Dạ dày là gì? Cấu tạo, chức năng của dạ dày người

Dạ dày hay bao tử là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, có cấu tạo phức tạp, thực hiện hai chức năng chính là nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Dạ dày là gì, cấu tạo, chức năng cụ thể của dạ dày sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết này.

  • Chuyên gia phân biệt viêm, đau dạ dày và giải pháp đẩy lùi bệnh hiệu quả từ thảo dược tự nhiên
  • Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ chữa đau dạ dày mãn tính lâu năm hiệu quả tận gốc
Dạ dày là gì
Dạ dày là cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người

Dạ dày là gì? 

Mặc dù là một phần của cơ thể thế nhưng không phải ai cũng biết dạ dày là gì? Dạ dày là một phần quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, là bộ phận nằm giữa thực quản và tá tràng, phần đầu của ruột non. Đây được xem là bộ phận tiêu hóa lớn nhất có chức năng chứa và tiêu hóa thực phẩm.

Dạ dày là một tạng trong phúc mạc, nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng, ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên của dạ dày nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với phần đầu của ruột non qua lỗ môn vị. Dung tích trung bình của dạ dày khoảng 4,4 – 5 lít nước. Tuy nhiên con số này phụ thuộc vào tuổi tác và thể chất của từng người.

Hình dạng và vị trí của dạ dày thay đổi theo sự biến đổi của thể vị và dung lượng thức ăn. Theo hình chụp Xquang, dạ dày thường có hình dạng như sừng bò hoặc móc câu, nhìn tổng thể thì giống chữ J. Trong đó, dạ dày của người già, người béo thấp, trẻ em thường có hình dáng sừng bò, người cao gầy có dạ dày hình móc cao. Và người có cơ thể cường tráng thì hình chữ J. Không chỉ phụ thuộc vào thể chất hình dạng dạ dày còn thay đổi theo tư thế, thời điểm khảo sát, tình trạng có chứa đựng thức ăn hay không.

Cấu tạo dạ dày người

Sau khi giải phẫu cấu tạo của dạ dày người, các chuyên gia chỉ ra rằng:

Về hình thể ngoài

Xét về hình thể bên ngoài, dạ dày có 5 phần gồm:

  • Tâm vị: Rộng từ 3 – 4 cm2, nằm gần thực quản có lỗ tâm vị. Lỗ tâm vị không có van đóng kín mà chỉ có nếp niêm mạch, thông giữa thực quản và dạ dày.
  • Đáy vị: Là phần phình to nhất, ở bên trái lỗ tâm vị, có hình chỏm cầu, ngăn  cách với thực quản bởi khuyết tâm vị. Khuyết tâm vị thường chứa không khí, dễ nhìn thấy khi chụp phim Xquang.
  • Thân vị: Có hình ống với 2 thành và 2 bờ, giới hạn trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị, giới hạn dưới là mặt phẳng xuyên qua khuyết góc của bờ cong vị nhỏ.
  • Phần môn vị: Gồm hang môn vị và ống môn vị. Trong đó, hang môn vị hình phễu, tiết ra Gastrin, ống môn vị có các cơ rất phát triển.
  • Môn vị: Nằm bên phải đốt thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng, lỗ môn vị có một cơ thắt, thường gây bệnh co thắt môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh. 

Về cấu tạo

Cấu tạo chi tiết của dạ dày
Cấu tạo chi tiết của dạ dày

 Từ ngoài vào trong, dạ dày có cấu tạo gồm 5 lớp là:

  • Thanh mạc: Lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày
  • Tấm dưới thanh mạc
  • Lớp cơ: Có 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
  • Tấm dưới niêm mạc
  • Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày

Trong đó, các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra nhiều chất khác nhau có vai trò bảo vệ dạ dày, thực hiện chức năng tiêu hóa, giúp hấp thụ vitamin B12 và làm chất trung gian hóa học. 

Về mạch máu dạ dày

Mạch máu của dạ dày bắt nguồn từ động mạch thân tạng, là nhánh của động mạch chủ bụng tách ra ngay dưới cơ hoành. Bao gồm:

  • Vòng mạch bờ cong vị bé: Có bó mạch vị phải và bó mạch vị trái
  • Vòng mạch bờ cong vị lớn: Gồm những động mạch vị ngắn và các động mạch vùng đáy vị và tâm vị.

