Giải đáp thắc mắc về “Bệnh viêm gan B” & cách điều trị

Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nước ta khá cao. Có đến 90% trường hợp mắc bệnh viêm gan B cấp tính và 15 – 20% chuyển sang viêm gan B mãn tính. Và nếu bệnh không được điều trị đúng thời điểm và đúng cách, bệnh có thể chuyển sang xơ gan hoặc gây ung thư gan.

Bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B – Căn bệnh giết người thầm lặng

I. Bệnh viêm gan B là gì?

Bệnh viêm gan B là một dạng bệnh lý ở gan do vi rút viêm gan B, viết tắt là HBV gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm trực tiếp qua đường tình dục, đường máu hoặc có thể truyền từ mẹ sang con. Bệnh nếu không được chữa trị sớm có thể gây xơ hoặc ung thư gan đe dọa đến tính mạng.

Bệnh viêm gan B gồm những thể bệnh nào?

Một vài thể chính của bệnh viêm gan B:

+ Viêm gan B cấp

Là bệnh lý ngắn ngày thường xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi người bệnh phơi nhiễm vi rút viêm gan B. Viêm gan B cấp thường gặp với các triệu chứng chẩn đoán như da vàng, vàng mắt, cơ thể mệt mỏi, tiểu sậm màu và có biểu hiện chán ăn. Ngoài ra, sau khi xét nghiệm cho thấy men gan tăng cao.

Đối với trường hợp trẻ nhỏ bị viêm gan B cấp, biểu hiện bệnh thường rất mờ nhạt và không xuất hiện ồ ạt như người lớn. Một vài triệu chứng viêm gan B cấp ở trẻ như ăn kém và nước tiểu có màu sậm thoáng qua.

Tùy thuộc vào độ tuổi mà khả năng hồi phục bệnh ở mỗi người thường khác nhau. Nếu trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh viêm gan B cấp, có khoảng 90% vi rút viêm gan B vẫn còn tồn tại âm thầm trong cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể chuyển từ thể cấp sang mãn, khiến quá trình chữa trị khó khăn hơn. Ngược lại, đối với những đối tượng phơi nhiễm vi rút viêm gan B trên 10 tuổi, đặc biệt là trên 18 tuổi, khả năng hồi phục bệnh hoàn toàn chiếm 90%.

+ Viêm gan B mãn tính thể người lành mang mầm

Đối tượng mắc viêm gan B thể này thường gặp ở người dưới 30 tuổi hoặc trẻ em. Bệnh được phát hiện theo một cách tình cờ trong đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc khi người bệnh tham gia hiến máu hay khám thai,…

Đối với viêm gan B mãn tính thể người lành mang bệnh, vi rút gây bệnh thường tập trung sinh sản ở trong máu và gan. Tuy nhiên, chúng rất ít hoặc không tấn công vào gan. Chình vì vậy, gan người bệnh vẫn mềm mại và không bị hư hại.

+ Viêm gan B mãn thể ngủ yên

Trong thể này, vi rút viêm gan B thường nằm yên và sinh sản kém. Do đó, số lượng vi rút gây bệnh trong máu rất thấp và thường cho kết quả âm tính khi thực hiện xét nghiệm men gan.

Bên cạnh đó, với viêm gan B mãn thể ngủ yên, vi rút gây bệnh không tấn công gan nên chức năng hoạt động của gan còn khá tốt. Thông thường, thể này thường được phát hiện khi người bệnh tiến hành kiểm tra sức khỏe. 

+ Viêm gan B mãn thể hoạt động hay còn gọi là viêm gan siêu vi B mãn

Thể này thường gặp ở những đối tượng bệnh trên 30 tuổi. Viêm gan B mãn thể hoạt động có những biểu hiện nhận biết như người bệnh ăn kém, cơ thể mệt mỏi, da có triệu chứng sậm màu hơn so với trước đây mặc dù không thường xuyên tiếp xúc với năng.

Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác đau tức vùng gan, ngứa da hoặc xuất hiện các nốt đỏ trên da lưng và ngực. Tuy nhiên, ở một số đối tượng bệnh, thể này không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh chỉ tình cơ phát hiện khi bệnh nhân tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Ở viêm gan B mãn thể hoạt động, vi rút viêm gan B thường sản sinh nhiều và chúng tấn công gan, làm ảnh hưởng đến chức năng gan và khiến gan to ra, không còn mềm mại như trước. Nếu thực hiện xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng cao.

II. Triệu chứng bệnh viêm gan B

Viêm gan B có thể chuyển nặng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí bệnh còn là mối nguy đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện sau đây, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra chức năng gan.

  • Nổi ban đỏ
  • Vàng da
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau khớp
Triệu chứng bệnh viêm gan B
Viêm gan B thường khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức

Ngoài ra, bệnh viêm gan B còn được gặp với các biểu hiện khác như:

  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Đau bụng
  • Sốt nhẹ
  • Nước tiểu có màu đậm
  • Phân có màu xanh xám
  • Ngứa ngáy
  • Dấu sao mạch (mạch máu nổi trên da như mạng nhện)

Khi nào nên đến bệnh viện gặp bác sĩ?

Bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra nếu cơ thể có những dấu hiệu nêu trên. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên đi thăm khám sớm nếu nghi ngờ bản thân bị phơi nhiễm vi rút gây viêm gan B.

III. Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nội – Tiêu hóa, nguyên nhân gây viêm gan B chủ yếu là do nhiễm vi rút viêm gan B. Và vi rút này có thể lây qua các con đường dưới đây:

  • Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
  • Lây nhiễm qua đường máu: Nếu dùng chung bơm kim tiêm với người bị viêm gan B, khả năng nhiễm bệnh ở bạn khá cao.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Theo một số nghiên cứu, nếu mẹ bị viêm gan B thì nguy cơ con mắc phải căn bệnh này khá cao, khoảng 90%. Nếu trẻ được tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong khoảng 24 giờ sau khi sinh, khả năng bị bệnh giảm dần.

1. Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B

Viêm gan B có thể lây lan khi tiếp xúc với máu hoặc tinh dịch của người bị bệnh. Ngoài ra, những yếu tố sau đây thường làm tăng nguy cơ phơi nhiễm bệnh.

  • Quan hệ tình dục với đối tượng bị nhiễm viêm gan B mà không có biện pháp bảo vệ
  • Tiếp xúc với máu của người bị bệnh 
  • Sống với người mắc bệnh viêm gan B
  • Du lịch ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao như Trung và Đông Nam Á, Châu Phi hoặc Đông Âu
  • Sử dụng rượu bia nhiều

2. Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao?

Theo các bác sĩ, viêm gan B cấp tính có triệu chứng diễn ra trong thời gian ngắn thường được chẩn đoán có mặt ở hầu hết người trưởng thành. Và bệnh hiếm gặp ở trẻ em nhưng nếu đã mắc đều chuyển sang mạn tính.

IV. Điều trị bệnh viêm gan B

Để điều trị bệnh viêm gan B mang lại kết quả khả quan, bệnh nhân nên đến bệnh viện thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu. Mục đích của các thủ thuật này nhằm giúp xác định bệnh thuộc thể nào, người lành mang mầm hoặc bệnh thể ngủ yên hay thuộc thể hoạt động. Tùy thuốc vào từng loại thể bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp với từng người.

Điều trị bệnh viêm gan B
Đối với bệnh viêm gan B thể hoạt động cần dùng đến thuốc để điều trị

1. Chữa viêm gan B cấp tính

Trong trường hợp bệnh này, người bệnh không cần chữa trị vì bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên có biện pháp chăm sóc tại nhà. Tốt nhất nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng, ít nhất là từ 1 đến 4 tuần sau khi được chẩn đoán bệnh có thể phục hồi. 

Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân nên hạn chế, tránh tiếp xúc thân mật với người khác. Đồng thời nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và nước cho cơ thể, giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người thân, sau 2 tuần kể từ khi bệnh nhân bị phơi nhiễm, người nhà cần tiến hành tiêm huyết thanh kháng vi rút viêm gan B.

2. Điều trị viêm gan B mạn tính

Trong trường hợp viêm gan B mạn tính, để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng một số loại thuốc kháng vi rút như Adefovir (Hepsera), Entecavir (Baraclude), Lamivudine (Epivir) và Telbivudine (Tyzeka). Các loại thuốc này có tác dụng chống lại vi rút gây viêm gan B. Đồng thời giúp làm chậm quá trình tổn thương ở gan.
  • Interferon alfa-2b (Intron A): Thuốc có tác dụng chống nhiễm trùng thường được sử dụng ở những đối tượng không muốn trải qua quá trình chữa trị viêm gan B lâu dài hoặc dùng ở những phụ nữ muốn mang thai.
  • Phẫu thuật ghép gan: Nếu viêm gan B gây tổn hại gan nghiêm trọng. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ghép gan để loại bỏ phần gan bị tổn hai và thay vào đó là phần gan mới có chức năng hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, trong trường hợp viêm gan B mãn thể ngủ yên hoặc thể người lành mang mầm, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám định kỳ 6 – 12 tháng một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bởi việc làm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá chức năng và mức độ hoạt động của vi rút, từ đó, phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh chuyển sang thể hoạt động.

V. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B diễn tiến nặng

Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa bệnh viêm gan B phát triển theo chiều hướng xấu.

  • Nên bỏ rượu bia và những thức uống có chứa cồn
  • Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất sắt như lòng đỏ trứng, thịt bò hoặc các loại rau có màu xanh đậm như rau bina
  • Nên uống nhiều nước và cung cấp thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, E, chất chống oxy hóa và khoáng chất, đặc biệt Selenium cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu các hoạt chất này như cà chua, cá biển, bưởi, cam, ớt chuông,…
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và luôn giữ tâm lý thoải mái
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

VI. Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan B

1. Bệnh viêm gan B có nên mang thai?

Các chuyên gia khoa Tiêu hóa – Gan mật cho biết, viêm gan B nếu được xác định không phải ở thể hoạt động, người bệnh vẫn có thể có thai bình thường. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình mang thai, thai phụ nên thăm khám thường xuyên để bác sĩ chuyên khoa theo dõi tình trạng bệnh.

Còn trong trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B thể hoạt động, người bệnh cần theo dõi và điều trị cho đến khi triệu chứng bệnh ổn định thì ngưng sử dụng thuốc và có thai bình thương. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai cần theo dõi bởi bệnh có thể tái phát lại.

2. Biện pháp phòng ngừa lây từ mẹ sang con

Nếu mẹ bầu bị viêm gan B, trong quá trình mang thai cần tiến hành tái khám định kỳ. Ngoài ra, để phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con, trong ba tháng cuối thai kỳ, bác sĩ thường dùng thuốc điều trị ngắn hạn để làm giảm lượng vi rút trong máu nhằm hạn chế và làm giảm khả năng lây cho thai nhi.

Bên cạnh đó, trong 12 giờ đầu tiên sau khi trẻ chào đời, nhân viên y tế sẽ tiêm liều vắc xin phòng bệnh viêm gan B đầu tiên cho con. Liều thứ hai được tiêm sau khi bé được 1 – 2 tháng tuổi và liều thứ 3 khi con được 6 tháng. Khi đó, mẹ vẫn cho con bú bình thường với điều kiện con trẻ được chích ngừa đầy đủ và quanh đầu vú của mẹ không có bất kỳ vết loét hoặc nứt nẻ nào.

Viêm gan B được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh không gây bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi gan đã bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và gan, người bệnh nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đồng thời nên có kế hoạch thăm khám định kỳ.