Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị hiện nay 2019

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan, lớn hơn 5% thể trọng của gan. Và bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng xơ gan, ung thư gan.

I. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là hiện tượng gan tích tụ quá nhiều chất béo, chiếm 5% thể trọng của gan. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng nếu gan nhiễm mỡ không do rượu bia gây nên, bệnh được gọi là NASH (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia). Căn bệnh này không có tính lây truyền từ người sang người và cũng không di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào có lối sống thiếu vận động hoặc ăn uống không hợp lý.

Bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

Bệnh gan nhiễm mỡ gồm các cấp độ sau:

  • Cấp độ 1: Đây được xem là cấp độ nhẹ nhất với tình trạng mỡ chỉ chiếm 5 – 10% tổng trọng lượng của gan. Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần kết hợp tập luyện và có chế độ ăn uống khoa học.
  • Cấp độ 2: Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 với lượng mỡ chiếm 10 – 25% tổng trọng lượng của gan. Trong trường hợp này mỡ đã lan rộng ra mô gan, cơ hoành và làm giảm các đường bờ của tĩnh mạch có trong gan. Tuy nhiên, người bệnh không biết bản thân mắc bệnh gì, bởi triệu chứng bệnh vẫn chưa xuất hiện rõ ràng. Và nếu không tiến hành điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang gan nhiễm mỡ cấp độ 3, gây khó khăn trong việc chữa trị.
  • Cấp độ 3: Bệnh ở mức độ nguy hiểm, rất khó điều trị, thậm chí dẫn đến tử vong. Biến chứng của gan nhiễm mỡ cấp độ 3 thường là xơ gan hoặc ung thư gan. Các biến chứng này thường không thể điều trị.

II. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

Theo thống kê, có khoảng 50 – 60% người dân Việt Nam bị bệnh gan nhiễm mỡ. Đây quả thực là tỷ lệ cao và con số này ngày càng tăng nhanh trong 5 đến 10 năm trở lại đây. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia ở người Việt Nam tăng cao, nguyên nhân có thể là do ăn ít chất xơ nhưng lại bổ sung dư thừa chất béo, hoặc cũng có thể là do uống bia rượu quá nhiều.

Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể là do:

  • Bệnh tiểu đường loại 2
  • Hàm lượng chlolesterol trong máu cao
  • Hội chứng buồn trứng đa nang
  • Bệnh béo phì, nhất là dư mỡ bụng
  • Tuyến yên hoạt động kém
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Triệu chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Hàm lượng chất béo trung tính trong máu cao
  • Chức năng của tuyến giáp giảm

Đối tượng dễ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Những người mắc bệnh sau đây thường dễ bị gan nhiễm mỡ:

  • Người lớn tuổi
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
  • Người bệnh bị béo phì

III. Triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ

Theo các chuyên gia khoa Nội, hầu hết các trường hợp mắc bệnh gan nhiễm mỡ đều không xuất hiện triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các biểu hiện như:

  • Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể có dấu hiệu yếu
  • Vùng bụng bên phải hoặc ở chính giữa có dấu hiệu đau hoặc trướng đầy
  • Ăn không ngon
  • Vàng da và mắt
  • Buồn nôn hoặc nôn
Triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên gặp bác sĩ khi các triệu chứng nêu trên xuất hiện kéo dài một thời gian, đặc biệt là cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng. Ngoài ra, nếu thấy sụt cân đột ngột, người bệnh cũng nên đến bệnh viện thăm khám, bởi đây có thể là triệu chứng do gan gây ra.

IV. Biến chứng gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc gan nhiễm mỡ do rượu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xơ gan hoặc sẹo giai đoạn cuối ở xơ gan. Và nếu xơ gan không được cải thiện sớm có thể dẫn đến tình trạng:

  • Chất lỏng tích tụ trong bụng gây cổ trướng
  • Tĩnh mạch trong thực quản bị sưng và có thể gây vỡ, chảy máu
  • Bệnh não gan với triệu chứng buồn ngũ, dễ bị nhầm lẫn và nói chậm
  • Suy gan giai đoạn cuối
  • Ung thư gan

V. Chẩn đoán tình trạng gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ không do rượu thường không gây bất kỳ triệu chứng nào. Và bệnh chỉ được điều trị y tế khi bệnh nhân tiến hành làm các thủ thuật khám cận lâm sàng. Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh như:

+ Xét nghiệm máu

Một số xét nghiệm máu cần được thực hiện, bao gồm:

  • Công thức máu toàn bộ
  • Xét nghiệm chức năng gan và men gan
  • Xét nghiệm viêm gan siêu vi mạn tính như viêm gan A, C và các loại khác
  • Xét nghiệm sàng lọc bệnh Celiac
  • Xét nghiệm huyết sắc tố A1C 
  • Đo chất béo trong máu như chất béo trung tính hoặc hàm lượng cholesterol trong máu

+ Thủ tục hình ảnh

Các thủ thuật hình ảnh giúp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu như

  • Siêu âm
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

+ Khám mô gan

Nếu các thủ thuật, xét nghiệm nêu trên không mang lại kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện khám mô gan bằng sinh thiết gan. Mẫu mô sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm ra dấu hiệu viêm và sẹo ở gan.

VI. Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào?

Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh chỉ được chữa trị theo tính chất bắc cầu qua trung gian. Cụ thể, nếu gan nhiễm mỡ hay gặp ở bệnh nhân bị tăng huyết áp, thừa cân, tăng đường huyết hoặc chứng rối loạn chuyển hóa,… bác sĩ sẽ đề nghị điều trị những bệnh này.

Để chữa trị gan nhiễm mỡ, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để kiểm soát đường huyết, huyết áp tốt. Đồng thời, giảm cân và tránh uống rượu bia cũng là cách giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Tập thể dục đều đặn mỗi tuần giúp giảm triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ

VI. Biện pháp phòng ngừa hạn chế diễn tiến của bệnh gan nhiễm mỡ?

Nếu không biết cách phòng ngừa, gan có thể nhiễm mỡ lại ngay sau đó. Vì vậy, để hạn chế bệnh tái phát và tiến triển xấu, người bệnh nên thực hiện các biện pháp dưới đây.

1. Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là cách giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh tật. Đồng thời, đây cũng là cách giúp cơ thể săn chắc, giảm cân nặng, giảm triệu chứng đau và loại bỏ mỡ thừa tích tụ trong gan. Người bệnh chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày, tập 3 – 5 lần mỗi tuần, giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ.

2. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Người bị gan nhiễm mỡ nên có chế độ ăn nhiều rau và ít thịt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp làm giảm viêm và tăng cường khả năng sửa chữa các tế bào, giúp bệnh mau bình phục.

Một số thực phẩm hữu ích đối với người bị gan nhiễm mỡ như:

  • Acid béo omega – 3: Cá hồi, cá mòi, cá thu, hàu,…
  • Cà phê
  • Tỏi
  • Hạt quả óc chó
  • Súp lơ xanh
  • Quả bơ
  • Trà

Bên cạnh thực phẩm cần bổ sung, người bị gan nhiễm mỡ nên tránh những thực phẩm này:

  • Đồ ăn chiên rán
  • Món ăn mặn
  • Thịt
  • Đồ uống chứa cồn
  • Đường và phụ gia đường

Bệnh gan nhiễm mỡ khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh còn nhiều hạn chế, các thuốc đặc trị chỉ giúp phần nào làm giảm tình trạng tổn thương ở gan chứ không giúp điều trị bệnh triệt để. Vì vậy, để tránh những biến chứng nặng nề do bệnh gây ra, bên cạnh việc chữa trị theo phác đồ bác sĩ đề nghị, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống, tập luyện và giảm cân điều độ.