Người bị đau dạ dày có nên uống sữa? Lời khuyên từ bác sĩ

Sữa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày có nên uống sữa hay không đang là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi việc hiểu rõ mối liên quan giữa thực phẩm và bệnh sẽ giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn uống đúng cách, giúp bệnh nhanh chóng bình phục.

đau dạ dày có nên uống sữa
Người bị đau dạ dày có nên uống sữa?

Người bị đau dạ dày có nên uống sữa?

Sữa hay còn được gọi với biệt danh mỹ miều là huyết dịch màu trắng. Đây là một trong những sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ và nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Theo một số tài liệu ghi chép, sữa không những giúp cung cấp lượng lớn canxi, potein mà chúng còn giúp bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Chưa kể đến, các thành phần dưỡng chất chứa trong sữa còn giúp tạo môi trường trung tính, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác nhân gây viêm loét. Do đó, bệnh nhân đau hoặc viêm loét dạ dày có thể sử dụng sữa để bồi bổ và cải thiện triệu chứng bệnh.

Người đau dạ dày nên dùng sữa nào?

Trong sữa chứa nhiều men vi sinh và chất dinh dưỡng rất tốt đối với sức khỏe hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, đồng thời kiểm soát tình trạng kích ứng dạ dày gây đau bụng, bệnh nhân nên lựa chọn loại sữa uống phù hợp.

Dưới đây là một số loại sữa bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng như:

+ Sữa tươi

Sữa tươi được xem là một trong những thức uống dinh dưỡng tốt cho người bị đau dạ dày. Bởi chúng chứa lượng lớn chất đạm cộng với hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, dễ hấp thu.

Bên cạnh công dụng bồi bổ cơ thể trong những lúc có bệnh, sữa tươi còn có tác dụng giúp trung hòa acid dịch vị trong dạ dày. Từ đó giúp làm giảm đau và cải thiện triệu chứng khó chịu ở bụng, thượng vị. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng chúng.

+ Sữa chua

Sữa chua là chế phẩm của sữa có chứa lượng lớn acid lactic có tác dụng làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, các hoạt chất chứa trong thực phẩm này còn giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu do đau dạ dày gây nên. 

Chưa kể đến, trong sữa chua còn chứa lượng lớn hệ vi sinh vật có lợi cho hệ đường ruột. Những lợi khuẩn này giúp làm sạch đường ruột và tấn công vi khuẩn gây hại. Điều đặc biệt, chúng còn giúp kìm hãm sự phát triển của chủng khuẩn Hp, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.

Đau dạ dày có nên uống sữa chua?
Người bị đau dạ dày có thể dùng sữa chua để bổi bổ cơ thể và cải thiện bệnh nhưng cần sử dụng đúng cách

+ Sữa bột

Ngoài sữa tươi và sữa chua, bệnh nhân cũng có thể sử dụng sữa bột. Nhưng trong quá trình sử dụng, người bệnh nên chú ý đến cách pha sữa và lượng nước cần pha. Bệnh nhân nên pha sữa với nước ấm ở nhiệt độ khoảng 30 – 35. Nước pha không được quá nóng hoặc quá lạnh. Lượng nước pha khoảng 100 – 125 ml.

Người đau dạ dày có nên uống sữa đậu nành?

Cũng giống như sữa tươi và sữa chua, sữa đậu nành cũng được coi là thức uống giàu giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh việc chứa nhiều protein, đường, acid béo, loại sữa này còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin, rất tốt đối với sức khỏe cơ thể. Chẳng hạn như:

  • Sữa đậu nành giúp phòng ngừa tình trạng loãng xương vì chứa nhiều canxi
  • Giúp phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tuyến giáp
  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa, giúp chị em sở hữu làn da mịn màng
  • Có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch và điều hòa hàm lượng cholesterol trong máu

Chính nhờ những lợi ích tuyệt vời này mà sữa đậu nành thường được khuyến cáo sử dụng mỗi  ngày để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, không phải bệnh nào cũng có thể dùng loại thức uống này. Đặc biệt là bệnh đau dạ dày và các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. 

Nguyên nhân là do trong sữa đậu nành có chứa một số hoạt chất có thể kích thích dạ dày điều tiết ra nhiều acid dịch vị. Việc dư thừa acid trong dạ dày có thể gây nên các triệu chứng như khó tiêu và đầy hơi. Không những thế, dựa theo triết lý âm dương – ngũ hành trong ẩm thực, đậu nành có tính lạnh thường không tốt cho bệnh nhân có hệ tiêu hóa, đường ruột kém.

Lưu ý khi người đau dạ dày dùng sữa tươi, sữa bột và sữa chua

Như đã đề cập ở trên, người bị đau dạ dày có thể sử dụng sữa tươi và sữa chua để hỗ trợ tăng khả năng bình phục bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng để hạn chế sữa gây đầy hơi, chướng bụng hoặc khó tiêu hóa, bệnh nhân không nên uống sữa quá số lượng cho phép. Tốt nhất, mỗi người trưởng thành chỉ nên uống tối đa 500 ml mỗi ngày. 

Cách uống sữa đúng và mang lại hiệu quả là người bệnh nên làm nóng sữa một cách gián tiếp trước khi uống. Ví dụ như bệnh nhân nên ủ sữa vào nước nóng, đun sữa ở nhiệt độ thấp trong thời gian ngắn hoặc làm ấm sữa bằng lò vi sóng. Tuyệt đối không làm ấm sữa bằng cách nấu trực tiếp để tránh tình trạng thất thoát protein hoặc phá hủy canxi.

Đau dạ dày có nên uống sữa
Người bị đau dạ dày không nên uống sữa khi bụng đói

Khi uống sữa tươi và sữa bột không nên uống lúc đói hoặc uống theo tính chất giải khát. Người bệnh có thể sử dụng sữa kèm với bánh mì hoặc một số thực phẩm liên quan đến tinh bột như cháo, cơm hoặc miên. Bởi những đồ ăn này có tính hút acid tiết ra và giúp cơ thể dễ hấp thu các thành phần dưỡng chất chứa trong sữa.

Bên cạnh đó, trong sữa chua có chứa lượng nhỏ acid có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày khiến người bệnh ợ chua hoặc đau bụng. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc dùng sau đây:

  • Nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính ít nhất 1 đến 2 tiếng
  • Không nên ăn sữa chua khi đói để tránh tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến đau rát ở vùng thượng vị
  • Không cần hâm nóng sữa chua trước khi ăn để hạn chế mất chất dinh dưỡng và lợi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa
  • Sữa chua để trong tủ lạnh cần để ra ngoài cho hết lạnh rồi mới được ăn
  • Sau khi uống sữa hoặc ăn sữa chua không nên ăn hoặc uống nước trái cây. Bởi việc làm này có thể gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng tư sữa
  • Tùy thuộc vào độ tuổi khác nhau mà loại sữa chua dùng ở mỗi đối tượng khác nhau. Vì vậy, cha mẹ không nên cho con trẻ ăn sữa chua của người lớn mà hãy dùng loại phù hợp để bé hấp thu dễ dàng hơn
  • Không sử dụng sữa chua và sữa tươi chung với các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh hoặc chế biến sẵn. Nguyên nhân vì chúng có thể gây nên hàng loạt các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa

Đau dạ dày có diễn biến khá phức tạp và nhanh chóng dẫn đến biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, ngoài chế độ ăn hợp lý, bạn đọc nên kết hợp liệu trình điều trị.

Hiện nay, ngày càng nhiều bệnh nhân từ bỏ thuốc Tây y quay lại với thuốc Nam. Bởi lẽ, thuốc Tây y thường gây ra nhiều tác dụng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,…khiến người bệnh khó chịu. Nhắc đến bài thuốc Đông chất lượng, bạn đọc không nên bỏ qua Sơ can Bình vị tán, phương thuốc bí truyền được bào chế tại Thuốc dân tộc.

“Bóc tách” bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc 

Hàng trăm năm qua, chữa đau dạ dày bằng thuốc Đông y vẫn luôn được người bệnh tin chọn bởi độ an toàn, hiệu quả không thua kém hoạt chất tân dược. Đội ngũ bác sĩ tại Thuốc dân tộc đã kết hợp nhiều vị thảo dược quý có công năng đẩy lùi cơn đau dạ dày nhanh chóng vào bài thuốc Sơ can Bình vị tán. 

  • Bố chính sâm: bổ khí, kiện tỳ 
  • Ô tặc cốt: trung hòa acid dạ dày 
  • Tam thất:giảm đau, hoạt huyết, phục hồi vết loét 
  • Bạch thược:chống viêm, giảm đau 
  • Quán chúng: là liều thuốc kháng sinh tự nhiên
  • Cam thảo: ngăn chặn các vết loét hình thành

Bên cạnh thành phần thảo dược tự nhiên, bài thuốc còn được chia làm 3 chế phẩm nhỏ kết hợp. Mỗi chế phẩm nhỏ có công dụng riêng:

  • Sơ can Bình vị – Viêm loét HP: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh, giảm đau, chống viêm, phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. 
  • Sơ can Bình vị – Trào ngược: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét niêm mạc dạ dày. 
  • Cao Bình vị: Làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, cầm máu, giảm trào ngược, chống ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt, giải độc.
3 chế phẩm thuốc nhỏ chia làm 2 liệu trình điều trị các dạng viêm đau dạ dày khác nhau
3 chế phẩm thuốc nhỏ chia làm 2 liệu trình điều trị các dạng viêm đau dạ dày khác nhau

Sự kết hợp thuốc này mang lại hiệu quả tối ưu, giải quyết nhanh chóng triệu chứng người bệnh gặp phải. Thuốc đi đến đâu, giảm nhanh triệu chứng đau rát. Bên cạnh đó, bài thuốc còn bồi bổ cơ thể người bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh tái phát hiệu quả. Trong ngành YHCT ít có bài thuốc nào có cơ chế điều trị đặc biệt như Sơ can Bình vị tán.

Bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội
Bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội

>> Xem thêm: Người bệnh đánh giá về hiệu quả chữa đau dạ dày của Sơ can Bình vị tán

Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi người bị đau dạ dày có nên uống sữa hay không? Bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày có thể sử dụng sữa tươi và sữa chua để cải thiện tình trạng bệnh. 

Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Bên cạnh việc dùng sữa, bệnh nhân cũng nên sử dụng Sơ can Bình vị tán để chữa trị dứt điểm viêm đau dạ dày. 

NSND Trần Nhượng chia sẻ về hành trình thoát khỏi bệnh dạ dày nhờ Sơ can Bình vị tán

  • Đau dạ dày nên và không nên ăn rau gì tốt?
  • Cách làm nghệ và mật ong chữa đau dạ dày đúng cách