CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI VIÊM ĐẠI TRÀNG
Người bị viêm đại tràng nên tránh ăn thịt mỡ, chocolate, rau sống, uống bia rượu. Thay vào đó nên bổ sung các thực phẩm này trong chế độ ăn để đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Dưới đây là chế độ ăn cho người viêm đại tràng nhanh khỏi bệnh, bạn đọc có thể tham khảo.
Nguyên tắc thiết lập chế độ ăn cho người viêm đại tràng bạn đọc nên biết
Dù áp dụng theo chế độ ăn nào thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Chất đạm : Tổng lượng protein cần thiết cho người viêm đại tràng không nên vượt quá 1g/kg/ngày.
- Năng lượng: Tùy theo thể trạng, tuổi tác mỗi người có thể bổ sung từ 30-35 kcal/kg
- Chất béo: Tiêu thụ không quá 15g/ngày.
- Cắt giảm lượng chất béo, tăng chất xơ hòa tan khi bị táo bón
- Ăn nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, cứ sau 3-4 giờ ăn một lần.
- Uống nhiều nước để phòng ngừa táo bón hoặc mất nước do tiêu chảy
- Thức ăn cần được nấu chín trước khi sử dụng
- Ăn uống đúng đúng giờ. Các bữa ăn nên được ấn định vào một thời điểm cố định trong ngày.
- Tránh uống nước ngọt có ga, rượu, cà phê và các thức uống kích thích khác
Mỗi người bệnh có thói quen và sở thích ăn uống khác nhau. Vì vậy không thể áp dụng một chế độ duy nhất cho tất cả mọi người. Chuyên gia tiêu hóa khuyến khích bạn đọc nên tự thiết lập thực đơn từ những lời khuyên chuyên mục đưa ra trong bài viết.
Chế độ ăn cho người bệnh viêm đại tràng
Một số thực phẩm nhất định được cho là tác nhân khiến các triệu chứng bệnh viêm đại tràng bùng phát. Chính vì vậy, việc sửa đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ điều trị, làm giảm tần suất của các đợt tái phát bệnh diễn ra trong tương lai.
Các chế độ ăn uống sau có thể được khuyến khích cho người bị viêm đại tràng:
– Ăn nhiều calo: Người bị viêm đại tràng thường có khả năng tiêu hóa kém khiến họ dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, giảm cân. Việc duy trì thực đơn bao gồm các thực phẩm giàu calo sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
– Bữa ăn ít chất béo: Tiêu thụ nhiều chất béo có thể khiến bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy trong giai đoạn tiến triển, người bị viêm đại tràng thường được khuyến cáo không nên ăn các thực phẩm này.
– Thực đơn không chứa lactose: Trong chế độ ăn cho người viêm đại tràng không có khả năng dung nạp lactose nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa loại đường này vì chúng có thể gây tiêu chảy nặng hơn.
– Chế độ ăn được cắt giảm chất xơ: Nó thích hợp cho những bệnh nhân đang bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
– Bữa ăn ít muối: Một số bệnh nhân bị viêm đại tràng được điều trị bằng thuốc kháng viêm corticosteroid có thể bị giữ nước trong cơ thể. Thực hiện chế độ ăn ít muối sẽ hữu ích cho những đối tượng này.
– Chế độ ăn không chứa gluten: Nhạy cảm với gluten có thể gây ra nhiều biểu hiện xấu ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn ói, chướng hơi… Những người viêm đại tràng gặp phải vấn đề này có thể xem xét thực hiện chế độ ăn không gluten.
Dù áp dụng theo chế độ ăn nào thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Chất đạm : Tổng lượng protein cần thiết cho người viêm đại tràng không nên vượt quá 1g/kg/ngày.
- Năng lượng: Tùy theo thể trạng, tuổi tác mỗi người có thể bổ sung từ 30-35kcal/kg
- Chất béo: Tiêu thụ không quá 15g/ngày.
- Cắt giảm lượng chất béo, tăng chất xơ hòa tan khi bị táo bón
- Ăn nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, cứ sau 3-4 giờ ăn một lần.
- Uống nhiều nước để phòng ngừa táo bón hoặc mất nước do tiêu chảy
- Thức ăn cần được nấu chín trước khi sử dụng
- Ăn uống đúng đúng giờ. Các bữa ăn nên được ấn định vào một thời điểm cố định trong ngày.
- Tránh uống nước ngọt có ga, rượu, cà phê và các thức uống kích thích khác
Người bệnh đại tràng nên ăn gì? Kiêng gì?
1/ Danh sách những thực phẩm tốt cho người bệnh viêm đại tràng
Hầu hết những người bị viêm đại tràng đều cảm thấy các triệu chứng được cải thiện theo chiều hướng tích cực khi ăn các thực phẩm dưới đây.
- Thực phẩm chứa axit béo omega 3 giúp giảm viêm: Cá hồi, hạt lanh, cá thu, cá ngừ albacore, cá mòi, trứng…
- Thịt nạc lợn, thịt gà, thịt vịt và các loại thịt gia cầm khác: Giúp bổ sung protein và các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt
- Đậu nành, ngũ cốc: Đây là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho những bệnh nhân ăn chay không dùng được thịt.
