Cắt trĩ có nguy hiểm không – Các rủi ro có thể gặp là gì?
Phẫu thuật trĩ là việc loại bỏ các mạch máu sưng bên trong hoặc xung quanh hậu môn và trực tràng. Cắt trĩ có thể loại bỏ búi trĩ, giảm đau và hạn chế các biến chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, tương tự như các phẫu thuật khác, phẫu thuật trĩ cũng có một số rủi ro nhất định. Tham khảo bài viết để biết rõ cắt trĩ có nguy hiểm không, biến chứng khi cắt trĩ là gì để chủ động phòng tránh.
Phẫu thuật cắt trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bên trong hoặc xung quanh hậu môn và trực tràng bị viêm, sưng. Trong nhiều trường hợp bệnh trĩ có thể không dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, bệnh trĩ có thể gây khó khăn cho người bệnh và cần điều trị phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật trĩ thường là làm co hoặc khiến búi trĩ biến mất. Phẫu thuật có thể được chỉ định cho các trường hợp trĩ chảy máu hoặc gây đau dai dẳng.
Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật trĩ thường an toàn và được thực hiện ngoại trú (nghĩa là người bệnh không cần nằm viện để theo dõi). Cắt trĩ là một phương pháp phổ biến khi các lựa chọn điều trị không phẫu thuật không mang lại hiệu quả. Vết thương do phẫu thuật có thể phục hồi trong 1 – 3 tuần và không gây để các biến chứng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đôi khi các phẫu thuật cắt trĩ có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định. Các rủi ro phổ biến bao gồm chảy máu và nhiễm trùng. Tuy nhiên, các biến chứng này rất hiếm khi xảy ra và có thể khắc phục bằng thuốc hoặc các thủ thuật chuyên dụng khác.
Một số rủi ro có thể gặp khi cắt trĩ
Mặc dù phẫu thuật cắt trĩ khá an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp. Tuy nhiên, không có sự can thiệp y tế nào mà không mang có rủi ro. Các rủi ro phổ biến sau khi phẫu thuật cắt trĩ bao gồm:
1. Xuất huyết sau phẫu thuật
Chảy máu và xuất huyết là biến chứng phổ biến nhất sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Khi phẫu thuật, niêm mạc hậu môn, trực tràng đã bị xáo trộn, tổn thường và bị kích thích dẫn đến việc chảy máu.
Phẫu thuật trĩ có liên quan đến các mạch máu ở hậu môn. Do đó xuất huyết sau khi phẫu thuật là điều bình thường và hầu như xuất hiện ở tất cả bệnh nhân. Bác sĩ có thể loại bỏ cục máu đông hoặc cầm máu ngay sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh bị chảy máu nặng (mặc dù hiếm khi xảy ra) bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp cầm máu chuyên dụng khác.
Ngoài ra, kỹ thuật phẫu thuật trĩ cũng liên quan đến số lượng và thời gian chảy máu. Do đó, trước khi tiến hành cắt trĩ, người bệnh nên tham khảo các địa điểm phẫu thuật trĩ an toàn và uy tín.
2. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng sau phẫu thuật cắt trĩ thường không quá phổ biến. Tỷ lệ nhiễm trùng sau khi cắt trĩ là khoảng 8% và phụ thuộc vào kỹ thuật cắt trĩ. Theo thống kê, bệnh nhân được cắt trĩ theo phương pháp truyền thống (phẫu thuật mở) thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nhiễm trùng có thể biến chứng thành nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, áp xe gan,…
Hiện tại, đa số người bệnh đều được phẫu thuật trĩ với phương pháp hiện đại thường ít gây tổn thương và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Một số dấu hiệu nhiễm trùng như: Sốt, Xuất hiện các cơn đau nghiêm trọng, Bí tiểu hoặc đau đớn khi đi tiểu
Nếu nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng sâu hoặc hình thành các khối áp xe ở hậu môn, bác sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán và có biện pháp khắc phục kịp lúc.
