Đau đại tràng là đau ở đâu, bên nào? Dấu hiệu nhận biết

Mỗi vị trí đau bụng thường cảnh báo những bệnh lý liên quan đến một cơ quan nhất định trong cơ thể. Trả lời cho thắc mắc đau đại tràng bên nào, dấu hiệu nhận biết ra sao, các chuyên gia cho biết, thông thường, vị trí đau là vùng bụng dưới rốn. Tùy vào nguyên nhân, mức độ mà triệu chứng cơn đau sẽ có sự khác biệt nhất định.

  • Bệnh nhân viêm đại tràng lâu năm điều trị thành công chia sẻ trên chương trình VTV2
  • Nguồn gốc bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn chữa bệnh đại tràng – Hành trình đi tìm “thần dược”
Đại tràng nằm uốn lượn quanh khung ruột non nên có rất nhiều vị trí đau liên quan đến cơ quan này
Đại tràng nằm uốn lượn quanh khung ruột non nên có rất nhiều vị trí đau liên quan đến cơ quan này

Đau đại tràng bên nào?

Vị trí và tính chất cơn đau cùng các biểu hiện đi kèm sẽ là cơ sở giúp người bệnh nhận biết cơ quan nào trong cơ thể đang gặp vấn đề. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thăm khám và điều trị. Một số vị trí đau của bệnh đại tràng thường gặp là:

  • Đau vùng hạ vị: Do mắc bệnh lý liên quan đến đại tràng xích ma. Đây là một đoạn ngắn của đại tràng, thường dễ mắc các bệnh như viêm hoặc ung thư đại tràng xích-ma. 
  • Đau vùng hố chậu trái: Thường là các bệnh như viêm đại tràng, rối loạn đại tràng xuống.
  • Đau vùng hố chậu phải: Có thể là dấu hiệu của bệnh viêm hồi manh tràng, bệnh lý về buồng trứng, vòi trứng.
  • Đau vùng hạ sườn trái: Rối loạn đại tràng hoặc các bệnh lý về tụy, lá lách.
  • Đau vùng rốn: Bệnh về đại tràng ngang hoặc bệnh ruột thừa giai đoạn đầu hay các bệnh lý gây rối loạn ruột non.

Thực tế, có nhiều vị trí đau tại ổ bụng liên quan đến các bệnh lý về đại tràng. Nguyên nhân là do đại tràng có độ dài trung bình đến 1.5m, nằm bao quanh lấy ruột non và có diện tích ống ruột già to hơn ruột non nhiều lần. Vị trí đau đại tràng thường gặp nhất là vùng bụng dưới rốn. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị đau một phần hoặc tất cả các đoạn đại tràng tùy theo bệnh lý mắc phải.

Đau đại tràng là bệnh gì? Dấu hiệu

Có rất nhiều bệnh lý gây đau đại tràng, mỗi bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Do đó, tùy vào dấu hiệu mà có cách nhận biết bệnh phù hợp. Các bệnh lý và triệu chứng thường gặp là:

Viêm đại tràng cấp tính

Là bệnh về đại tràng phổ biến nhất hiện nay với các cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới rốn. Nếu không kịp thời thăm khám và điều trị, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như chảy máu đại tràng, cơ thể suy nhược, nghiêm trọng hơn có thể gây thủng đại tràng đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Viêm đại tràng do nhiễm lỵ amop: Đau vùng bụng phải hoặc trái hay khắp ổ bụng, đau quặn từng cơn, có cảm giác đi ngoài chưa hết phân. Bụng căng tức, khó chịu, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ăn không ngon. Đau rát hậu môn, khi đi ngoài phân có thể lẫn máu và chất nhầy.
  • Viêm đại tràng do lỵ trực tràng: Đau quặn bụng, nhất là trước khi đi đại tiện hoặc sau khi ăn, giảm đi sau khi đi đại tiện. Đi ngoài phân lỏng, có thể kèm theo máu. Nếu nặng hơn sẽ kèm theo các triệu chứng như sốt cao, mất nước, trụy tim mạch…
  • Viêm đại tràng do Shigella shiga: Rối loạn đại tiện, phân không thành khuôn, đi tiêu nhiều lần, mất nước, mất chất điện giải…

Đừng chủ quan khi bị đau đại tràng – Liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn xử lý hiệu quả

Rối loạn chức năng đại tràng

Đau đại tràng cũng có thể là triệu chứng của rối loạn loạn chức năng đại tràng. Có 2 nhóm rối loạn chính là thứ phát và nguyên phát. Trong đó, với trường hợp thứ phát, nếu loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh thì đại tràng sẽ nhanh chóng hoạt động bình thường. Thường được gọi với những cái tên khác như viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Hay xuất hiện các cơn đau quặn bụng hoặc âm ỉ từng cơn
  • Rối loạn đại tiện, lúc táo bón lúc tiêu chảy
  • Vị trí đau thường gặp là vùng quanh rốn và hố chậu
  • Chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, chướng bụng
  • Kiểm tra đại tràng không thấy có vết loét

Polyp đại tràng

Là tình trạng ở đại tràng có xuất hiện khối u bất thường, được chia thành 2 dạng là polyp đại tràng tuyến và polyp đại tràng tăng sản. Trong đó, polyp đại tràng tăng sản chỉ chiếm 15%, còn đa phần các trường hợp đều mắc polyp đại tràng tuyến, nếu không điều trị thì khả năng ung thư là rất cao.

Polyp đại tràng
Polyp đại tràng

Dấu hiệu nhận biết:

  • Rối loạn đại tiện, đi ngoài phân lỏng, dễ nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích
  • Đau một nửa phần ruột hoặc toàn bộ kèm theo cảm giác buồn nôn, bụng khó chịu
  • Đặc biệt, một triệu chứng điển hình của bệnh là đi ngoài ra máu. Máu có thể lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.

Viêm đại tràng mãn tính

Nếu viêm đại tràng cấp tính không được kịp thời điều trị hoặc điều trị không đúng thuốc, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính. Viêm đại tràng mãn tính rất nguy hiểm và khó điều trị. Dấu hiệu nhận biết của bệnh như sau:

  • Thay đổi thói quen đại tiện, lúc táo bón, lúc tiêu chảy, phân lẫn máu và chất nhầy
  • Chóng mặt, hoa mắt, cơ thể suy nhược, tay chân bủn rủn do thiếu máu
  • Đau nhiều ở vùng bụng dưới rốn, có thể lan sang 2 bên mạn sườn
  • Khi kiểm tra thấy niêm mạc đại tràng có vết rách, vết sẹo.

Tóm lại, với thắc mắc đau đại tràng bên nào thì câu trả lời là đau vụng bụng dưới rốn hoặc chạy dọc theo khung đại tràng rồi lan sang 2 bên mạn sườn. Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý liên quan đến đại tràng thường là rối loạn đại tiện, đi ngoài phân lẫn máu, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu… Nếu có các dấu hiệu bệnh, tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám để được kịp thời điều trị.

Điều trị tận gốc đau đại tràng cùng đội ngũ BS chuyên khoa hàng đầu

Hãy áp dụng những kiến thức trong bài để hiểu hơn về vấn đề đau đại tràng là đau ở đâu để hiểu hơn về bệnh. Từ đó có cách khắc phục và điều trị kịp thời. Chúc bạn sớm tìm được giải pháp phù hợp và nhanh khỏi.