Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối và những điều cần biết

Đau dạ dày khi mang thai là vấn đề tương đối phổ biến, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bạn cần chú ý để có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn.

đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Mẹ bầu rất dễ bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Tìm hiểu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Mang thai chính là thời kỳ vô cùng nhạy cảm trong cuộc đời người phụ nữ. Lúc này, nhiều vấn đề về sức khỏe có thể dễ dàng khởi phát do những thay đổi đặc trưng trong cơ thể. Trong đó, những vấn đề về tiêu hóa và xương khớp thường phổ biến hơn cả.

Khi càng về những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn sẽ dễ khiến mẹ bầu gặp vấn đề về tiêu hóa. Thống kê cho thấy rằng, phần đa mẹ bầu sẽ gặp các tình trạng như táo bón, ợ hơi, ợ chua. Và bệnh đau dạ dày cũng rất dễ dàng ghé thăm khi mang thai 3 tháng cuối.

1. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp:

Tử cung phát triển:

Càng về cuối thai kỳ thì tử cung càng phải mở rộng để tạo không gian đáp ứng cho thai nhi phát triển. Đây chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe ở mẹ bầu vào cuối thai kỳ. Tử cung lớn sẽ gây ra nhiều áp lực cho hệ thống tiêu hóa.

Đặc biệt, sự mở rộng tử cung sẽ chèn ép lên dạ dày, khiến nó bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Lúc này, dạ dày thường có xu hướng bị đẩy lên trên. Việc tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Dạ dày có thể thường xuyên bị đau hay co rút.

Vấn đề tâm lý:

Tâm lý của mẹ bầu thường sẽ thay đổi nhiều nhất vào những tháng đầu hoặc những tháng cuối thai kỳ. Nhất là ở 3 tháng cuối, thai nhi lớn thường khiến cho các mẹ luôn ở trong tâm trạng nặng nề. Ngay cả việc di chuyển hay vận động cũng gặp nhiều khó khăn.

đau dạ dày cuối thai kỳ
Tâm lý căng thẳng ở mẹ bầu vào cuối thai kỳ gây ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa

Tâm lý căng thẳng, kèm theo đó là tình trạng mất ăn mất ngủ, lo lắng cho kỳ sinh nở sắp diễn ra cũng khiến nhiều vấn đề phát sinh. Hoạt động của dạ dày nói riêng và hệ thống tiêu hóa nói chung cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ ăn uống của mẹ bầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Bởi trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường điều chỉnh để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, giúp thai nhi phát triển hợp lý hơn.

Tuy nhiên, chính việc ăn uống với hàm lượng dinh dưỡng cao cũng là yếu tố khiến dạ dày phải chịu nhiều áp lực. Đôi khi không thể đảm nhiệm tốt vai trò của nó. Thức ăn không tiêu hóa hết, bị ứ đọng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng, ợ hơi hay đau dạ dày. Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở những bà bầu thường xuyên ăn đồ chua cay hay thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.

2. Triệu chứng

Tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối thường khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu:

  • Đau ở vùng thượng vị, cơn đau khi âm ỉ, khi dữ dội.
  • Chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
  • Thường xuyên ợ hơi hay ợ chua.
  • Buồn nôn hay nôn ói nhiều hơn.
  • Thay đổi thói quen đại tiện.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái khó chịu, mệt mỏi.

Các dấu hiệu này cũng tương tự như tình trạng đau dạ dày ở người bình thường. Tuy nhiên ở mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối, vấn đề thường kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn. Do lúc này, hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị cản trở và chậm lại.

Thuốc dân tộc chữa đau dạ dày

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm như thế nào?

Tình trạng đau dạ dày kích hoạt ở những tháng cuối thai kỳ là vấn đề mà các mẹ bầu tuyệt đối không thể xem thường. Bởi 3 tháng cuối là giai đoạn mà các mẹ cần chuẩn bị những gì tốt nhất cho kỳ sinh nở đang cận kề.

Nếu bị đau dạ dày, không chỉ sức khỏe của mẹ mà sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, ở giai đoạn này trẻ lại cần nhiều dinh dưỡng hơn để có thể phát triển toàn diện. Dạ dày cùng hệ thống tiêu hóa bị tổn thương sẽ khiến việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng trì trệ.

