ăn chính kỹ, đảm bảo công đoạn vệ sinh và chế biến an toàn.
  • Ưu tiên cách chế biến món ăn theo hình thức hầm, luộc, hấp, om, tiết giảm dầu ăn và mỡ động vật trong nấu nước sẽ giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa hiệu quả hơn.
  • Uống nhiều nước lọc, trung bình mỗi ngày người bệnh cần khoảng 1.5 – 2L nước, đồng thời hạn chế uống nước trái cây có vị chua sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày.
  • Người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về cách xây dựng thực đơn ăn uống trong thời gian điều trị bệnh.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin chia sẻ về vấn đề người bị phù nề dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh. Một chế độ dinh dưỡng khoa học , kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý ở dạ dày. Tốt nhất người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn hướng chữa bệnh phù hợp. Đồng thời tiến hành thăm khám và tuân thủ điều trị sớm sẽ mang đến những kết quả khả quan.