Hay bị sôi bụng là bệnh gì? – Cách chữa hiện tượng sôi bụng

Bị sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là những biểu hiện khá bình thường, dễ gặp và cũng thường rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, lơ là vấn đề này có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý về hệ tiêu hóa viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, đau dạ dày,…

Hay bị sôi bụng là hiện tượng xảy ra do nhiều nguyên nhân
Hay bị sôi bụng là hiện tượng xảy ra do nhiều nguyên nhân

Triệu chứng sôi bụng thường gặp

Những người hay bị sôi bụng thường có các triệu chứng như sau:

  • Sôi bụng, đôi khi phát ra âm thanh “ùng ục” xuất hiện từng cơn, dễ dàng phát hiện khi âm thanh đủ lớn. 
  • Đau quặn bụng từng cơn, có thể giảm bớt khi người bệnh trung tiện hoặc đại tiện.
  • Đau tăng lên và mắc đi đại tiện khi ăn vào.
  • Có thể gây trướng bụng trái kèm theo cảm giác mệt mỏi, hồi hộp, đau lưng, bực bội, ăn không ngon. Bệnh có thể tự khỏi nhưng sau một thời gian lại trở lại. 

Hay bị sôi bụng là bệnh gì?

Nếu chứng sôi bụng kéo dài kèm theo đau rát
Nếu chứng sôi bụng kéo dài kèm theo đau rát

Nếu tình trạng sôi bụng của bạn xuất hiện từng cơn, kéo dài dai dẳng kèm theo cảm giác khó chịu ở vùng bụng thì rất có thể bạn đang mắc bệnh về đường tiêu hóa. Cụ thể là bệnh đại tràng kích thích hoặc hội chứng ruột kích thích. Trong đó:

1. Đại tràng kích thích

Đây là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo thống kê, có đến 30 – 40% bệnh nhân đến khám ở chuyên khoa tiêu hóa mắc bệnh, thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi trung niên.

Bệnh có các triệu chứng như sôi bụng, đau quặn bụng bên trái, đau quanh rốn theo từng cơn. Lúc âm ỉ, lúc đau dữ dội, thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối. Đau tăng lên khi người bệnh căng thẳng tâm lý, ăn các thực phẩm khó tiêu hay các gia vị chua cay… 

2. Hội chứng ruột kích thích

Còn được gọi là bệnh đại tràng co thắt, rối loạn thần kinh đại tràng. Triệu chứng phổ biến nhất là sôi bụng, đầy hơi, táo bón gây khó chịu ở vùng bụng. Ngoài ra, cơn đau có cảm giác giống như bị chuột rút, đau cải thiện sau khi đi đại tiện, tần suất đi ngoài thay đổi, có thể 2 – 10 ngày đi một lần. 

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể khiến người bệnh thay đổi tính tình, thường xuyên lo âu, mất ngủ, suy giảm sức khỏe đáng kể. Đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhưng hai yếu tố thường gặp ở người bệnh là do vấn đề về thần kinh và hệ tiêu hóa. 

3. Bệnh đau dạ dày

Ngoài ra, tình trạng sôi bụng còn có thể xuất hiện do đau dạ dày. Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vùng thượng vị, vùng trên rốn dưới xương ít. Đau kèm theo tiếng bụng sôi lục bục, dễ bắt gặp khi đói.

Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ khiến hoạt động tiêu hóa gặp khó khăn, kém hiệu quả. Nếu chủ quan, hiện tượng này có thể xuất hiện ngay cả khi bạn đã no và lặp đi lặp lại thường xuyên chứ không chỉ xuất hiện khi bạn đang đói.

Nguyên nhân gây sôi bụng khác

Nếu tình trạng sôi bụng thường xuyên xảy ra, có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu:Các thực phẩm khó tiêu, dễ gây sình bụng, đầy hơi có thể gây sôi bụng như tinh bột, thức ăn chiên xào, thức ăn có nhiều mỡ động vật, hành tỏi, ngũ cốc…
  • Rối loạn hệ thống vi khuẩn đường ruột: Khi thực đơn hàng ngày thiếu hụt lợi khuẩn, tạo điều kiện cho sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại sẽ khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn từ đó sinh ra tình trạng đầy hơi, sôi bụng. 
  • Do thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều và nhanh hoặc nằm ngay khi ăn khiến dạ dày tiêu hóa thức ăn chậm khiến hơi ứ lâu dẫn đến ợ chua, sôi bụng.
  • Uống nhiều bia rượu, nước có gas: Đây là những thủ phạm gây ra chứng sôi bụng đầy bụng có thể kèm theo buồn nôn trong nhiều ngày ở nhiều người.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý gây nên tình trạng sôi bụng là bệnh đại tràng kích thích, hội chứng ruột kích thích. 

Cách chữa sôi bụng, đầy hơi

Nếu tình trạng sôi bụng đầy hơi của bạn không phải do bệnh lý gây ra thì có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Chữa sôi bụng bằng gừng

Nước gừng có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng tốt
Nước gừng có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng tốt

2. Chữa sôi bụng bằng cách chườm nóng

Chườm nóng giúp giãn mao mạch máu, hỗ trợ tốt cho việc giảm chứng sôi bụng, khó tiêu, đầy bụng. Có thể thực hiện bằng cách:

  • Dùng túi nước nóng chuyên dụng hoặc lọ thủy tinh chứa nước ấm chườm đều ở quanh rốn, vùng bụng hoặc bẹ sườn phải.
  • Thực hiện mỗi lần 5 – 10 phút, lặp lại từ 2 – 3 lần trong ngày sẽ thấy bụng thoải mái hơn.

3. Massage bụng 

Với nguyên nhân sôi bụng là do chế độ hoặc thói quen ăn uống, massage bụng là cách có thể áp dụng và mang đến cho người bệnh nhiều dấu hiệu tích cực. Cách thực hiện như sau:

  • Làm ấm lòng bàn tay sau đó nhẹ nhàng áp và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
  • Bắt đầu từ vị trí giữa rốn rồi lan dần ra xung quanh đến khi thấy ợ hơi thì tình trạng sôi bụng đã có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Có thể kết hợp thoa thêm một ít dầu nóng để tăng hiệu quả điều trị. 

Lưu ý:Nếu biểu hiện sôi bụng này diễn ra thường xuyên, kèm theo một số biểu hiện khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, phân sống, chướng bụng, đầy hơi,… thì người bệnh nên đi khám để xác định đúng bệnh. Từ đó sớm điều trị cho có hiệu quả.

Trong trường hợp sôi bụng hình thành do bệnh lý, người bệnh buộc phải dùng các cách chữa bằng thuốc để giải quyết căn nguyên. Có như vậy, tình trạng này mới nhanh chấm dứt.

Cách chữa sôi bụng do bệnh lý

Các bệnh lý về tiêu hóa chủ yếu được điều trị bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng
Các bệnh lý về tiêu hóa chủ yếu được điều trị bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng

Tùy vào tình trạng bệnh mà sẽ được chỉ định điều trị theo phương pháp nội khoa hay ngoại khoa. 

Thông thường, theo các bác sĩ, những bệnh này sẽ chủ yếu được điều trị bằng thuốc, trừ khi có những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Bệnh đại tràng kích thích: Thuốc điều trị phải dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ. Một số thuốc thường được sử dụng là thuốc trị tiêu chảy, thuốc có tác dụng tăng vận động ruột, thuốc chống đau, chống co thắt… 
  • Hội chứng ruột kích thích: Thường dùng là thuốc chống nhuận tràng, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống trầm cảm, chống táo bón… Tùy theo tính trạng, mức độ bệnh mà sẽ có những loại thuốc khác nhau. 
  • Bệnh đau dạ dày: Với trường hợp đau dạ dày, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống sôi bụng, giảm đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra còn có thể dùng một số thuốc như kháng histamin H2 để giảm tiết axit dạ dày, thuốc chống acide ion, thuốc kháng sinh… 

Hiện nay, người bệnh ngày càng khó khăn trong quá trình đi tìm phương thuốc điều trị sôi bụng hiệu quả. Bởi lẽ, hầu hết những loại thuốcTây y được lựa chọn ít nhiều đều có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Xuất phát từ thực tế đó, cùng mong muốn đem đến cho người bệnh giải pháp tối ưu hơn, đội ngũ bác sĩ tại Thuốc dân tộc đã tìm kiếm, nghiên cứu và tìm ra bài thuốc điều trị các chứng sôi bụng hiệu quả, không tác dụng phụ. 

Lưu ý: Khi có những dấu hiệu sôi bụng với tần suất cao, người bệnh nên đến các bệnh viện lớn để kiểm tra. Hoặc có thể tìm tới trung tâm Thuốc dân tộc để được thăm khám và chẩn trị bệnh bằng phương pháp của Đông y. 

Biết đâu đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tại trung tâm sẽ giúp bạn đọc khắc phục hoàn toàn triệu chứng khó chịu này. 

Những lưu ý khi gặp hiện tượng sôi bụng

Để nhanh chóng loại bỏ hiện tượng sôi bụng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bổ sung chất xơ và vitamin nhằm cải thiện chứng năng của đường ruột bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây. Đặc biệt là các thực phẩm như khoai lang, khoai tây, ngũ cốc…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ lên men như bánh mỳ, bánh bao, sữa, dưa muối… 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt, thuốc lá, cà phê khi bị sôi bụng, trướng bụng khó tiêu.
  • Tăng cường ăn chuối, sữa chua để tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Siêng năng tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.

Nhìn chung hiện tượng hay bị sôi bụng không nguy hiểm đến tính mạng và có thể được khắc phục nếu được quan tâm đúng mức trong từ 2 – 3 tuần. Khi bị sôi bụng, người bệnh nên xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt của mình. Nếu tình trạng này không thuyên giảm và thường xuyên xuất hiện, cách tốt nhất là nên đến thăm khám ở bác sĩ để được tư vấn, điều trị.

Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2: Hướng dẫn điều trị các triệu chứng bệnh viêm đại tràng mãn tính bằng bài thuốc Đông y hiệu quả bậc nhất tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc