Đau thượng vị kèm đi ngoài là dạ dày đang bị gì? Nguy hiểm không?
Đau thượng vị kèm đi ngoài có thể liên quan đến căng thẳng, stress hoặc các bệnh lý khác về dạ dày. Ngoài ra, các vấn đề bao gồm nhạy cảm với thực phẩm, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ngộ độc rượu cũng có thể dẫn đến tình trạng đau thượng vị và đi ngoài.
Nguyên nhân gây đau thượng vị và đi ngoài
Đau thượng vị kèm đi ngoài có thể xảy ra đột ngột hoặc mãn tính, có thể phát triển chậm hoặc kết thúc trong vài ngày. Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra tình trạng này bao gồm:
1. Nhiễm trùng tiêu hóa
Nhiễm trùng đường tiêu hóa là tình trạng nhiễm khuẩn hoặc virus ở dạ dày và ruột, thường được gọi là viêm dạ dày ruột. Đây là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau thượng vị và đi ngoài.
Thông thường các triệu chứng bệnh có thể biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như uống nhiều nước, nghỉ ngơi thường xuyên và sử dụng các loại thuốc không kê đơn để làm giảm khó chịu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây đau bụng kèm đi ngoài. Loại nhiễm trùng này có thể tự cải thiện trong vài tuần. Người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp điều trị y tế để tăng thời gian hồi phục.
2. Căng thẳng
Căng thẳng và lo lắng có thể gây kích thích nhu động ruột, gây đau bụng và đi ngoài một cách bất ngờ. Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ phát triển Hội chứng ruột kích thích và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Một người thường xuyên căng thẳng và có cuộc sống áp lực thường được khuyến cáo dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thiền, tập kỹ thuật hít thở sâu. Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cần gặp bác sĩ tâm lý hoặc chuyên khoa thần kinh để được điều trị hợp lý.
3. Không dung nạp thức ăn
Một số loại thức ăn và đồ uống có thể gây đau vùng bụng trên, đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy và một số các triệu chứng liên quan đến dạ dày. Các triệu chứng này thường xảy ra trong một thời gian ngắn sau khi ăn.
Đau thượng vị và đi ngoài sau khi ăn có thể liên quan đến một số vấn đề như:
- Thay đổi chế độ ăn uống một cách đột ngột.
- Ăn quá nhiều thực phẩm béo, chất béo.
- Bệnh Celiac, không thể dung nạp Gluten, loại Protein thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.
Tình trạng không dung nạp thực phẩm có thể được khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều bữa nhỏ và tránh các thực phẩm gây kích hoạt hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, những người bệnh Celiac cần phải loại bỏ thực phẩm chức Gluten ra khỏi chế độ ăn uống vĩnh viễn.
4. Tình trạng kém hấp thu
Hấp thu kém là tình trạng cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn trong ruột non. Đây là tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và thường có liên quan đến di truyền học.
Hấp thu kém có thể gây đau nhẹ ở dạ dày và gây rối loạn đại tiện. Ngoài ra, người kém hấp thu có thể bị suy dinh dưỡng, gầy nhỏ và có hệ thống miễn dịch kém.
5. Lạm dụng một số thuốc hoặc rượu
Sử dụng quá nhiều rượu có thể gây cản trở hoạt động của hệ thống tiêu hóa và dẫn đến đau thượng vị, tiêu chảy, nôn mửa hoặc các triệu chứng có liên quan khác. Do đó, những người thường xuyên uống rượu có thể cân nhắc tránh rượu hoặc uống rượu theo liều lượng phù hợp để cải thiện các triệu chứng.
Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ với dạ dày và gây đi ngoài bất thường. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc kháng axit có chứa Magie
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc hóa trị
- Thuốc nhuận tràng
- Một số thuốc điều trị tiểu đường như Metformin
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid
Tình trạng đau thượng vị kèm đi ngoài thường được cải thiện trong vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.
6. Khó tiêu chức năng
Nếu có các vấn đề về tiêu hóa hoặc khi ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến tình trạng đau thượng vị kèm theo đi ngoài, tiêu chảy. Điều này chứng tỏ hệ thống tiêu hóa đang quá tải và không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn được đưa vào cơ thể.
Khó tiêu chức năng có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em dễ gặp vấn đề này hơn người trưởng thành. Bởi vì trẻ không thể phân biệt được cảm giác lúc đói và no.
