Danh sách Bác Sĩ Nữ khám bệnh trĩ uy tín cho chị em
Bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Do bệnh xảy ra ở vùng kín nên chị em thường tỏ ra e ngại không muốn đến bệnh viện thăm khám. Hiểu được tâm lý chung, bài viết tổng hợp danh sách những bác sĩ nữ khám bệnh trĩ uy tín tại các bệnh viện lớn hiện nay.
Khi nào nên khám bệnh trĩ?
Trong một số trường hợp, trĩ có thể tự teo và tiêu biến nhờ chế độ sinh hoạt, nghỉ dưỡng và ăn uống hợp lý của người bệnh. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân trĩ đều cần được thăm khám và điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ để hạn chế những diễn biến xấu hơn của bệnh.
Trĩ là bệnh lý xảy ra ở hậu môn- trực tràng, được hình thành do sự phì đại quá mức của hệ thống các tĩnh mạch ở hậu môn. Có 3 dạng trĩ chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ tổng hợp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và tiến triển lặng lẽ khiến nhiều bệnh nhân không kiểm soát được sự hình thành búi trĩ.
Trong thời gian đầu các biểu hiện củabệnh trĩchưa thực sự rõ ràng, kết hợp với tâm lý e ngại mà nhiều bệnh nhân không tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Ở những giai đoạn kết tiếp, búi trí phát triển ngày một lớn hơn khiến người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn biến chứng, việc điều trị càng thêm phức tạp và rất tốn kém.
Sự chủ động của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Trĩ. Bệnh nhân nên tìm đến chuyên khoa Hậu môn trực tràng khi thấy bản thân có những biểu hiện thất thường như:
- Có hiện tượng chảy máu khi đi ngoài nhưng hậu môn không có cảm giác đau.
- Lượng máu thất thoát ít, có thể thấm vào giấy vệ sinh hoặc dính bên ngoài khuôn phân
- Thường xuyên cảm thấy ngứa và khó chịu ở hậu môn, xung quanh niêm mạc bị tấy đỏ
- Bằng tay sờ có thể thấy búi trĩ thò ra bên ngoài cửa hậu môn, khi ngồi có cảm giác cộm.
- Búi trĩ sưng to và gây đau đớn khi đi lại, vận động, đi vệ sinh và sa hẳn ra ngoài khi bị trĩ nặng
- Cảm giác vướng víu mỗi khi đi ngoài và đôi lúc rỉ dịch ra từ hậu môn.
Quy trình khám bệnh trĩ ở nữ giới
Trĩ nằm trong nhóm bệnh Trực tràng – Hậu môn, ở những trường hợp trĩ ngoại thì bệnh nhân có thể cảm nhận búi trĩ hình thành. Để chắc chắn hơn, bệnh nhân cần tìm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác mức độ trĩ, và nguyên nhân gây trĩ do bệnh lý hay do ngoại/nội lực tác động.Tương tự như ở nam giới, quy trình khám bệnh trĩ cho nữ giới gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng (Sơ bộ)
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám chi tiết những triệu chứng và tiền sử bệnh án trước đó. Người bệnh nên trả lời một cách trung thực và chi tiết để việc chẩn đoán bệnh được chính xác hơn. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể trao đổi thêm với bác sĩ về những chấn thương, hay phẫu thuật, tiểu phẫu liên quan để bác sĩ nắm bắt. Những vấn đề bác sĩ có thể hỏi bạn là:
- Thời gian mà các triệu chứng bệnh trĩ bắt đầu xuất hiện
- Những thói quen trong ăn uống, khấu phần chất xơ, lượng nước uống và bia rượu (nếu có).
- Lịch sử dùng thuốc tân dược, thảo dược, các loại vitamin và thực phẩm chức năng đang dùng.
- Tính chất công việc, vận động, đi vệ sinh và các câu hỏi liên quan đến tình dục qua đường hậu môn.
Trong khi trao đổi với bác sĩ, nếu như bệnh nhân có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn có thể nhờ bác sĩ tham vấn để hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình.
