Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP – Ăn uống, hôn…

Con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn HP chủ yếu là đường miệng – miệng và đường phân – miệng. Ngoài ra vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm do sử dụng thiết bị y tế không được vô trùng như thiết bị cạo vôi răng, ống nội soi tai – mũi – họng và ống nội soi đường tiêu hóa trên.

vi khuẩn hp lây qua đường nào
Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh lý ở dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày.

HP là một loại xoắn khuẩn có cấu trúc đặc biệt, có thể sinh sống bên trong niêm mạc dạ dày và thích ứng với môi trường có nồng độ axit cao. Vi khuẩn này tấn công vào các mô niêm mạc, gây viêm và loét.

Ngoài ra xoắn khuẩn HP còn kích thích hoạt động tiết dịch vị ở dạ dày, từ đó thúc đẩy quá trình ăn mòn niêm mạc và tăng nguy cơ mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Trưởng khoa Tiêu hóa tại Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc, con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP chủ yếu thông qua đường miệng – miệng, đường phân – miệng và một số đường khác.

1. Đường miệng – miệng

Đường miệng – miệng là con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này thường tồn tại ở bên trong nước bọt và dịch tiết của đường tiêu hóa. Vì vậy vi khuẩn rất dễ lây nhiễm thông qua một số hoạt động như:

vi khuẩn hp lây qua đường nào
Ăn uống chung có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho những người khỏe mạnh
  • Giao tiếp: Trong quá trình giao tiếp, nước bọt của người nhiễm bệnh có thể đi vào miệng của người khỏe mạnh. Sau đó vi khuẩn sẽ di chuyển xuống dạ dày và cư trú ở cơ quan này.
  • Hôn: Hôn môi là một trong những hoạt động làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Bởi lúc này, nước bọt của người nhiễm bệnh sẽ tiếp xúc trực tiếp với miệng của người khỏe mạnh và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa.
  • Ăn uống chung: Ngoài ra, vi khuẩn cũng thể lây nhiễm qua đường miệng – miệng thông qua việc ăn uống chung. Hơn nữa, thói quen sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải, ly, tách, chén, đũa và thìa cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

2. Đường phân – miệng

Vi khuẩn HP có thể được đào thải thông qua đường phân. Với những người không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, vi khuẩn có thể lây lan sang những người khỏe mạnh. Hơn nữa, vi khuẩn từ phân cũng có thể lây nhiễm thông qua một số động vật trung gian như chuột, gián, thằn lằn, ruồi,…

3. Đường khác

Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có thể lây qua một số thiết bị y tế chưa được khử trừ như dụng cụ lấy vôi răng, ống nội soi dạ dày, dụng cụ nội soi tai mũi họng,…

Vi khuẩn HP có lây nhiễm từ mẹ sang con không?

Theo Bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, vợ chồng đều dương tính với vi khuẩn HP thường sinh ra trẻ có 40% nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Trong khi đó, nếu 1 trong 2 người nhiễm vi khuẩn thì trẻ chỉ có khoảng 3% nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn này.

con đường lây nhiễm vi khuẩn hp
Vi khuẩn HP không lây nhiễm qua đường máu mà lây từ mẹ sang con thông qua hoạt động sinh hoạt

Như vậy có thể thấy, ngoài khả năng lây nhiễm từ đường miệng – miệng, phân – miệng,… vi khuẩn HP còn có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên theo bác sĩ, vi khuẩn thường không lây nhiễm trực tiếp qua đường máu mà lây nhiễm gián tiếp thông qua các hoạt động như hôn trẻ, mớm cho trẻ ăn, trò chuyện cùng trẻ,…

Cách phòng ngừa vi khuẩn HP hiệu quả

Vi khuẩn HP được xem là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề ở đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Vì vậy sau khi nắm bắt được con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

con đường lây nhiễm vi khuẩn hp
Cần tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Các biện pháp giúp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP:

  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân và các dụng cụ ăn uống. Đồng thời cần hạn chế gắp thức ăn cho người khác và sử dụng chung chén nước chấm.
  • Hạn chế tối đa tình trạng ăn uống tại các hàng quán ven đường vì hầu hết ở chén, đũa và bát đều không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, quy trình chế biến thức ăn ở những hàng quán này cũng không được đảm bảo và dễ gây ra các bệnh lý về đường tiết hóa.
  • Tuyệt đối không hôn và mớm đồ ăn cho trẻ nhỏ.
  • Nên tráng đũa, muỗng và chén bát với nước sôi trước khi sử dụng.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để giảm thiểu số lượng chuột, gián, ruồi và muỗi.
  • Tập thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn sống như hải sản, rau sống và các thức ăn lên men.
  • Cần giữ khoảng cách với người nhiễm bệnh. Khi di chuyển đến những nơi đông người, bạn nên sử dụng khẩu trang để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm.

Bài viết đã tổng hợp một số con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP và đề cập đến các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả. Ngoài ra bạn cần thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để xác định tình trạng sức khỏe và tiến hành điều trị nếu có nhiễm loại vi khuẩn này.