Để tránh tình trạng quá tải ở hệ thống tiêu hóa, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Tiến hành kiểm soát và đo lượng sản phẩm tiêu thụ.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Bổ sung nhiều chất xơ, ít calo như các loại rau củ quả.
7. Hội chứng ruột kích thích
Đau vùng tiêu hóa trên và tiêu chảy kéo dài có thể liên quan đến Hội chứng ruột kích thích. Tình trạng này làm tổn thương hệ thống tiêu hóa và có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
- Bệnh tiêu chảy kéo dài
- Co thắt dạ dày
- Đầy hơi chướng bụng
- Thường xuyên ợ nóng
Hiện tại không có biện pháp cụ thể để điều trị Hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện tình trạng này bằng cách:
- Hạn chế căng thẳng, lo lắng, stress
- Thay đổi chế độ ăn uống
- Ngủ đủ giấc
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động cơ thể
- Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ
8. Bệnh viêm ruột
Viêm ruột là tình trạng gây ảnh hưởng đến ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các triệu chứng cơ bản của bệnh viêm ruột bao gồm:
- Đau vùng bụng trên
- Tiêu chảy thường xuyên
- Mệt mỏi
- Phân có máu
- Giảm cân mà không rõ lý do
Bệnh viêm ruột có thể gây tổn thương hệ thống tiêu hóa nghiêm trọng, tương tự như Hội chứng ruột kích thích. Việc điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
9. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển không kiểm soát các tế bào bất thường trong niêm mạc dạ dày và có thể gây tử vong. Bệnh thường không dẫn đến các dấu hiệu nhận biết cụ thể. Tuy nhiên, nếu có, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Cảm thấy mệt mỏi mãn tính
- Khó tiêu
- Mất cảm giác ngon miệng
- Nôn ra máu
- Đau đường tiêu hóa trên hoặc dưới
- Đi ngoài bất thường, phân có máu hoặc màu đen, hắc ín
Ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu có thể điều trị được thông qua hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Do đó, điều quan trọng là nắm rõ các triệu chứng để có cách xử lý kịp thời.
10. Các nguyên nhân khác
Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài có thể liên quan đến một số vấn đề y tế nghiêm trọng, đặc biệt là khi đi ngoài kèm theo máu tươi.
Các nguyên nhân tiềm ẩn phổ biến bao gồm:
- Viêm ruột thừa
- Xơ nang
- U thư buồng trứng
- Các bệnh ảnh hưởng đến cơ bụng
- Tắc ruột
- Một số loại ung thư khác
Đau thượng vị kèm đi ngoài có nguy hiểm không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thượng vị và đi ngoài. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong một số trường hợp tình trạng này có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý nghiêm trọng bao gồm cả ung thư dạ dày.
Do đó, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Đau thượng vị kèm đi ngoài khi nào cần khám bác sĩ?
Những người bị đau thượng vị kèm đi ngoài thường xuyên cần đi khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi gặp các triệu chứng như:
- Phân có màu đen, hắc ín hoặc có máu
- Sốt cao
- Buồn nôn hoặc nôn
- Vàng da hoặc vàng bên trong tròng mắt
- Nhịp tim nhanh
- Co giật, động kinh
- Mất nhận thức, mơ hồ
- Có triệu chứng mất nước như nước tiểu sẫm màu, khát nước, khô miệng và mệt mỏi
- Có vấn đề về thị lực
Biện pháp phòng ngừa đau thượng vị và đi ngoài
Mặc dù không có biện pháp cụ thể có thể cải thiện tình trạng đau thượng vị và đi ngoài. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng tránh phổ biến như sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn quá nhiều thực phẩm béo.
- Không ăn quá no, ăn chậm nhai kỹ.
- Tránh các loại thức ăn gây nhạy cảm, dị ứng, không dung nạp.
- Không uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
- Hạn chế căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đầy đủ giấc.
- Trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ của các loại thuốc và cân nhắc thay đổi loại thuốc phù hợp hơn.
- Điều trị các bệnh lý có liên quan.
Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài có thể liên quan đến một số vấn đề y tế nghiêm trọng. Do đó, nếu các triệu chứng này kéo dài hơn một tuần, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý, đặc biệt nếu tình trạng này diễn ra ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.