Bước 2: Kiểm tra ngoài hậu môn
Trong bước này, bệnh nhân sẽ được đưa vào một không gian kín và được hướng dẫn tư thế nằm thuận lợi nhất để bác sĩ có thể quan sát được hình thái của búi trĩ. Những dấu hiệu được đánh giá liên quan đến bệnh trĩ bao gồm:
- Tình trạng sưng, nổi cục ở hậu môn
- Có dấu hiệu sa búi trĩ
- Huyết khối tĩnh mạch (hình thành cục máu đông bên trong tĩnh mạch )
- Có dịch hoặc chất nhầy ở hậu môn
- Kích ứng da quanh hậu môn.
- Vết nứt hoặc lỗ rò ở hậu môn…
Bước 3: Khám trực tràng
Là bước thăm khám can thiệp vào trong hậu môn của người bệnh. Mặc dù hình thức này có thể khiến nhiều người cảm thấy bối rối, ngại ngùng nhưng những bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tạo cho bạn tâm lý thoải mái nhất. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tư thế phù hợp để bác sĩ nhanh chóng thực hiện kiểm tra.
Bằng cách dùng một ngón tay (với găng tay kháng khuẩn) đưa vào trong trực tràng nhằm kiểm tra cấu trúc bên trong hậu môn. Thông qua cảm nhận thành hậu môn, cũng như các dịch hoặc máu trên găng tay mà nhận định những sự thay đổi bất thường. Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau do trước đó bác sĩ đã sử dụng chất bôi trơn vào trong trực tràng.
Phương pháp này được áp dụng cho đa số bệnh nhân bị trĩ nội. Nếu không có đặc trưng đáng kể, bạn có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi hậu môn – trực tràng hoặc xét nghiệm máu trước khi đưa ra kết luận chính thức
- Chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị
Sau những bước tiến hành kiểm tra vùng hậu môn – trực tràng thì bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng bệnh tình của người bệnh. Sau đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Kết hợp với điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được tư vấn cụ thể về cách ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Nếu bạn được bác sĩ điều trị đặt lịch tái khám, hãy tuân thủ thời gian tái khám đúng theo lịch hẹn ghi trong đơn thuốc để bác sĩ theo dõi kết quả và thay đổi phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Danh sách các Bác sĩ nữ khám bệnh trĩ uy tín
Đa số chị em phụ nữ bị trĩ thường tìm kiếm các bác sĩ nữ điều trị để quá trình thăm khám tiến triển thuận lợi hơn. Hiện nay các bác sĩ nữ khám bệnh trĩ uy tín đều công tác tại những bệnh viện Đa khoa lớn. Tùy thuộc vào điều kiện địa lý, cũng như kinh tế mà bệnh nhân có thể lựa chọn một trong số những bác sĩ sau:
1. Bác sĩ CKII Võ Thị Mỹ Ngọc
Bác sĩ Thuộc chuyên khoa II Võ Thị Mỹ Ngọc hiện đang công tác tại khoa Hậu môn trực tràng bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM cơ sở 1. Nằm trong số những bác sĩ top đầu trong khoa hậu môn trực tràng, tay nghê cao nên bác sĩ nhận được sự tín nhiệm của nhiều bệnh nhân thăm khám tại Bệnh viện.
– Kinh nghiệm: Bác sĩ Ngọc đã có thời gian làm việc tại bệnh việ Nhân Dân Gia Định (từ năm 2008 – 2014). Và sau đó bác sĩ mới chuyển qua bệnh viện Đại Học Y Dược công tác chuyên khoa Hậu môn trực tràng cho đến nay. Bác sĩ Ngọc đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Trĩ, đặc biệt là cho giới nữ bác sĩ. Với chuyên môn điều trị phẫu thuật và nội khoa thành công cho hơn hàng ngàn ca bệnh trĩ bằng phương pháp Y học hiện đại.
– Địa chỉ nơi làm việc và đặt lịch hẹn
Người bệnh có thể tìm đến bác sĩ tại Khoa Hậu môn – Trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Tại đây bệnh nhân sẽ được hỗ trợ liên hệ với bác sĩ Ngọc và cung cấp các dịch vụ về bệnh Trĩ và các vấn đề bệnh lý liên quan khác.
- Địa chỉ Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM cơ sở 1: Số 215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM.
- Số điện thoại Bệnh viện : 08 3855 4269
Giờ làm việc
- Thứ 2 đến thứ 6: Từ 6h30 – 16h30.
