Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng ngay tại nhà
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên bởi không hiểu sao loại cây cảnh này lại trị được bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này và giúp bạn biết dùng lộc vừng chữa trĩ đúng cách để đạt được hiệu quả tối ưu.
Tác dụng chữa bệnh trĩ của cây lộc vừng
Lộc vừng là cây cảnh được trồng khá phổ biến vì theo phong thủy loại cây này có thể đem lại may mắn cho gia chủ. Cây được biết đến với một số tên gọi khác như dầu ma, hắc chi ma. Lộc vừng rất dễ sống nên có thể thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Không chỉ có ý nghĩa về mặt phong thủy, lộc vừng còn là dược liệu quý được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, sốt, đau răng, cảm lạnh, bệnh chàm, nấm ngoài da và cả bệnh trĩ.
Đối với những người bị trĩ, lá và hạt cây lộc vừng là những bộ phận được sử dụng để chữa bệnh. Chúng chứa các thành phần hóa học như glucosid triterpenoid, tinh bột, protein và tanin có tác dụng nhuận tràng, kháng viêm, thông tiện, cầm máu, bổ huyết.
Bật mí 2 mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng
Từ lá và hạt cây lộc vừng, dân gian đã điều chế thành các bài thuốc đắp và uống nhằm đẩy lùi bệnh trĩ toàn diện từ trong ra ngoài.
1. Dùng hạt lộc vừng trị bệnh trĩ
Hạt lộc vừng được Đông y kết hợp với các dược liệu khác như hà thủ ô và ngưu tất để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ nhanh nhất. Trong khi hà thủ ô có tác dụng nhuận tràng, thông tiện thì ngưu tất lại được biết đến với khả năng bổ can thận, giảm đau hậu môn khi bị lòi dom.
Chuẩn bị
- Hạt lộc vừng: 50g
- Ngưu tất: 50g
- Hà thủ ô: 50g
Các bước thực hiện
- Bước 1: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem giã hoặc say nhuyễn thành bột mịn
- Bước 2: Đem hỗn hợp chia thành những phần nhỏ, mỗi phần 10g, vo tròn thành viên hoàn
- Bước 3: Cất thuốc vào trong hũ thủy tinh và đậy kín nắp lại để không bị ẩm mốc
- Bước 4: Uống mỗi ngày 3 viên, chia làm 3 lần uống vào các buổi sáng, trưa, tối. Kiên trì dùng đều đặn cho đến khi thấy phân mềm thì ngưng.
2. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng
Nhắc đến cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng, ngoài hạt thì bạn cũng không nên bỏ qua phần lá vì nó cũng có tác dụng không thua kém. Thực tế cho thấy, lá lộc vừng dễ kiếm hơn hạt nên mẹo này được áp dụng phổ biến hơn cả.
Khi sử dụng lá lộc vừng chữa bệnh trĩ, chúng ta cần chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đắp bã và uống nước lá lộc vừng
Chuẩn bị: 20g lá lộc vừng. Chọn lá bánh tẻ gần ngọn sẽ cho hiệu quả tốt nhất
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Đem lá lộc vừng rửa qua vài nước cho sạch bụi bẩn. Để đảm bảo vệ sinh, đừng quên ngâm lá lộc vừng với nước muối pha loãng.
- Bước 2: Cho lá lộc vừng vào cối giã nát
- Bước 3: Chắt nước cốt uống. Phần bã giữ lại đắp trực tiếp vào hậu môn. Khi đắp thuốc bạn nên nằm im thư giãn khoảng 20 phút để xác lá không bị rơi ra ngoài. Chắc chắn hơn, bạn có thể dùng gạc y tế băng cố định lại.
- Bước 4: Loại bỏ bã thuốc và rửa sạch hậu môn
- Bước 5: Lặp lại theo cách tương tự mỗi ngày 1 lần liên tục trong 7- 10 ngày
Giai đoạn 2: Ăn sống lá lộc vừng
Kết thúc giai đoạn 1, các triệu chứng bệnh trĩ đã có sự cải thiện rõ rệt. Lúc này bạn nên tiếp tục ăn sống lá lộc vừng thêm 10 ngày nữa để duy trì được hiệu quả lâu dài.
Kiêng kị khi chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng
Lộc vừng có nhiều tác dụng quý với sức khỏe nhưng cũng chứa chất độc. Phân tích thành phần của cây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một loại hoạt chất có tính độc mang tên saponins. Mặc dù hàm lượng không quá cao song khi dùng quá liều cũng có thể khiến niêm mạc ruột bị kích thích mạnh, viêm nhiễm, ngộ độc, buồn nôn, ói mửa… Chưa kể một số đối tượng còn bị dị ứng sau khi dùng lá và hạt lộc vừng.
Do vậy, khi chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng cần lưu ý:
- Dùng đúng theo liều lượng được hướng dẫn
- Không áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian này nếu bạn từng bị dị ứng với cây lộc vừng hoặc bất cứ thành phần nào của cây.
- Để đảm bảo an toàn, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, thầy thuốc Đông y trước khi áp dụng. Ở lần thử nghiệm đầu tiên, bạn chỉ nên đắp lá lộc vừng trước. Nếu không thấy phản ứng quá mẫn nào thì mới dùng theo đường uống.
Ngoài ra, việc chữa bệnh trĩ bằng lá lộc vừng sẽ không đạt kết quả cao nếu các yếu tố nguy cơ gây bệnh vẫn chưa được loại bỏ. Bạn nên tích cực vận động nhiều hơn bằng cách tập thể dục mỗi ngày 30 phút, tăng cường các thực phẩm có tính kháng viêm như tỏi, lá diếp cá, gừng, nghệ,… để giảm sưng búi trĩ một cách tự nhiên. Cùng với đó, hạn chế bớt các món cay nóng, thức ăn nhanh, bia, rượu, trà đặc trong thực đơn để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Góc nhìn người tiêu dùng VTC2: Bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả từ gốc của trung tâm Thuốc Dân Tộc