Đau dạ dày nên uống nước gì để giảm đau nhanh?
Bệnh đau dạ dày khá phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chữa bệnh thông thường, bạn có thể dùng thêm các loại nước uống tự làm ở nhà. Mục đích là giảm nhanh những cơn đau bất chợt và cải thiện bệnh tình. Vậy đau dạ dày nên uống nước gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh đau dạ dày nên uống nước gì, bạn cần biết tổng quan về cấu tạo của dạ dày và cơ chế gây bệnh ở cơ quan này.
Tổng quan về cấu tạo dạ dày
Cấu tạo của dạ dày gồm 2 phần: thân và hang vị. Về đặc điểm giải phẫu, dạ dày có 4 lớp: thanh mạc, lớp cơ, hạ niêm mạc và niêm mạc. Trong đó, niêm mạc là lớp trong cùng. Dạ dày được nuôi dưỡng nhờ hệ thống động mạch. Đồng thời, nó chịu sự chi phối của thần kinh (gồm thần kinh phó cảm và thần kinh giao cảm).
Cơ chế hình thành bệnh đau dạ dày
Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc bị phá hủy cấu trúc bình thường, dẫn đến tình trạng mòn, viêm loét và xuất huyết. Ngoài ra, các tác nhân gây bệnh còn ức chế quá trình tự phục hồi và tự bảo vệ lớp niêm mạc này của dạ dày.
Đau dạ dày dẫn đến suy yếu chức năng của cơ quan này. Biến chứng của bệnh có thể dẫn đến: xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày mãn tính, thủng hoặc ung thư dạ dày.
Dấu hiệu
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đau dạ dày là khó tiêu, hay ợ chua và bụng luôn cảm thấy chướng hơi. Ngoài ra, một số người có thể bị đau thượng vị, ăn không ngon, thường xuyên buồn nôn và nôn. Trường hợp nặng có thể đại tiện ra máu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị giảm cân nhanh chóng và thiếu máu.
Nguyên nhân
Tác nhân chủ yếu gây bệnh đau dạ dày là vi khuẩn HP. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nguyên nhân từ chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Cụ thể là những người lạm dụng thuốc lá, rượu bia. Người có thói quen bỏ bữa, ăn đêm nhiều, ăn quá nhiều đồ cay nóng và ăn quá nhanh. Ngoài ra, người thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi cũng có thể mắc bệnh đau dạ dày.
Phác đồ điều trị
Ở giai đoạn chưa xảy ra biến chứng, đa số các biện pháp điều trị đều tập trung chữa lành tình trạng viêm loét, loại bỏ tác nhân gây bệnh và bổ sung một số thành phần nhất định nhằm cân bằng lượng dịch vị trong dạ dày. Khi xuất hiện các biến chứng, tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ ưu tiên khắc phục hậu quả của các biến chứng này trước.
Can thiệp ngoại khoa có thể được thực hiện trong giai đoạn xảy ra biến chứng. Một số trường hợp bị ung thư dạ dày có thể được chỉ định cắt bỏ cơ quan này. Các bác sĩ sẽ nối trực tiếp thực quản với ruột non. Bệnh nhân vẫn tiếp tục sự sống nhưng sẽ gặp nhiều bất tiện cho cuộc sống sau này.
Đau dạ dày nên uống nước gì?
Khi bị đau dạ dày, bên cạnh dùng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bạn nên dùng thêm một số loại nước uống từ thiên nhiên để cải thiện bệnh tình. Cụ thể là:
Nước cà rốt
Nước ép cà rốt có tính kiềm. Khi bị bệnh đau dạ dày, dịch vị trong cơ quan này bị rối loạn, lượng axit rất cao và gây viêm loét nặng. Vì thế, bổ sung thêm nước uống có tính kiềm sẽ giúp cơ thể phần nào trung hòa được lượng axit đang bị rối loạn tại dạ dày. Nhờ vậy, bạn sẽ cải thiện được tình trạng ợ chua, ợ nóng cũng như tình trạng trào ngược axit.
Ngoài ra, nước ép cà rốt còn có lợi cho hoạt động của mắt. Và đặc biệt là nó rất tốt cho da. Với nhiều chị em thì đây là nguyên liệu lẫn thực phẩm làm đẹp không thể thiếu.
Trà gạo
Nếu tình trạng đau dạ dày đi kèm với tiêu chảy thì bạn có thể dùng trà gạo. Nó sẽ ngăn chặn được cơn tiêu chảy và giảm được tình trạng đau bụng. Cách làm như sau: đun nửa tách gạo với 6 tách nước trong khoảng 15 phút. Lấy nước này hòa thêm một chút mật ong hoặc đường và uống khi còn nóng.
Sữa tươi
Sữa tươi chứa nhiều đạm. Ngoài việc giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng, nó còn trung hòa được lượng axit trong dịch vị của dạ dày. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm dịu những cơn đau do tình trạng viêm loét dạ dày gây ra. Nhờ vậy, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nếu uống một ít sữa khi bị đau dạ dày.
Thời điểm uống sữa tốt nhất là vào buổi sáng. Bạn nên uống mỗi ngày 1 ly. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu đang bị hội chứng ruột kích thích thì không nên uống sữa, đặc biệt là sữa bò.
Nước pha từ tinh bột nghệ
Khả năng làm lành vết thương của nghệ là điều mà có lẽ ai cũng biết. Đặc biệt hơn, nó không chỉ có tác dụng với những vết thương ngoài da mà còn có tác dụng với vết loét xảy ra ở dạ dày, tá tràng và một số cơ quan khác.
Tuy nhiên, bạn cần kiên trì uống nước pha từ tinh bột nghệ trong khoảng 2 tháng mới có được kết quả như mong muốn. Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút sữa tươi hoặc mật ong vào nghệ.
Nước gừng
Tính vị của gừng là ấm và cay. Nó có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Do đó, dùng nước gừng không những làm dịu cơn đau mà còn giúp bạn trị chứng khó tiêu. Nhờ vậy, bệnh đau dạ dày sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Trà hoa cúc
Trước giờ trà hoa cúc vốn nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt và giải độc gan. Ít ai biết rằng loại trà này cũng có tác dụng rất tốt cho người bị đau dạ dày. Nó làm dịu các cơn đau và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn nên uống trà hoa cúc 1 – 2 lần một ngày và uống thường xuyên nếu bị đau dạ dày.
Nước dừa
Nước dừa có nhiều dưỡng chất quan trọng như: canxi, kali, chloride… Đây là loại nước giải nhiệt rất quen thuộc. Nhờ vào tính hàn và chứa nhiều dưỡng chất, nước dừa cũng là một trong các loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày. Cơn đau gây ra bởi các vết loét hoặc tình trạng ợ nóng sẽ nhanh chóng được cải thiện khi bạn uống nước dừa.
Nước nha đam
Trường hợp bạn bị đau bao tử đi kèm với táo bón thì nước nha đam sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh đó, đây còn là loại nước uống có tác dụng đẹp da và hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý khác.
Những loại nước chiết xuất từ thiên nhiên chứa nhiều khoáng chất và vitamin, hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày nhanh chóng. Thêm vào đó, nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ cũng là một ưu điểm của phương pháp này. Tuy nhiên, đối với người đau dạ dày lâu năm, nên chữa bệnh bằng cách kết hợp 2 phương pháp thuốc đặc trị và sử dụng thực phẩm.
Thuốc Đông y và thực phẩm dân gian, liệu trình chữa đau dạ dày hoàn hảo
Hiện nay, trong nhiều y thư cổ vẫn còn lưu truyền nhiều loại thảo dược có chứa hoạt chất chữa đau dạ dày hiệu quả. Một số vị thảo dược đặc trị chữa đau dạ dày trong dân gian phải kể đến:
– Chè dây: điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị. Có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày hiệu quả .
– Lá khôi: làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, kết tủa protein tạo thành một màng dày đặc bảo vệ dạ dày.
– Dạ cẩm: thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau dạ dày nhanh chóng
Xem chương trình: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh dạ dày bằng Đông
Với mong muốn mang đến cho bạn đọc một bài thuốc chất lượng, đội ngũ bác sĩ tại Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và kết hợp 3 vị thảo dược trên. Năm 2011, bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị đau dạ dày chính thức đưa vào ứng dụng.
Không những có hiệu quả chữa bệnh cao, bài thuốc còn được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội khó có bài thuốc nào sánh bằng.
- Phương thuốc được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia tiêu hóa đầu ngành YHCT: Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, lương y Đặng Thị Nhân Tâm, BS Vi Văn Thái, TS Nguyễn Thị Vân Anh…
- Nguyên liệu bào chế hoàn toàn tự nhiên, an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ
- Kết hợp lý thuyết YHCT và YH hiện đại, bài thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn và cao mềm. Người bệnh sử dụng như thuốc Tây mà không cần đun sắc.
- Lộ trình điều trị rõ ràng: 7-14 ngày, giảm đau rát thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua; 15-30 ngày, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, các triệu chứng đau dạ dày giảm thiểu tối đa; 2-3 tháng, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, bệnh được kiểm soát ở mức độ không tái phát.
Trước khi đưa vào ứng dụng, bài thuốc đã trải qua quy trình thẩm định thuốc nghiêm ngặt. Kết quả cho thấy:
Báo chí nói gì về bài thuốc Sơ can Bình vị tán:
- Báo Người đưa tin: Hiệu quả “thần kỳ” chữa đau dạ dày của bài thuốc Sơ can Bình vị tán
- Báo VTC: Đi tìm lời giải đáp “Trung tâm Thuốc dân tộc chữa đau dạ dày có tốt không?”
Các loại nước uống khi bị đau dạ dày được liệt kê trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của từng người. Ngoài ra, để chữa dứt điểm đau dạ dày bạn đọc nên tham khảo ý kiếm bác sĩ về liệu trình thuốc đặc trị.