- Thực phẩm chứa probiotics: Bao gồm sữa chua ( nên chọn loại ít đường hoặc không đường ), thức uống lên men… Chúng giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
- Bơ: Cung cấp nhiều calo, nước và chất béo lành mạnh dễ tiêu hóa
- Bí xanh: Chứa nguồn chất xơ, nước, vitamin C phong phú. Thực phẩm này được hấp thụ tốt nhất khi nấu chín. Tránh ăn sống nếu không muốn triệu chứng viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nước ép rau quả và sinh tố: Chuối, táo, cà rốt, lê, dưa hấu…
2/ Thực phẩm nên hạn chế trong chế độ ăn cho người viêm đại tràng
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Nó gây tiêu chảy cho người không dung nạp với lactose
- Thực phẩm nhiều chất xơ: Bao gồm các loại đậu, trái cây khô hoặc có cùi, ngũ cốc nguyên hạt, bỏng ngô… Chúng kích thích nhu động ruột, làm tăng nặng triệu chứng chướng hơi, đau bụng, tiêu chảy.
- Thịt mỡ, thịt đỏ: Ăn nhiều sẽ gây khó tiêu, đầy hơi, táo bón
- Chocolate: Chứa nhiều đường và caffein. Nó có thể kích thích đường tiêu hóa gây đi ngoài liên tục.
- Rau sống: Gây khó tiêu, đau bụng và có thể mang theo mầm bệnh vào trong khiến đại trạng bị nhiễm trùng nặng hơn
- Bánh kẹo ngọt: Chứa nhiều đường tinh luyện gây tích nước vào ruột và dẫn đến tiêu chảy.
- Thực phẩm cay: Chẳng hạn như tiêu, ớt, mù tạt… Chúng có thể kích ứng niêm mạc đại tràng và thúc đẩy bệnh nặng hơn.
- Thực phẩm chứa Gluten: Những người nhạy cảm với gluten thì không nên ăn các thực phẩm như lúa mạch, lúa mì, đại mạch, bánh mì, mỳ ý…
Thực đơn mẫu cho người bị viêm đại tràng
Dưới đây là một thực đơn mẫu cho người bị viêm đại tràng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị:
– Thứ 2 & thứ 5:
- Bữa sáng: 400ml cháo thịt nạc bằm ( gồm 50g gạo và 30g thịt bằm), 150ml sữa chua
- Bữa trưa: 2 chén cơm ( tương đương 120g gạo), 50g thịt nạc viên hấp chín, canh rau ngót nấu thịt bằm. Cuối cùng tráng miệng bằng 1 quả chuối tây.
- Bữa xế: 200ml sữa đậu nành pha với 10g đường kính
- Bữa tối: 2 bát cơm, 100g cá nạc kho, 100g rau muống luộc, 1 quả táo cỡ 100g
– Thứ 3, thứ 6 & chủ nhật:
- Bữa sáng: 450 ml súp nấu từ khoai tây ( 150g ) và thịt bò ( 30g ), 150ml sữa chua
- Bữa trưa: 2 bát cơm, 100g cá nạc kho, canh rau cải nấu nõn tôm, xoài chín
- Bữa xế: 200ml sữa chua đậu nành
- Bữa tối: 2 bát cơm, đậu phụ nhồi thịt nạc hấp, canh bí xanh nấu thịt bằm, 100g nhãn
– Thứ 4 & thứ 7:
- Bữa sáng: 1/2 cái bánh mì kẹp chà bông thịt nạc, 150ml sữa chua
- Bữa trưa: 2 bát cơm, 100g thịt gà kho, 100g rau bắp cải luộc, 1 quả hồng xiêm chín
- Bữa xế: 200ml sữa đậu nành, có thể pha với 10g đường kính hoặc uống nguyên chất
- Bữa tối: 2 bát cơm, 50g thịt nạc rim nước mắm, 100g su hào luộc, 1 quả xoài ngọt
Lưu ý về thời điểm dùng bữa:
- Bữa sáng: 7h
- Bữa trưa: 11h
- Bữa xế: 14h
- Bữa tối: 18h
Việc xây dựng chế độ ăn uống cho người viêm đại tràng. Để chữa bệnh dứt điểm bạn đọc nên tiến hành song song sử dụng thuốc đặc trị. Từ đó, với quá trình điều trị sẽ giúp nâng cao hiệu quả của thuốc, cải thiện sức khỏe cho người bệnh và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Chế độ ăn uống khoa học và bài thuốc đặc trị là 2 yếu tố quan trọng giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do viêm đại tràng gây ra.
Hi vọng những thông tin về chế độ ăn cho người viêm đại tràng trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức để có thể tự lên được thực đơn có lợi, phù hợp nhất với thể trạng, mức độ bệnh của mình. Chúc bạn sớm tìm được liệu trình phù hợp và nhanh khỏi bệnh.
Sống khỏe mỗi ngày VTV2: Điều trị viêm đại tràng mãn tính cùng chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc