Hậu môn trực tràng là gì, nằm ở đâu? Các bệnh lý thường gặp

Hậu môn trực tràng là đoạn cuối của cơ quan tiêu hóa, bao gồm hai bộ phận riêng biệt là trực tràng và hậu môn. Hai cơ quan này thực hiện chức năng chính là lưu lại chất thải và tham gia vào quá trình đào thải ra ngoài. Do đó, tất cả các tác nhân thay đổi bởi hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa nếu không khắc phục kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan này dẫn đến tình trạng sang chấn hoặc nhiễm trùng. Chính vì vậy, để ngăn ngừa hậu môn trực tràng bị tổn thương, người bệnh cần điều trị các bệnh lý liên quan đến bộ phận này ngay từ đầu.

Hậu môn trực tràng
Hậu môn trực tràng và các bệnh lý liên quan

Hậu môn trực tràng là gì?

Hậu môn trực tràng là phần kết thúc của ruột già và chấm dứt ở hậu môn. Cơ quan này có chức năng chính là chứa phân ở trực tràng và đẩy chúng ra ngoài thông qua lỗ mở ở hậu môn. Trực tràng và hậu môn được phân tách bởi đường hậu môn trực tràng.

Thông thường, trực tràng trống rỗng vì phân được lưu trữ trong đại tràng giảm dần. Tuy nhiên, sau khi đại tràng đầy, phân sẽ di chuyển vào trực tràng và tạo nên sự thôi thúc buồn đi đại tiện. Nhìn chung, người lớn và trẻ lớn thường sẽ chịu sự thôi thúc này cho đến khi họ đến nhà vệ sinh nhưng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thiếu kiểm soát cơ có thể đi tiêu tại chỗ. Khi đó, hậu môn sẽ mở cửa để phân rời khỏi cơ thể.

Hậu môn được hình thành một phần từ các lớp bề mặt của cơ thể, bao gồm cả phần da và phần ruột. Bên cạnh đó, bộ phận này còn được lót bằng một lớp da bên ngoài và có một vòng cơ thắt hậu môn thực hiện chức năng đóng mở hậu môn khi người có nhu động ruột, muốn đi tiêu.

Một số bệnh hậu môn trực tràng thường gặp

Hậu môn trực tràng là phần cuối cùng của cơ quan tiêu hóa. Do đó, khi hệ tiêu hóa có bất kỳ thay đổi cơ quan này cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Chính vì vậy, người bệnh thường gặp các rối loạn hậu môn và trực tràng như:

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng bị giãn căng và sung huyết. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó thói quen sinh hoạt hàng ngày chính là tác nhân hàng đầu dẫn đến trĩ. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc, căng thẳng, stress hoặc do bệnh lý như táo bón,…

Bệnh trĩ thường chia thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng bên trong hậu môn và trực tràng, không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Còn trĩ ngoại là các mạch máu sưng lên gần lỗ hậu môn hoặc phình ra bên ngoài.

Bệnh trĩ thường xuất hiện với các triệu chứng như đau rát và sưng tấy ở hậu môn, đôi khi kèm theo biểu hiện đi ngoài ra máu đỏ tươi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi thấy bệnh xuất hiện dấu hiệu đầu tiên, người bệnh nên thăm khám và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.

hậu môn trực tràng là gì
Bệnh trĩ thường gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách và đúng thời điểm

2. Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn là bệnh lý rất hiếm gặp, thường phát triển trong các tế bào da của khu vực xung quanh hậu môn hoặc trong lớp lót của khu vực chuyển tiếp giữa hậu môn và trực tràng. Không giống như ở ruột già và trực tràng, ung thư thường là ung thư tuyến nhưng ung thư ở hậu môn chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng papillomavirus ở người (HPV), bệnh bạch cầu, rò rỉ mãn tính, nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), nhận xạ trị trên da hậu môn hoặc do hút thuốc lá,…

Theo một số thống kê, có khoảng 25% người bị ung thư hậu môn không xuất hiện bất kỳ triệu chứng khác thường nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh hình thành với biểu hiện nhận biết điển hình như đau và chảy máu khi đi tiêu. Đôi khi người bệnh còn có cảm giác ngứa ngáy quanh hậu môn.

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân soi đại tràng sigma, nội soi đại tràng hoặc sinh thiết. Về phần điều trị, có thể áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp giữa các phương pháp như xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật.

3. Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là tình trạng đau đớn do mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Hầu hết áp xe hậu môn đều là kết quả của nhiễm trùng từ các tuyến hậu môn nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là xuất hiện vết nứt ở hậu môn nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, áp xe hậu môn hình thành cũng có thể là do các tuyến hậu môn bị chặn hoặc do lây nhiễm vi khuẩn, vi rút qua đường tình dục.

Áp xe hậu môn thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức, đau dữ dội hơn khi người bệnh ngồi xuống. Ngoài ra, bệnh còn thường gặp với các biểu hiện như chảy mủ, sưng đỏ hoặc táo bón,… Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ giúp chấm dứt tình trạng đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra. 

Thông thường, phương pháp điều trị áp xe hậu môn phổ biến và đơn giản nhất là bác sĩ sẽ hút mủ ra khỏi khu vực bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, họ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng nhằm khắc phục bệnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh chuyển nặng gây rò hậu môn, phẫu thuật chính là giải pháp cần thực hiện, giúp cải thiện bệnh.

hậu môn trực tràng nằm ở đâu
Áp xe hậu môn xuất hiện với biểu hiện sưng đỏ và đau nhức ở khu vực hậu môn

4. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ ở mô mỏng chảy ra hậu môn. Vết nứt này có thể xảy ra do phân đi tiêu cứng hoặc to. Bên cạnh đó, bệnh hình thành cũng có thể là do sinh con, giao hợp qua đường hậu môn hoặc do ung thư hậu môn, bệnh giang mai hoặc một số nguyên nhân khác.

Nứt kẽ hậu môn thường gây đau nhức và chảy máu mỗi khi người bệnh đi tiêu. Bệnh nếu không được chữa lành, vết nứt có thể phát triển sâu vào bên trong thịt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh, người bệnh nên khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

5. Rò hậu môn

Rò hậu môn là bệnh lý phổ biến ở những bệnh nhân bị áp xe hậu môn trực tràng hoặc bệnh lao, Crohn. Ngoài ra, bệnh cũng phát triển ở những đối tượng bị viêm túi thừa, chấn thương hậu môn và trực tràng, bệnh ung thư. Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thường là do khuyết tật bẩm sinh và bệnh thường phổ biến ở bé trai hơn bé gái.

Rò hậu môn trực tràng thường gây đau nhức và tạo mủ ở vị trí bị rò. Biện pháp điều trị bệnh thường là phẫu thuật. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và chống viêm kèm theo để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và làm giảm đau.

Ngoài các bệnh nói trên còn có nhiều bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng khác như ngứa hậu môn, hội chứng Levator, bệnh Pilonidal, viêm ruột, vật lạ ở hậu môn và trực tràng,…

bệnh hậu môn trực tràng
Bệnh rò hậu môn gây đau nhức ở hậu môn, đặc biệt cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh ngồi xuống

Cách phòng ngừa bệnh lý hậu môn trực tràng

Để phòng tránh bệnh lý hậu môn trực tràng, người bệnh nên thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

Thêm chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày: Nên ăn khoảng 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày để giúp làm mềm phân và cải thiện khả năng chữa lành vết nứt. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau, trái cây và hoa quả, các loại hạt, ngũ cốc

Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước cho cơ thể, ít nhất 6 – 8 cốc nước mỗi ngày không chỉ tốt cho quá trình trao đổi chất mà còn giúp làm mềm phân, ngăn ngừa bệnh táo bón

Tránh căng thẳng khi đi tiêu: Căng thẳng trong quá trình đi tiêu có thể gây ra một vết rách ở hậu môn. Do đó, nên giữ tinh thần thật thoải mái.

Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng. Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.