- Thứ 7: Từ 6h30 – 12h.
- Chủ nhật, ngày lễ: Nghỉ.
Bệnh nhân khám với bác sĩ Võ Thị Mỹ Ngọc tại khoa Hậu môn – Trực tràng Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 1. Lịch khám và thời gian khám của bác sĩ Ngọc có thể thay đổi tùy thuộc vào lịch trình của bệnh viện.
2. Bác sĩ CKI Nguyễn Thùy Ngoan
Với chuyên môn điều trị trĩ bằng phương pháp Y học cổ truyền , Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan cũng là một trong những bác sĩ nữ khám bệnh trĩ được đa số chị em ở TPHCM liên hệ để thăm khám. Bác sĩ Ngoan hiện đang là bác sĩ phụ trách chuyên môn cho Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn. Đồng thời bác sĩ Ngoan cũng đang giữ chức vụ Trưởng khoa Y học cổ truyền tại bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu.
– Kinh nghiệm: Bác sĩ Ngoan có hơn 35 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh trĩ nói riêng và các bệnh lý khác nói chung bằng cách thức Y học cổ truyền. Người bệnh có thể tên tâm về chất lượng điều trị vì bác sĩ ngoan đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú góp to lớn cho nền y học nước nhà.
Bằng sự am hiểu và chuyên sâu về các vị thuốc thảo dược mà Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan luôn tạo được sự tin tưởng và hỗ trợ bệnh nhân hết mình trong quá trình điều trị.
– Địa chỉ nơi làm việc và đặt lịch hẹn
Chị em có nhu cầu thăm khám và điều trị trĩ có thể tìm đến bác sĩ Ngoan tại Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn . Tại đây bệnh nhân sẽ được hỗ trợ liên hệ với bác sĩ và được bác sĩ Ngoan thăm khám và điều trị trực tiếp.
- Địa chỉ : Số 1061 đường CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình
- Lịch làm việc: 8h- 20h các ngày trong tuần
- Giờ mở cửa: 8h00-20h00 tất các ngày trong tuần
- Số điện thoại: 028 6286 0111
3. Bác sĩ Phương Mai
Với kinh nghiệm công tác hơn 30 năm trong việc điều trị trĩ và các bệnh liên quan đến khoa Hậu môn trực tràng, bác sĩ Phương Mai là một trong những cái tên được nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nữ đánh giá cao. Bác sĩ Phương Mai chuyên khám và chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ tổng hợp nói chung. Hiện tại bác sĩ Phương Mai đang công tác tại chuyên khoa Ngoại Tổng hợp thuộc bệnh viện Trưng Vương – Q10 – TPHCM.
– Kinh nghiệm: Trong nhiều năm thăm khám và chẩn đoán bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng. Bác sĩ Phương Mai này đã chữa trị thành công cho nhiều ca bệnh trĩ nặng mà không phải dùng đến dao kéo. Nhờ trình độ cao cùng cố kinh nghiệm tích lũy lâu năm, bác sĩ Phương mai có thể kết hợp và vận dụng nhuần nhuyễn hai nền y học hiện đại và y học truyền thống giúp người bệnh khỏe mạnh, sớm lấy lại sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày.
– Địa chỉ nơi làm việc và đặt lịch hẹn
Bệnh nhân thăm khám và điều trị trĩ có thể liên hệ với Bác sĩ Phương Mai (Khoa ngoại tổng hợp) bệnh viện Trưng Vương. Đây là địa chỉ công tác duy nhất của bác sĩ , bệnh nhân liên hệ đặt lịch hẹn theo hướng dẫn sau:
- Bệnh viện Trưng Vương Số 266 , đường Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TPHCM
- Lịch làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6 (Sáng: 6g30 – 11g – Chiều: 13g – 16g30 )
- Ngày thứ Thứ 7 (Sáng từ 7g – 12g ).
Bài viết đã tổng hợp danh sách Bác sĩ nữ khám bệnh trĩ cho chị em đang có nhu cầu chẩn đoán và điều trị bệnh lý này. Vì trĩ là căn bệnh có thể tái phát nếu không được điều trị dứt điểm nên người bệnh cần lưu ý chọn những bác sĩ điều trị uy tín và cơ sở thăm khám đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để được hỗ trợ tốt nhất.