Hễ ăn vào là đau bụng đi ngoài là bệnh gì, nguy hiểm không?

Tình trạng ăn vào đau bụng đi ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến, gây ra phiền toái đối với nhiều người. Theo thống kê, tình trạng này có khoảng 10 – 15% dân số mắc phải mỗi năm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những căn bệnh có liên quan đến triệu chứng đau bụng đi ngoài sau khi ăn, từ đó có các biện pháp khắc phục hợp lý.

Ăn vào đau bụng đi ngoài là bệnh gì?
Ăn vào đau bụng đi ngoài là bệnh gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn vào đau bụng đi ngoài

Đi ngoài sau khi ăn là triệu chứng thường gặp và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng có thể là dấu hiểu của một số bệnh lý có liên quan.

Biểu hiện sinh lý bình thường: Sau khi ăn xong, hệ tiêu hóa sẽ được dồn máu để tiêu hóa thức ăn nên nhu động ruột sẽ tăng, khiến đại tràng co bóp, đẩy khối thức ăn có trong đường ruột ra ngoài, gây ra hiện tượng muốn đi ngoài. Vì vậy, nhiều người hay có thói quen đi ngoài sau khi ăn, với khuôn phân bình thường, đi ngoài không quá 2 lần/ngày thì đây là nhịp sinh học bình thường do cơ thể tạo nên, không có gì đáng ngại.

Biểu hiện bệnh lý cần quan tâm: Nếu tình trạng đi ngoài nhiều hơn 2 lần trong một ngày với thể trạng phân không bình thường. Kèm theo đó là cảm giác đau bụng muốn đi ngoài sau khi ăn mà không thể chịu đựng được, có các triệu chứng bất thường nôn ói,… thì đây là triệu chứng của một số bệnh lý mà bạn cần quan tâm.

Hiện tượng ăn vào đau bụng là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Hiện tượng ăn vào là đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, bạn cần phải chú ý để có các biện pháp khắc phục phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn
Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi tắt là IBS, với triệu chứng đặc trưng là ăn xong đau bụng đi ngoài. Những người mắc phải tình trạng này là do sự co thắt của ruột đặc biệt cao hơn, mạnh hơn và kéo dài so với những người khác, khiến cho thức ăn dạ dày vừa được tiêu hóa xong đã được đẩy ta ngoài.

Khi bị mắc phải hội chứng ruột kích thích, sau khi ăn xong cơ thể sẽ có những triệu chứng sau:

  • Bệnh nhân cảm thấy đau bụng
  • Đi ngoài ra phân có lẫn nhầy
  • Tình trạng này xảy ra sau khi ăn xong khoảng 20 – 30 phút

Triệu chứng ruột kích thích thường xảy ra ở những người bị căng thẳng kéo dài, áp lực công việc, lo âu cuộc sống. Để có thể điều trị dứt điểm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

2. Dị ứng thực phẩm

Có một số người cơ thể rất nhạy cảm với một số loại thực phẩm, nếu chúng được nạp vào cơ thể sẽ gây ra ra tình trạng dị ứng và xuất hiện các triệu chứng:

  • Ngứa khắp người, nổi mẩn đỏ
  • Đau bụng đi ngoài
  • Nguy hiểm hơn có thể gây sưng vù, khó thở thậm chí là ngất xỉu

Tình trạng này thường gặp khi sử dụng một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, thịt bò,… Bạn cần hiểu rõ cơ thể mình dị ứng với những loại thực phẩm nào để tránh tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn. Khi bị dị ứng gây đau bụng đi ngoài, bạn cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chú ý hơn trong vấn đề ăn uống.

3. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn. Sau khi ăn phải thực phẩm gây ngộ độc, khoảng 15 – 30 phút cơ thể sẽ có các triệu chứng:

  • Đau bụng dữ dội, cơn đau quặn lên thành từng cơn
  • Đau đến vã mồ hôi kèm theo nôn mửa, sốt cao, chóng mặt, tiêu chảy
  • Nghiêm trọng hơn sẽ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, khiến cơ thể mất nước, mất sức
Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể buồn nôn, đau bụng đi ngoài
Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể buồn nôn, đau bụng đi ngoài

Ngày nay, tình trạng ngộ độc thức ăn xảy ra khá phổ biến khi chất lượng thức ăn bị giảm mạnh, ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn ôi thiu, bị nhiễm khuẩn hoặc có các chất phục gia độc hại. Nếu tình trạng ngộ độc thực phẩm không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra tử vong, người bệnh không nên xem thường.

4. Viêm loét dạ dày

Tình trạng ăn xong đi ngoài cũng có thể là triệu chứng của bệnh đau dạ dày mãn tính hoặc là viêm loét dạ dày. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là vi khuẩn HP, thói quen ăn uống không khoa học, không hợp lý.