 Chức năng dạ dày

Như đã đề cập, dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người. Dạ dày có 2 chức năng cơ bản là:

  • Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
  • Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

Do dạ dày cấu tạo từ cơ trơn và sắp xếp các bó cơ theo chiều hướng phù hợp để tăng hiệu quả co bóp nên có thể dễ dàng nghiền cơ học thức ăn. Dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH ở mức phù hợp để các enzyme tiêu hóa hoạt động nên có thể thực hiện được chức năng thứ hai. 

Sau khi thức ăn được nhai, phân hủy một phần nhỏ nhờ các men trong nước bọt sẽ được đưa qua ống trơn là thực quản để đến dạ dày. Lúc này, dạ dày tiến hành nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị rồi đưa dần xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa, hấp thu, đào thải. 

Độ pH trong dạ dày từ 2 – 2,5, có tác dụng tiêu hóa và phòng bệnh. Độ pH thấp sẽ là một rào cản hóa học hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu độ pH quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng.

Các bệnh lý về dạ dày thường gặp 

Trong những năm gần đây, các bệnh lý về đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh liên quan đến dạ dày có dấu hiệu bùng phát nhanh. Nguyên nhân là do nguồn thức ăn, nước uống không đảm bảo và thói quen ăn uống không tốt của nhiều người. Các bệnh lý về dạ dày thường gặp là:

  • Đau dạ dày: Là bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng chủ yếu do chế độ ăn uống không phù hợp, ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, hút thuốc uống rượu thường xuyên. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây xuất huyết hoặc ung thư dạ dày.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Là tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương, xung huyết loét sâu do acid và pepsin kích thích. Ở mỗi vị trí loét sẽ có những tên gọi khác nhau như loét hang vị, viêm loét tá tràng, viêm dạ dày… Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống thất thường, tác dụng phụ của thuốc.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Có khoảng 14 triệu người mắc trào ngược dạ dày thực quản đã được thăm khám. Đây là hiện tượng thức ăn, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây khó chịu.
  • Nhiễm khuẩn Hp dạ dày: Vi khuẩn Helicobacter pylori thường gặp ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng, nếu gặp môi trường thuận lợi, sức đề kháng cơ thể yếu đi, chúng sẽ tấn công và gây tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
  • Các bệnh lý khác cũng thường gặp là viêm hang vị, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… 

Những bệnh lý về dạ dày nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí nguy hại tính mạng.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể giải quyết vấn đề này, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn đúng. Thông thường, việc lạm dụng Tây y và các loại thực phẩm chức năng chính là nguyên nhân khiến bệnh thêm trầm trọng. Vì niêm mạc dạ dày vốn mỏng, khi bị tổn thương mà thường xuyên chịu tác dụng từ kháng sinh rất dễ bị bào mòn, viêm loét nhiều hơn.

Hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia để có gợi ý tốt nhất. Vì Đông y cũng rất hiệu nghiệm trong xử lý bệnh này.

Làm gì để bảo vệ dạ dày?

Tăng cường ăn nhiều rau xanh giúp dạ dày luôn khỏe mạnh
Tăng cường ăn nhiều rau xanh giúp dạ dày luôn khỏe mạnh

Để ngăn ngừa các bệnh lý, giúp dạ dày luôn khỏe mạnh, chúng ta cần

  • Loại bỏ căng thẳng, luôn giữ cho tâm lý thoải mái, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Ăn nhiều rau xanh, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn đủ bữa đúng giờ, tránh tình trạng nhịn ăn, vừa ăn vừa làm, ăn uống khi đang di chuyển.
  • Hạn chế rượu bia chất kích thích, hạn chế đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ
  • Không ăn trước khi đi ngủ, uống nhiều nước, giữ cân nặng ở mức cân đối
  • Không hút thuốc, không để bụng quá đói hoặc quá no
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe
  • Thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện các bệnh lý về dạ dày và có biện pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc dạ dày là gì, cấu tạo và chức năng của cơ quan này. Có thể thấy, dạ dày là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, do đó nếu hệ tiêu hóa xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

NSND Trần Nhượng chia sẻ bài thuốc giúp chữa khỏi bệnh đau dạ dày trào ngược chỉ sau 3 tháng