Có nên cắt trĩ không, độ mấy cần cắt & có ảnh hưởng gì không?

Có nên cắt trĩ không? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi mắc bệnh trĩ. Việc cắt trĩ liệu có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ trả lời các thắc mắc phổ biến này.

Không phải trường hợp bệnh trĩ nào cũng cần phẫu thuật
Không phải trường hợp bệnh trĩ nào cũng cần phẫu thuật

Bệnh trĩ và cách phân loại

Muốn biết có nên cắt trĩ không và việc này ảnh hưởng ra sao, bạn cần biết bệnh trĩ được hình thành thế nào, phân loại và các cấp độ mắc bệnh.

Bệnh trĩ (dân gian hay gọi là bệnh lòi dom) là bệnh gây ra bởi các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn và phình ra quá mức. Khi bị trĩ, người bệnh sẽ thấy rất khó chịu và đau rát ở hậu môn; đại tiện khó khăn, đi xong vẫn cảm giác chưa hết. Thậm chí đôi khi còn đại tiện ra máu hoặc táo bón kéo dài. Đa số bệnh nhân thấy ngứa và cộm ở hậu môn do vi khuẩn tấn công và búi trĩ lòi ra ngoài.

Các cách phân loại bệnh trĩ

Có 2 cách cơ bản để phân loại bệnh trĩ. Đó là dựa vào vị trí và cấp độ bệnh.

Dựa vào vị trí có 3 loại:

  • Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trên đường lược (chỗ nối giữa phần cuối ống tiêu hóa và hậu môn). Người bệnh khó nhận biết mình bị trĩ nội ở giai đoạn đầu vì nó không có biểu hiện đau đớn và không thể trực tiếp quan sát thấy. Chỉ khi các búi trĩ này sa ra ngoài hoặc thực hiện thăm khám, người bệnh mới phát hiện.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ở vị trí phía dưới đường lược. Do đó, người bị trĩ ngoại có thể quan sát thấy hoặc dùng tay sờ được.
  • Trĩ hỗn hợp: Bao gồm sự xuất hiện của cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.
Trĩ nội nằm ở trên đường lược, trĩ ngoại thì nằm ở dưới
Trĩ nội nằm ở trên đường lược, trĩ ngoại thì nằm ở dưới

Dựa vào cấp độ, có 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ không gây đau đớn ngay cả khi đi đại tiện. Chúng nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Cấp độ 2: Động tác rặn khi đi cầu có thể khiến búi trĩ sa ra ngoài. Tuy nhiên, sau đó chúng sẽ tự co lại vào ống hậu môn.
  • Cấp độ 3: Mức độ sa ra ngoài của búi trĩ nhiều và thường xuyên hơn. Ngoài việc sa ra khi đi đại tiện, người bệnh đi lại nhiều hoặc ngồi xổm cũng khiến búi trĩ sa ra ngoài. Ở cấp độ 3, búi trĩ không có khả năng tự co lại hoặc cần thời gian nghỉ ngơi rất lâu để nó tự thụt vào. Hoặc người bệnh phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ mất hoàn toàn khả năng tự co. Chúng thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn và gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh.
4 cấp độ bệnh trĩ
4 cấp độ bệnh trĩ

Việc phân loại này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng phát triển của chúng. Từ đó biết loại trĩ nào nên cắt, loại trĩ nào không cần cắt.

Bệnh trĩ – Điều trị không đúng cách có thể gây ra những hậu quả khôn lường

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của người bệnh. Do đó, nhiều người cho rằng cắt trĩ là phương pháp tốt nhất và thực hiện vô tội vạ. Một số người khác lại tự ý dùng thuốc khi bệnh tình chuyển nặng thay vì đến bác sĩ. Điều này là không nên. Bởi điều trị sai cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ quá lớn có thể gây nghẹt và nhiễm trùng hậu môn. Thậm chí gây ngoại tử hoặc nhiễm trùng máu.
  • Thiếu máu: Chữa sai cách khiến búi trĩ không hề mất đi mà còn phát triển lớn hơn. Điều này khiến bệnh nhân chảy máu nhiều khi đi đại tiện, thậm chí chảy máu cả lúc ngồi bình thường. Máu chảy nhiều gây tình trạng thiếu máu cục bộ và khiến cơ thể suy nhược. Nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tính mạng.
  • Áp xe hậu môn: Đây là tình trạng hậu môn bị sưng, đau kèm các bọc mủ. Các bọc này khi vỡ ra có thể gây nhiễm trùng hậu môn và nặng hơn là nhiễm trùng máu.

Có nên cắt trĩ không phụ thuộc vào cấp độ bệnh

Không phải lúc nào bị bệnh trĩ cũng cần đến phẫu thuật. Bởi phẫu thuật xong vẫn có khả năng bị trĩ tái phát. Phương pháp điều trị này vẫn có rất nhiều rủi ro xảy ra với người bệnh.

  • Bệnh nhân có thể gặp vấn đề dị ứng, sốc thuốc trong quá trình gây mê. 
  • Nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng sau phẫu thuật. Búi trĩ hoàn toàn có thể hình thành lại do tiểu phẫu chỉ cắt bỏ được phần ngọn, chứ không loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.
  • nên cắt trĩ không còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ,  không phải muốn là được. Việc này cần dựa trên tình trạng bệnh thực tế và sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân để quyết định.
Có nên cắt trĩ không phụ thuộc vào cấp độ bệnh
Có nên cắt trĩ không phụ thuộc vào cấp độ bệnh

Cấp độ 1 và 2 – Có nên cắt trĩ không?

Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 thường chỉ định điều trị nội khoa bằng dùng thuốc để làm teo búi trĩ. Người bệnh không nên cắt trĩ ở giai đoạn này vì khả năng teo trĩ khi người bệnh dùng đúng thuốc là rất cao.

Điều trị nội khoa bao gồm dùng thuốc chữa bệnh trĩ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị trĩ, các lưu ý về sinh hoạt hằng ngày và thói quen khi đi vệ sinh. Thêm vào đó, điều trị nội khoa còn bao gồm cách ngâm hậu môn trong nước ấm để cải thiện triệu chứng.

Bệnh nhân có thể điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y hoặc Đông y.

Với Tây y: Chủ yếu dùng thuốc có thành phần kháng sinh để kháng viêm, giảm triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Một số loại thuốc bôi trĩ giúp vững thành mạch, tăng sức bền tĩnh mạch, giảm đau tức thì cho người bệnh.

Với Đông y: Sử dụng các bài thuốc có thành phần thảo dược đặc trị bệnh trĩ để lưu thông khí huyết, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, phục hồi thể trạng từ bên trong. Đồng thời tác động trực tiếp để làm mềm, co và teo búi trĩ.

Trong một số trường hợp nhất định, có nguy cơ tiến triển nặng, người bị trĩ cấp độ 1 và 2 có thể được chỉ định sử dụng thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu. 

Tác dụng của các cách làm này là không cho máu nuôi các búi trĩ. Lâu dần, các búi trĩ sẽ teo lại và rụng đi. Từ đó ngăn chặn sự phát triển nặng hơn của bệnh. Khi thực hiện các phương pháp này, bệnh nhân thường được điều trị ngoại trú (không cần nằm viện).

Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

Cấp độ 3 và 4 – Cắt trĩ có nguy hiểm không?

Những người mắc trĩ cấp độ 3 và 4 thường được chỉ định phẫu thuật. Nếu không, búi trĩ có thể gây nghẹt và hoại tử hậu môn. Ngoài ra, hậu môn cũng sẽ bị ngứa, sưng phồng và chảy máu ngày càng nhiều, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ.

Trước đây, chuyện có nên cắt trĩ không khiến nhiều người băn khoăn bởi phẫu thuật rất đau đớn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành y đã có nhiều máy móc hiện đại thực hiện công việc này. Cùng với đó là sự hỗ trợ của thuốc mê. Những điều này khiến người bệnh ít bị đau đớn cũng như ít gặp biến chứng sau phẫu thuật so với trước đây.

Một số phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ phổ biến hiện nay là: PPH (được tiến hành bằng máy khâu nối tự động); Longo (khâu đường vòng quanh búi trĩ trước khi cắt bỏ); sóng cao tần HCPT (áp dụng nguyên tắc nhiệt nội sinh); tia Laser (một loại thủ thuật ngoại trú)…

Phương pháp Longo được khá nhiều người sử dụng để cắt trĩ bởi hiệu quả và ít gây đau đớn hoặc biến chứng
Phương pháp Longo được khá nhiều người sử dụng để cắt trĩ bởi hiệu quả và ít gây đau đớn hoặc biến chứng

Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng về thời gian lành bệnh, mức độ gây đau đớn, biến chứng và chi phí thực hiện. Người bệnh sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc tình hình tài chính có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với mình. 

Việc cắt trĩ sẽ không có nguy hiểm nếu người bệnh lựa chọn đúng phương pháp, được thực hiện bởi bệnh viện hoặc cơ sở uy tín và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề giỏi.

Cuộc sống của bệnh nhân sau cắt trĩ

Với các phương pháp cắt trĩ hiện đại, có thể người bệnh sẽ được về nhà trong vài ngày điều trị. Hết thuốc mê, bệnh nhân sẽ thấy đau nhiều ở hậu môn. Tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài quá 5 ngày. Kèm với đó là hiện tượng chảy dịch. Thường trong vòng 1 tuần thì dịch sẽ khô và cảm giác đau ở hậu môn sẽ giảm hẳn.

Nếu được chăm sóc đúng cách và thể trạng tốt, có thể bạn chỉ cần 10-15 ngày để trở lại sinh hoạt bình thường. Ngược lại, có thể bạn phải mất từ 1- 2 tháng để lành bệnh nếu chăm sóc không đúng cách và thể trạng không tốt.

Sau phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh nhất định phải giữ gìn sức khỏe và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để tránh bệnh tái phát hoặc biến chứng ảnh hưởng vết mổ.

Chăm sóc sau mổ trĩ

Phẫu thuật mổ trĩ sẽ phát huy tối đa hiệu quả khi kết hợp với chăm sóc đúng cách. Do đó, bạn cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ. Trong đó bao gồm cách vệ sinh vết thương và hậu môn; vấn đề dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt.

Điều quan trọng là bạn phải khám định kỳ sau mổ theo yêu cầu của bác sĩ. Thêm vào đó, khi có các triệu chứng bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra lại bệnh tình. Thực tế, số người tái phát bệnh trĩ chủ yếu là do chăm sóc sau mổ không đúng cách.

Có nên cắt bệnh trĩ không? Câu trả lời là tùy mức độ bệnh để bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp. Bài viết trên đây đã đưa ra cho bạn những thông tin cần thiết về việc cắt búi trĩ. Đồng thời là những gợi ý điều trị, chăm sóc hiệu quả nhất để tránh biến chứng về sau. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chữa bệnh. Hãy áp dụng triệt để để có kết quả tốt nhất.

VTC2 Chương trình Kinh tế số – góc nhìn người tiêu dùng: Giới thiệu bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả có 1 không 2 tại Thuốc dân tộc