Đau dạ dày nên tránh bia rượu nếu muốn khỏi bệnh
Người bệnh đau dạ dày không nên uống rượu bia. Thói quen dùng rượu bia và thuốc lá chính là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Người bệnh tiêu thụ bia rượu, thuốc lá có thể khiến cho chứng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Đau dạ dày uống rượu bia được không?
Đau dạ dày hay còn gọi là viêm đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn đến viêm loét, tạo ra cơn đau. Nguyên nhân của chứng đau dạ dày là do chế độ ăn uống không khoa học, stress trong thời gian dài, sử dụng nhiều chất kích thích,…
Người bị đau dạ dày sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau rát ở vùng dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ chua,…
Đau dạ dày có nên uống rượu, bia hay không? – Chúng tôi xin trả lời rằng, bia rượu chính là một trong những nguyên nhân gây ra đau viêm dạ dày. Do đó, người đau dạ dày không nên tiêu thụ nhiều bia và rượu.
Tác hại của bia rượu đối với dạ dày là: Trong bia rượu có một lượng cồn lớn. Cồn trong bia rượu phá hủy niêm mạc dạ dày của người dùng. Bên cạnh đó, chất cồn còn có khả năng làm tăng độ axit trong dạ dày của người. Lượng axit tăng cao sẽ làm ức chế khả năng bảo vệ niêm mạc của màng nhầy dạ dày.
Người đang bị đau bao tử dùng nhiều rượu bia có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn:
- Niêm mạc dạ dày sẽ tiếp tục bị tấn công khi đang yếu;
- Vết loét sẽ bị nhiễm trùng, lan rộng hơn, sưng đau;
- Gây ra hiện tượng trào ngược axit;
- Dẫn đến ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tụy.
Khi dùng rượu bia, nhất là bia, người uống thường có thói quen cho đá vào bia để uống. Thói quen này thường có ở người Việt Nam. Tuy nhiên với nguồn gốc nước đá đông lạnh không hợp vệ sinh, người dùng có thể tiếp tục đưa một lượng vi trùng có hại vào dạ dày. Đối với người chưa mắc chứng đau dạ dày thì vi trùng trong đá lạnh sẽ tấn công và tạo ra viêm loét. Còn đối với bệnh nhân đau dạ dày khi uống bia đá lạnh có thể khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Để bệnh mau chóng cải thiện, người bệnh đau dạ dày cần nên tránh uống bia rượu, duy trì một lối sống lành mạnh và đến gặp bác sĩ để thăm khám định kỳ.
Đau dạ dày cần lưu ý những gì để bệnh nhanh khỏi?
1. Chế độ ăn uống
Người bệnh đau dạ dày cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống hàng ngày. Vì dạ dày là nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn thức ăn nên khi người bệnh chọn ăn thức ăn lành tính thì bệnh sẽ mau chóng cải thiện; nếu chọn ăn thức ăn gây hại thì chứng đau dạ dày sẽ càng trở nặng hơn.
Một số loại thực phẩm người bệnh đau dạ dày nên ăn là:
Tôm
Tôm là một loại thực phẩm lành tính, giàu chất dinh dưỡng. Phần thịt tôm là nơi chứa nhiều canxi, đạm, phospho,… sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp mau lành vết loét.
Người dùng có thể ăn tôm với số lượng vừa đủ. Chế biến tôm thành những món dễ ăn, giúp ngon miệng như tôm rim, tôm hấp, tôm nấu canh, tôm kho thịt,…
Chuối
Chuối là một loại trái cây quen thuộc với mọi người. Trong chuối có chứa nhiều vitamin, nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chuối mang lại những tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Các chất dinh dưỡng trong chuối giúp kích thích làm lành vết viêm loét. Chuối còn có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, giảm viêm sưng, giảm huyết áp, giúp tiêu hóa tốt hơn.
Bệnh nhân đau dạ dày có thể bổ sung những quả chuối vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chúng vừa là món tráng miệng thơm ngon, vừa là một vị thuốc giúp hỗ trợ chữa lành viêm loét dạ dày.
Cơm mềm
Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để tránh làm tổn thương dạ dày. Cơm mềm là một trong những sự lựa chọn đó. Người dùng nên nấu cơm với nhiều nước hơn để giúp cơm mềm hơn, dễ ăn hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh đau bao tử cũng có thể ăn các món ăn nấu với nước canh như hủ tiếu, bún, miến,… để giúp dạ dày không bị tổn thương trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Táo
Táo cũng là một loại trái cây tốt cho dạ dày, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Trong một quả táo có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất,… giúp dạ dày giảm viêm, giảm đau, mau chóng lành vết thương.
Nước dừa
Nước dừa có chứa nhiều chất điện phân, magie, kali, canxi và nhiều loại khoáng chất khác. Chúng giúp làm dịu vết thương trong dạ dày, giúp loại bỏ vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Người bệnh đau dạ dày thường xuyên uống nước dừa sẽ giúp cải thiện những cơn đau khó chịu.
Gừng, trà gừng
Người đau bao tử nên bổ sung gừng vào bữa ăn hàng ngày. Gừng không chỉ là một loại gia vị giúp món ăn thơm ngon hơn mà nó còn là vị thuốc đối với người bệnh đau bao tử.
Trong gừng có chứa một loại kháng sinh tự nhiên, giúp sát khuẩn dạ dày. Gừng còn giúp kháng viêm, làm ấm dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn, phòng chống đầy hơi, khó tiêu.
Người bệnh đau dạ dày có thể ăn một số loại thức ăn có chứa gừng tươi hoặc dùng trà gừng để giúp giảm đau dạ dày.
Đậu bắp
Đậu bắp là loại thực phẩm lành tính, có khả năng chăm sóc dạ dày. Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, vitamin C, vitamin E, carotene, pectin,… Các chất này giúp làm lành các vết loét trong dạ dày.
Chất Protein kết dính trong đậu bắp sẽ giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ tốt hơn, ngăn cản thức ăn thô cứng làm tổn thương dạ dày.
Một số loại thức ăn nên tránh
Để giúp bệnh đau dạ dày không tiến triển nặng thêm, người bệnh cần kiêng cữ một số loại thức ăn, thực phẩm sau:
- Thức ăn khô cứng;
- Thức ăn có vị quá chua, nồng độ axit quá cao;
- Thức ăn có vị cay nóng;
- Thức ăn chiên xào, nướng, nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo;
- Thức ăn quá 50 độ C.
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh đau dạ dày còn phải chú ý đến việc ăn uống đúng giờ. Ăn đúng giờ sẽ giúp bộ máy sinh học làm việc tốt hơn. Đặc biệt, người bệnh đau dạ dày không nên bỏ bữa. Việc bỏ bữa, nhịn đói sẽ khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên nặng nề hơn.
2. Chế độ sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp người bệnh đau dạ dày cải thiện được các triệu chứng, giúp bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Một trong số những điều thiết thực nhất đối với người bệnh đau dạ dày là cần kiêng cữ rượu, bia, nước ngọt có gas, hút thuốc lá,… Các loại chất kích thích này sẽ phá hủy dạ dày nặng nề, khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh đau dạ dày cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, tránh căng thẳng lo âu. Stress sẽ khiến cho tuyến dịch axit ở dạ dày bị rối loạn, tiết nhiều hơn, dễ làm tổn thương dạ dày. Một tinh thần lạc quan, thoải mái trong cuộc sống sẽ giúp người bệnh đau dạ dày mau chóng hồi phục.
Điều trị đau dạ dày như thế nào?
1. Dùng thuốc Tây
Tùy vào bệnh trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Tây sao cho phù hợp.
Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm loét thông thường, bác sĩ sẽ cho dùng một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc vitamin giúp người bệnh mau chóng lành vết viêm loét.
Ở trường hợp người bệnh bị tiết axit quá mức, bác sĩ sẽ cấp cho người bệnh một số loại thuốc trung hòa axit, thuốc kiểm soát lượng axit, thuốc giảm đau,…
Người bệnh cần dùng thuốc đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, không nên dùng thuốc quá liều, lạm dụng thuốc. Điều trị đau dạ dày cần có thời gian, kiên trì, không thể rút ngắn thời gian điều trị bằng cách dùng thuốc quá liều. Điều này sẽ khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng, thậm chí sẽ gây tổn hại cho dạ dày, hệ tiêu hóa.
2. Dùng thuốc Nam
Thuốc Nam là những bài thuốc do ông cha ta dùng những loại dược liệu trên lãnh thổ nước ta để trị bệnh. Một số loại dược liệu như mật gấu, gừng, nghệ, kim ngân hoa, cam thảo, tam thất, bạch thược,… là những loại thảo mộc có khả năng làm lành viêm loét dạ dày.
Các bác sĩ y học cổ truyền đã tiến hành nghiên cứu các loại dược liệu và các bài thuốc cổ, từ đó cho ra đời những bài thuốc Nam giúp chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày.
Các bài thuốc y học cổ truyền sẽ giúp người bệnh giảm đau, được sát khuẩn, giảm viêm, phục hồi viêm loét, thông kinh,…
Bệnh nhân cần đến gặp các bác sĩ y học cổ truyền uy tín để được khám và chỉ định dùng thuốc đúng cách.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!