Thêm vào đó, tình trạng đau nhức cũng những triệu chứng của bệnh sẽ khiến cho các mẹ càng thêm mất ngủ, lo lắng. Điều này khiến tinh thần mẹ bầu sa sút, tạo điều kiện cho các vấn đề sức khỏe khác phát sinh.

Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng đau dạ dày bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bởi một số bệnh về gan, viêm tụy hay chấn thương lách cũng có thể kích hoạt cơn đau thắt ở bụng trên giống với đau dạ dày. Từ đó, gây cản trở quá trình phát hiện và điều trị bệnh.

đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ
Các vấn đề sức khỏe khác có thể sẽ phát sinh nếu triệu chứng đau dạ dày không được kiểm soát

Ngoài ra, tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nếu không được kiểm soát tốt còn khiến các mẹ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng. Nhất là khi những cơn co thắt dạ dày được kích hoạt ở mức độ nặng. Các mẹ bầu sẽ dễ gặp tình trạng tiền sản giật hay sinh non. 

Giải pháp khắc phục đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Đau dạ dày là tình trạng dễ gặp ở cuối thai kỳ nhưng mẹ bầu chớ nên chủ quan. Trong những trường hợp sau, tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ là cần thiết:

  • Đau bụng trên dữ dội, nhất là đau không thể chịu được
  • Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo
  • Các cơn co thắt kích hoạt đều đặn ở mức độ nặng
  • Đau bụng kèm theo sốt
  • Chóng mặt, khó thở, đau đầu… kèm theo

Lúc này việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ loại trừ hay dự phòng các vấn đề nguy hiểm. Đồng thời sẽ giúp người bệnh đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho tình trạng đau dạ dày.

Mẹ bầu cần chú ý thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Duy trì một chế độ ăn uống khoa học sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gặp các vấn đề tiêu hóa, nhất là đau dạ dày.

Nếu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Lúc này, chế độ ăn vừa phải đảm bảo yếu tố dinh dưỡng lại vừa không gây áp lực cho hệ thống tiêu hóa. Khi dạ dày và hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt thì những triệu chứng đau dạ dày cũng sẽ được kiểm soát.

Cần chú ý đến một số nguyên tắc sau đây:

  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột hay thức ăn dễ tiêu như trứng, sữa…
  • Chế biến thức ăn mềm để giảm áp lực cho bóp cho dạ dày
  • Ăn nhiều bữa, nhai kỹ, nuốt chậm
  • Tuyệt đối không ăn nhanh hay ăn quá no
  • Tránh thức ăn nhanh, đồ chua, cay, rượu bia và chất kích thích
  • Tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, có thể bổ sung các loại nước ép trái cây tươi
điều trị đau dạ dày cuối thai kỳ
Mẹ bầu cần ăn uống hợp lý để khắc phục tình trạng đau dạ dày

2. Duy trì lối sống lành mạnh

Lập kế hoạch và duy trì một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối. Để có được lối sống lành mạnh, mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Ăn uống cũng như ngủ nghỉ đúng giờ. Tránh bỏ bữa hay thức khuya.
  • Ngủ đủ hoặc nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày.
  • Cố gắng giữ tâm lý luôn được thoải mái, vui vẻ. Tránh xa căng thẳng, áp lực trong cuộc sống và công việc.
  • Có thể rèn luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu. Ngồi thiền, yoga đơn giản hoặc đi bộ là rất phù hợp. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tâm lý và làm giảm áp lực.
  • Cần dành nhiều thời gian hơn để thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Tránh làm các công việc nặng hay cần gắng sức nhiều.

thuốc dân tộc chữa đau dạ dày

3. Thận trọng với việc dùng thuốc

Việc dùng bất cứ loại thuốc Tây nào khi đang mang thai cũng sẽ không được khuyến khích. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mặc dù thai nhi đã lớn nhưng thuốc điều trị đau dạ dày cũng sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Chính vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc giảm đau hay bất cứ thuốc nào để điều trị. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn từ bác sĩ. Nếu có vấn đề bất thường xuất hiện, cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối là vấn đề mẹ bầu cần chú ý để can thiệp đúng cách. Bất cứ sai sót nào cũng có thể khiến sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tốt nhất nên sớm thăm khám và xử lý theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

“Vì sức khỏe người Việt VTV2” giới thiệu bài thuốc Đông y chữa bệnh dạ dày của trung tâm Thuốc dân tộc