Viêm loét dạ dày gây tổn thương đế lớp niêm mạc dạ dày, tình trạng này có sự khác nhau ở nhiều bệnh nhân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện những cơn đau âm ỉ, thường xuyên và cồn cào sau khi ăn và khi đói
  • Buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng
  • Chán ăn, sụt cân 
  • Đau bụng đi ngoài sau khi ăn

Để chấm dứt tình trạng này, người bệnh cần có chế độ ăn uống điều độ, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.

5. Bệnh Celiac

Bệnh Celiac là căn bệnh không phổ biến và khá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng đi ngoài sau khi ăn. Bạn cần chủ động tìm hiểu để có các biện pháp, ngăn ngừa tình trạng đau bụng đi ngoài thường xuyên do căn bệnh này gây ra. 

Nguyên nhân gây ra bệnh Celiac là do cơ thể dung nạp Gluten quá mức cần thiết. Đây là chất có nhiều trong trứng, mì căn, lúa mì, soda, lúa mì đen và các chất phụ gia có trong các loại thức ăn chế biến sẵn.

6. Viêm ruột thừa

Hiện tượng đau bụng đi ngoài sau khi ăn xong cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Đây là căn bệnh rát nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng chuyển sang đau ruột thừa cấp tính, vỡ ruột thừa. 

Đặc điểm của căn bệnh này là:

  • Xuất hiện những cơn đau âm ỉ xung quanh rốn, lan dần xuống bụng dưới, chếch về phía bên phải.
  • Có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, ăn xong bị đau bụng tiêu chảy, nôn ói, chán ăn
  • Sưng vùng bụng ở góc bên phải

Khi có những dấu hiệu trên, bạn phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị nhanh chóng, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm ruột thừa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn
Viêm ruột thừa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn

7. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc là tác dụng của một số loại thuốc đã làm tổn thương đến lớp niêm mạc ruột. Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, tình trạng hấp thu thức ăn kém, chất dinh dưỡng bị dồn nén gây ra đi ngoài, gây ra các triệu chứng ăn vào là đau bụng tiêu chảy.

Lúc này, bạn nên uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể, bổ sung chất điện giải có cơ thể bằng cách uống dung dịch oresol để bù lại lượng điện giải đã mất. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng của cơ thể.

8. Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu một số bệnh khác

Ngoài những căn bệnh được kể trên, hiện tượng đi ngoài sau khi ăn cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác như:

  • U đại tràng
  • Viêm loét đại tràng
  • Polyp đại tràng
  • Cơ thể không dung nạp Lactose

Khi xuất hiện tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần, kèm theo các triệu chứng bất thường người bệnh nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân, xác định các bệnh có liên quan. Từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp, ngăn chặn những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.

Biện pháp khắc phục tình trạng ăn vào đau bụng đi ngoài

Khi gặp phải tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài, bạn hãy lưu ý và thực hiện các biện pháp sau để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân:

  • Nên bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước gây mệt mỏi, bạn có thể uống nước biển khô để bù vào lượng nước bị thất thoát.
  • Nếu gặp các vấn đề về dạ dày hoặc ruột, hãy tập thói quen chia nhỏ bữa ăn, bổ sung những loại thức ăn dễ tiêu hóa để giảm áp lực lên dạ dày và ruột.
  • Khi bị đau bụng, bạn gãy dùng tay xoa nhẹ nhàng hoặc chườm ấm để làm giảm đau. Bạn có thể uống trà gừng hoặc trà hoa cúc, trà bạc hà,… để làm giảm tình trạng khó chịu, hạn chế đi ngoài nhiều lần.
  • Ăn sữa chua không đường mỗi ngày giúp bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động ruột ổn định hơn. Bên cạnh đó, sữa chua cũng có thể làm giảm bớt tình trạng tiêu chảy.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị nếu chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh.
Ăn sữa chua giúp tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng đau bụng đi ngoài sau khi ăn
Ăn sữa chua giúp tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng đau bụng đi ngoài sau khi ăn

Nếu sau khi thực hiện những các biện pháp trên mà tình hình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn vẫn diễn ra thường xuyên và có dấu hiệu nặng hơn. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân, từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là chia sẽ của chúng tôi về một số bệnh lý có liên quan đến tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài và các biện pháp khắc phục. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm nhận biết ra bệnh, từ đó có các biện pháp khắc phục kịp thời, đúng cách, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Bài thuốc điều trị tình trạng đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng mãn tính được giới thiệu trên VTV2 Sống khỏe mỗi ngày