Chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía – Không thử hơi phí

Thầu dầu tía hay đu đủ tía là loại cây được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh của dân gian và y học cổ truyền. Ngoài được dùng để trị các bệnh ngoài da, nhuận tràng, chữa cảm, loại cây này còn được sử dụng để chữa trĩ. Thế nhưng, chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Bộ phận thường được dùng để chữa bệnh trĩ của cây thầu dầu tía là hạt và lá
Bộ phận thường được dùng để chữa bệnh trĩ của cây thầu dầu tía là hạt và lá

Công dụng chữa bệnh trĩ của cây thầu dầu

Thầu dầu tía hay đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma có tên khoa học là Ricinus communis L, họ thầu dầu, là vị thuốc nam thường được sử dụng để chữa trĩ ngoại. Cây có chiều cao trung bình từ 4 – 5 cm, lá lớn, có thùy chân vịt sâu, mép lá có răng cưa.

Thầu dầu tía có hoa mọc thành cụm, hoa cái ở trên, hoa đực ở dưới, có nhiều lá phủ ngoài. Quả màu lục hoặc tím nhạt, gai mềm, chứa 3 hạt. Thường mọc ở các tỉnh miền núi phía bắc, ít thấy miền nam và đồng bằng.

Bộ phận được dùng để chữa bệnh trĩ của thầu dầu tía là hạt, được gọi là tỳ ma tử, được thu hái từ tháng 5 – 6 hàng năm. Theo Đông y, hạt thầu dầu vị ngọt cay, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu thũng, bài nung, bạt độc.

Bên cạnh hạt, lá thầu dầu cũng thường được dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá có vị ngọt cay, tính bình, ít độc, có tác dụng chống ngứa, tiêu thũng bạt độc. Rễ có vị nhạt, hơi cay, có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau trấn tĩnh. Để chữa bệnh trĩ, người ta thường dùng lá và hạt cây thầu dầu tía.  

Thuốc dân tộc chữa bệnh trĩ

Cách dùng cây thầu dầu chữa bệnh trĩ

Khi sử dụng thầu dầu tía chữa bệnh trĩ, cần hết sức chú ý, tránh tiếp xúc với lớp vỏ vì phần này chứa nhiều chất độc. Nếu không may sử dụng có thể gây kích thích vùng bụng, nôn mửa, đại tiện ra máu, co giật. Một số phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía có thể kể đến như:

Dùng nước lá thầu dầu tía

Đây là phương pháp đơn giản, có thể mang lại hiệu quả tích cực nếu kiên trì áp dụng. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một nắm lá thầu dầu, đun sôi với nước trong 7 – 10 phút
  • Để nước lá nguội dần, lấy nước này rửa vùng bị trĩ
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần sẽ thấy giảm đau ngứa đáng kể

Đắp lá thầu dầu

Thay vì dùng nước lá thầu dầu rửa hậu môn, bạn có thể đắp bã lá này trực tiếp lên hậu môn. Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá và lá ở hoa thầu dầu giã nát
  • Sao hỗn hợp này trên bếp cho đến khi nóng vừa đủ thì dùng vải mềm bọc lại
  • Đắp bọc vải này trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày, thực hiện 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả

Uống bột hạt thầu dầu

Hạt thầu dầu vị ngọt cay, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu thũng, bài nung, bạt độc
Hạt thầu dầu vị ngọt cay, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu thũng, bài nung, bạt độc

Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Do vỏ hạt thầu dầu có chứa độc tố, nếu sử dụng bừa bãi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Cách thực hiện: 

  • Hạt thầu dầu phơi khô kĩ, giã nát, tán thành bột mịn
  • Mỗi ngày lấy một ít bột thầu dầu sắc với nước uống 
  • Tuyệt đối không dùng quá một hạt mỗi ngày, dùng 3 – 5 ngày thì ngưng vài ngày rồi sử dụng tiếp.

Kết hợp lá thầu dầu với lá vông nem

Sử dụng kết hợp lá vông nem với lá thầu dầu tía được xem là bài thuốc chữa trĩ nên thử. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 3 – 4 lá thầu dầu tía nhỏ, 3 lá vông 
  • Đem lá giã nát, dùng vải gói lại
  • Ngồi trên gói thuốc sao cho hậu môn tiếp xúc với thuốc
  • Duy trì trong 15 phút, thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy búi trĩ co lại.

Kết hợp lá thầu dầu với lá dừa cạn

Có thể sử dụng lá dừa cạn với lá thầu dầu để chữa bệnh trĩ. Theo Đông y, lá dừa cạn có thể chống viêm, giảm ngứa, giảm đau và hỗ trợ chữa bệnh trĩ rất tốt. Cách thực hiện:

  • Lấy một ít lá thầu dầu tía và 10 lá dừa cạn giã nát
  • Bọc vào túi vải mỏng, đắp vào vùng bị trĩ
  • Để có được hiệu quả tốt nhất, nên thực hiện trước khi đi ngủ

Bên cạnh việc đắp lá thuốc, nên kết hợp với bài thuốc uống sau: 20g dừa cạn, 20g cỏ mực, 16g đảng sâm, 16g bạch truật, 12g đương quy, 12g cam thảo, 12g hoàng kỳ, 10g trần bì, 10g sài ồ, 10g thăng ma. Đem tất cả nguyên liệu này sắc với nước để uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, liên tiếp trong 10 ngày thì nghỉ 3 – 4 ngày rồi uống tiếp đợt 2. 

Bài thuốc chữa trĩ với hạt thầu dầu tía và học trò nước

Nếu gặp phải chứng sa búi trĩ, thường xuyên xuất hiện tình trạng đau rát khó chịu ở vùng bị trĩ thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp này.

Cách thực hiện:

  • Lấy 9 hạt thầu dầu tía, 9 con học trò nước, giã nát 2 nguyên liệu này với nhau
  • Xào với dấm thanh sao cho nóng rồi dùng miếng vải sạch bọc lại, đắp ở huyệt bách hội ở đỉnh đầu
  • Khi thấy búi trĩ có dấu hiệu có lại thì ngưng thuốc ngay lập tức vì hạt thầu dầu tía có dược tính cực mạnh và có chứa độc. 

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía

Khi dùng thầu dầu tía chữa trị cần lưu ý nhiều vấn đề
Khi dùng thầu dầu tía chữa trị cần lưu ý nhiều vấn đề

Khi áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Có rất nhiều loại thầu dầu, tuy nhiên, chỉ có thầu dầu tía loại có lá màu tím là được dùng để chữa trĩ
  • Khi sử dụng lá, rễ, hạt cần dùng đúng liều lượng, một hạt sẽ gây nôn mửa, 3 – 4 hạt đủ làm tử vong trẻ nhỏ, 14 -15 hạt đủ làm tử vong người lớn. 
  • Nếu dùng thầu dầu tía tại nhà, chỉ nên dùng bôi, đắp ngoài da, tuyệt đối không được uống. 
  • Phương pháp này mặc dù hiệu quả, tuy nhiên chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, không cho dấu hiệu tích cực với trường hợp trĩ cấp độ 2 trở lên.
  • Cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy những chuyển biến tích cực.

Chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu chỉ phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh ở cấp độ nhẹ. Với những trường hợp nặng, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị bằng biện pháp phù hợp.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc hướng dẫn điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả