Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam tại nhà
Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi, nguyên liệu tự nhiên này cũng gây không ít phiền toái đối với sức khỏe người dùng. Do đó, để giảm thiểu tác dụng phụ, bệnh nhân nên dùng nha đam đúng cách và đúng liều lượng.
Tại sao nha đam có tác dụng chữa trào ngược dạ dày?
Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho biết, nha đam hay còn gọi là lô hội, là loại cây chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như acid amin, vitamin (C, E và vitamin nhóm B) và khoáng chất (natri, kẽm, kali, canxi,…). Do đó, chúng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Chẳng hạn như giúp làm đẹp da, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, thanh lọc cơ thể,…
Ngoài những tác dụng này, nha đam còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm. Đồng thời giúp ngăn ngừa gốc tự do tấn công công, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, các hoạt chất này còn có tác dụng làm lành vết loét một cách nhanh chóng.
Mặt khác, nha đam chứa nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp thường xuyên, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày gây nên. Chưa kể đến, hoạt chất anthraquinon trong nha đam giúp ngăn ngừa acid dạ dày hình thành. Còn hoạt chất glucomannans giúp cân bằng hệ thống tiêu hóa đang bị xáo trộn do trào ngược acid dạ dày gây nên.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam
Chữa trào ngược dạ dày bằng cây lô hội từ lâu đã được nhiều bệnh nhân áp dụng để giải quyết dứt điểm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng về cả liều lượng và thời gian. Do đó, để quản lý bệnh hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam sau đây.
1. Nha đam và mật ong
Không chỉ riêng nha đam, mật ong cũng được xem là vị thảo dược mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Bởi chúng chứa lượng lớn thành phần dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm. Hơn nữa, mật ong còn có tác dụng làm lành vết loét niêm mạc dạ dày một cách nhanh chóng, từ đó giúp giảm đau hiệu quả. Do đó, để tăng công dụng chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân nên kết hợp hai vị thuốc này lại với nhau.
+ Nguyên liệu:
- Nha đam tươi: 5 nhánh
- Mật ong: 5ml
+ Cách thực hiện đơn giản sau đây:
- Nha đam đem gọt bỏ phần vỏ xanh và rửa sạch
- Sau đó cho nha đam và mật ong vào máy sinh tố xay nhuyễn
- Cuối cùng đổ thêm 500 ml nước ấm vào khuấy đều và bảo quản tỏng tủ lạnh
Mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống 1 – 2 muỗng cà phê hỗn hợp thuốc này. Uống liên tục trong vòng 1 tháng để nhận được kết quả tốt.
2. Nha đam và nước cốt chanh
Chanh có tính acid có thể khiến triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng đúng cách, vị thuốc tự nhiên này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.
+ Cách làm đơn giản sau:
- Nha đam đã gọt bỏ vỏ, đem rửa sạch và lấy 2 muỗng gel
- Chanh tươi đem rửa, bổ đôi và vắt lấy hai muỗng nước cốt
- Ổi đem rửa sạch, bỏ hạt, thái khúc và đem ép lấy nước (khoảng 2 cốc nước ổi ép)
- Tất cả các nguyên liệu sau khi chuẩn bị được cho vào một chiếc ly lớn, khuấy đều và bảo quản trong tủ lạnh rồi uống
Để có kết quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày như mong muốn, bệnh nhân nên kiên trì sử dụng thức uống này trong 1 tuần.
3. Dùng nha đam nguyên chất
Đây được xem là một trong những cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam đơn giản và dễ thực hiện nhất. Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Người bệnh chuẩn bị 1 – 2 nhánh nha đam. Tốt nhất nên lựa chọn nha đam tươi, lớn và mập thịt
- Sau đó, đem nha đam đi rửa sạch rồi bỏ vỏ, lọc lấy phần thịt trắng bên trong
- Tiếp theo cho phần thịt trắng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
Mỗi ngày, bệnh nhân nên uống một cốc nước nha đam trước khi ăn khoảng 20 phút. Để thức uống trở nên dễ uống hơn, người bệnh nên thêm một ít nước để làm loãng. Thực hiện cách làm này 2 – 3 ngày liên tục sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.
4. Nha đam và đường phèn
Nước uống nấu từ nha đam và đường phèn cũng được coi là giải pháp ngắn hạn giúp cải thiện triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây nên. Để có được thức uống thơm mát, vừa giúp giải khát vừa giúp làm đẹp gia và hỗ trợ điều trị trào ngược acid dạ dày, bệnh nhân có thể thực hiện theo công thức sau đây:
- Sử dụng 2 bẹ nha đam đem gọt bỏ hết phần vỏ màu xanh và rửa sạch lại bằng nước cho đến khi hết nhớt
- Sau đó, hòa một ít muối vào tô và cho nha đam vào ngâm khoảng 10 phút rồi vớt ra rửa lại bằng nước sạch, để ráo
- Tiếp theo, cho 2 lít nước lọc, 200 gram đường phèn và 1 bó lá dứa vào nồi rồi đun sôi
- Khi nước sôi, vớt lá dứa ra và cho 1 ít dầu chuối và nha đam vào rồi tắt bếp
Thức uống từ nha đam và đường phèn vừa giúp giải độc cơ thể vừa giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. Do đó, bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống từ 1 – 2 cốc. Tuyệt đối không uống nhiều tránh trường hợp nha đam gây nhuận tràng dẫn đến tiêu chảy.
5. Nha đam và nước dừa
Để làm giảm mùi hăng khó chịu của nha đam, người bệnh có thể kết hợp nước uống nha đam với nước dừa. Bên cạnh tác dụng giải khát, sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này còn giúp tăng tác dụng chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
+ Nguyên liệu:
- Dừa xiêm: 1 trái
- Nha đam: 100 gram
- Sữa đặc: 3 muỗng cà phê
- Muối: 1 muỗng cà phê
+ Cách làm đơn giản:
- Nha đam gọt bỏ phần vỏ xanh và rửa sạch bớt nhợt, ngâm trong nước muối pha loãng 10 phút rồi rửa lại
- Dừa xiêm chặt lấy nước và lấy phần cơm bên trong. Tốt nhất nên chọn quả dừa non
- Sau đó, cho nha đam, nước và cơm dừa vào máy xay sinh tố rồi thêm sữa đặc và một ít đá bào vào xay huyễn
- Đổ hỗn hợp vào ly rồi thưởng thức
Sinh tố dừa nha đam giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời giúp cải thiện triệu chứng bệnh trao ngược dạ dày khá tốt nếu người bệnh thường xuyên sử dụng.
Ngoài các cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam nêu trên, để tránh tình trạng ngán vì sử dụng một cách làm lặp lại liên tục, người bệnh có thể thay đổi nguyên liệu kèm theo nha đam. Cụ thể, bệnh nhân có thể thay thế dừa tươi bằng nha đam với cách làm tương tự, người bệnh đã sở hữu ngay một ly sinh tố có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày tại nhà, vừa an toàn vừa hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng nha đam chữa trào ngược dạ dày
Nha đam có tác dụng chống viêm, đồng thời giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và acid amin cần thiết đối với sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ gây tác dụng phụ, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:
- Sử dụng nha đam với liều lượng nhất định. Bởi nguyên liệu này có tác dụng nhuận trường, lạm dụng có thể gây tiêu chảy và mất chất điện giải
- Khi sử dụng nha đam điều trị bệnh nên rửa sạch nhựa mủ màu vàng. Lý do là vì chúng gây hạ kali máu, đau bụng hoặc ảnh hưởng đến thận
- Nha đam có thể gây dị ứng dẫn đến kích ứng da hoặc phát ban. Do đó, trong quá trình dùng nếu thấy triệu chứng bất thường nên ngưng sử dụng
- Không nên dùng nha đam cho phụ nữ có thai. Nguyên nhân vì chúng kích thích cơn co thắt tử cung, có thể gây biến chứng như sẩy thai hoặc làm dị tật bẩm sinh. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến em bé
- Bệnh nhân bị trĩ không nên dùng nha đam nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn
- Nha đam cũng có thể ảnh hưởng đến người phẫu thuật. Do đó, trước hoặc sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không nên dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày
Ngoài các vấn đề cần lưu ý, để khắc phục triệu chứng ợ hơi, ợ chua do bệnh gây nên, người bệnh cũng có thể thay đổi một số thói quen sau:
- Nên ăn uống và ngủ nghĩ đúng giờ đúng giấc. Tuyệt đối không ăn quá nhiều hoặc thức quá khuya
- Ngủ với tư thế gối cao đầu để hạn chế chứng trào ngược
- Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia
- Không nên nằm liền sau khi ăn
Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam là biện pháp dân gian được lưu truyền và chưa được khoa học chứng minh rõ ràng. Do đó, trước khi sử dụng các bài thuốc này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng đúng để giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Đặc biệt, trong quá trình áp dụng, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường xảy ra, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.