Đau thượng vị nên ăn và kiêng ăn gì giảm đau, khỏi bệnh?
Đau thượng vị kiêng ăn gì và ăn gì là thắc mắc của nhiều người với mong muốn giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau, cải thiện tình trạng bệnh qua con đường ăn uống, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.
Đau thượng vị là gì?
Đau thượng vị là tình trạng đau nhức khó chịu ở vùng bụng trên rốn và phía dưới xương ức. Triệu chứng này thường xuất phát từ việc ăn uống không hợp lý hoặc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về dạ dày và các bệnh nguy hiểm khác như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, sỏi mật, viêm tụy.
Các triệu chứng thường gặp của đau thượng đau âm ỉ vùng thượng vị, dạ dày khó tiêu nếu xuất phát từ các nguyên nhân như ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, sử dụng chất kích thích, đồ uống có ga, ăn quá no… Nếu đau thượng vị là triệu chứng của các bệnh về dạ dày sẽ xảy ra các trường hợp:
- Đau thượng vị kèm theo nóng rát khi ăn quá no hoặc quá đói hay sử dụng đồ uống có cồn.
- Đầy bụng, ợ hơi nhất là vào ban đêm vì thức ăn bị ứ đọng, sinh hơi, gây áp lực lên thành dạ dày.
- Trào ngược acid do dạ dày tiết nhiều dịch vị hoặc do thực quản yếu.
- Chán ăn, giảm cân nhanh chóng do đầy bụng, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi.
Thực phẩm phù hợp cho người đau thượng vị
Dựa vào nguyên nhân và các triệu chứng bệnh, chúng ta có thể xác định được các nhóm thực phẩm phù hợp với người đau thượng vị. Vậy đau thượng vị nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm có tác dụng trung hòa acid
Để làm giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm gồm: rau củ quả tươi, mật ong, bột nghệ, cà rốt, bắp cải… Ngoài ra, nên tăng cường sử dụng những thực phẩm nhiều tinh bột như gạo, bắp, khoai tây, bánh mì…
Với những người đau thượng vị liên quan đến các vấn đề về dạ dày thì nồng độ acid trong dịch vị tăng cao chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau. Vì vậy trung hòa nồng độ acid bằng cách bổ sung các thực phẩm này sẽ là phương pháp giảm đau hiệu quả.
Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa
Đau thượng vị là triệu chứng tiêu biểu của các bệnh liên quan đến dạ dày, vì vậy để tránh tình trạng khó tiêu và giảm áp lực cho dạ dày người bệnh nên sử dụng các thức ăn mềm. Không chỉ vậy, các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa còn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa để làm giảm tình trạng dư thừa acid trong dạ dày.
Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn lựa chọn các thực phẩm phù hợp, một số thực phẩm mềm nên bổ sung như:
- Các món ăn được hầm hoặc ninh nhừ, tăng cường dùng cháo, cơm, phở thay vì các thực phẩm khác.
- Trường hợp đau thượng vị có kèm theo cảm giác nóng rát nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm như xà lách, bí xanh, mộc nhĩ… Ngoài ra, cũng nên thường xuyên uống sinh tố trái cây tươi, nước mía, nước bột sắn dây để cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị.
- Trường hợp đau do căng thẳng mệt mỏi nên dùng các thực phẩm như củ sen, rau nhút, đậu phộng…
Nhóm thực phẩm thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe
Các thực phẩm có thể thanh lọc, làm mát cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa tốt có thể kể đến như bí đao, rau má, súp lơ, sữa chua, các loại nước ép trái cây… Với người gầy, nên bồi bổ bằng các thức ăn mát như bao tử heo hầm đậu xanh, bắp cải quấn thịt nạc, hạt sen nấu đậu xanh, khoai mỡ nấu canh thịt, bí đao hầm thịt vịt…
Nếu ăn ngủ kém thì có thể bồi bổ, cải thiện bằng cách sử dụng các món ăn như bao tử heo hầm hạt sen, táo đỏ; rau nhút nấu canh xương; bí đỏ hầm đậu phộng hoặc xương heo nấu củ sen… Còn nếu đầy bụng khó tiêu thì nên ăn nhiều lá mơ lông, rau mùi, nghệ, húng quế, uống lá vối, vỏ quýt…
Thực phẩm người đau thượng vị cần kiêng cử
Để các cơn đau không thường xuyên tái phát, người bệnh cần xác định được đau thượng vị kiêng ăn gì. Các thực phẩm mà người đau thượng vị cần kiêng cử như sau:
Thức ăn kích thích tăng tiết acid dịch vị
Như đã nói, nguyên nhân gây đau thượng vị có thể là do dạ dày tiết quá nhiều dịch vị. Vì vậy, nếu cứ tiếp tục sử dụng các thực phẩm tăng tiết acid dịch vị thì bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, tần suất xuất hiện của các cơn đau ngày càng dày đặc hơn. Nên tránh:
- Các thực phẩm không nên sử dụng là đồ ăn chế biến sẵn, khó tiêu như lạp xưởng, xúc xích, mực khô, dăm bông…
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo.
- Các loại trái cây chua, nhiều axit như chanh, cam, xoài…
Rượu bia, chất kích thích
Cà phê, chè đặc, thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác là những thực phẩm mà người đau thượng vị không nên sử dụng nếu không muốn cơn đau xuất hiện thường xuyên. Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, chất kích thích là nguyên nhân gây ức chế quá trình tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc, gây kích thích điều tiết acid dạ dày gây viêm khiến người bệnh thường cảm có cảm giác đau rát vùng ngực, nhức vùng thượng vị.
Không chỉ vậy, chúng còn là nguyên nhân gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa. Bên cạnh các chất kích thích, người bệnh cũng nên kiêng cử các thức ăn cay nóng khó tiêu như tiêu, tỏi ớt, các món ăn quay rán để cải thiện tình trạng bệnh.
Lời khuyên cho người đau thượng vị
Để ngăn ngừa và giảm thiểu các cơn đau do đau thượng vị gây ra, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Khi xây dựng khẩu phần ăn cần chú trọng sự thanh đạm, dễ tiêu hóa nhưng cũng phải đảm bảo dinh dưỡng để chống chọi với bệnh.
- Ăn chậm nhai kỹ, đảm bảo cho thức ăn được nghiền nhỏ để dạ dày không phải làm việc quá sức.
- Ngoài xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng người bệnh cũng cần ngủ nghỉ khoa học, không nên thức khuya và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
- Chế độ ăn uống chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị, khi các cơn đau xuất hiện thường xuyên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học bao giờ cũng hỗ trợ tích cực để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đã xác định được đau thượng vị nên kiêng gì, ăn gì.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?
- 10 mẹo chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả tức thì
- Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ có thực sự hiệu quả?