Thoát khỏi bệnh trĩ không cần phẫu thuật – Kết nối ngay để nhận hướng dẫn
3. Bí tiểu
Bí tiểu là biến chứng phổ biến của các phẫu thuật hậu môn, trực tràng, bao gồm phẫu thuật cắt trĩ. Bí tiểu sau phẫu thuật trĩ thường có liên quan sự kích thích, tổn thương các dây thần kinh ở vùng hậu môn và trực tràng.
Các dấu hiệu bí tiểu phổ biến bao gồm:
- Đau khu vực xương chậu, bụng dưới, bộ phận sinh dục.
- Khó chịu, có cảm giác áp lực ở xương chậu và đi tiểu không hết.
- Tiểu không được, khó tiểu, tiểu rắt, đau khi đi tiểu.
Bí tiểu có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp lúc, bí tiểu có thể dẫn đến tổn thương bàng quang, chấn thương thận và tắc nghẽn thận.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bí tiểu sau phẫu thuật cắt trĩ thường không nghiêm trọng. Người bệnh có thể ngồi ngâm người trong bồn nước ấm để làm giảm sưng và giúp việc đi tiểu dễ dàng hơn. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc các liệu pháp điều trị tạm thời để cải thiện tình trạng bí tiểu.
4. Nứt hậu môn
Sau phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh có thể bị chấn thương mô hậu môn cục bộ. Điều này có thể dẫn đến cắt vết nứt ở hậu môn hoặc gây ra bệnh trĩ huyết khối.
Tuy nhiên, tình trạng nứt kẽ hậu môn sau khi phẫu thuật trĩ có thể được khắc phục tại nhà. Người bệnh có thể ngồi ngâm người trong bồn nước ấm để giảm đau, tránh các vết nứt và hạn chế tình trạng táo bón. Nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ về thuốc và các liệu pháp điều trị bổ sung khác.
5. Hẹp hậu môn
Hẹp hậu môn hoặc hẹp van hậu môn là biến chứng phổ biến sau khi phẫu thuật trĩ. Ở một số bệnh nhân, hẹp hậu môn có thể dẫn đến rối loạn nhu động ruột, thay đổi hình dạng phân, đau khi đi đại tiện và rò rỉ phân không tự chủ.
Hẹp hậu môn thường có thể cải thiện bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nước, chất xơ để làm mềm phân. Ngoài ra, thường xuyên đi bộ, luyện tập thể chất có thể hỗ trợ làm giãn hậu môn tự nhiên, an toàn. Trong các trường hợp hẹp hậu môn nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để điều trị.
6. Đại tiện không tự chủ
Trong một số trường hợp, cắt trĩ có thể làm tổn thương cơ vòng hậu môn và một số dây thần kinh liên quan. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, chấn thương hậu môn, gây nhiễm trùng và dẫn đến việc hậu môn không tự chủ.
Kỹ thuật phẫu thuật và trình độ của bác sĩ là điều quan trọng nhất trong việc tránh tổn thương cơ vòng hậu môn khi phẫu thuật trĩ. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu về bệnh viện, phòng khám cắt trĩ an toàn, hiệu quả trước khi tiến hành phẫu thuật.
7. Đau hậu môn mãn tính
Đau hậu môn mãn tính thường không phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là sau khi phẫu thuật cắt trĩ và thường được cải thiện sau 3 – 4 tuần.
Đau hậu môn thường phổ biến ở bệnh nhân phẫu thuật trĩ bằng phương pháp truyền thống (phẫu thuật mở). Những bệnh nhân phẫu thuật bằng phương pháp Longo (cắt trĩ bằng máy dập ghim) thường ít khi bị đau và có thời gian hồi phục nhanh hơn.
Để khắc phục cơn đau sau phẫu thuật, người bệnh có thể ngâm người trong bồn nước ấm hoặc trao đổi với bác sĩ để sử dụng các loại thuốc giảm đau.
Hầu hết các phẫu thuật cắt trĩ thường an toàn và ít khi dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào kỹ thuật, trình độ của bác sĩ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, trước khi phẫu thuật, người bệnh nên lựa chọn địa điểm phù hợp và trao đổi với bác sĩ về các rủi ro có thể xảy ra.
Kế hoạch chăm sóc sau khi phẫu thuật cắt trĩ
Tùy vào loại bệnh trĩ và kỹ thuật cắt trĩ mà người bệnh có thời gian phục hồi khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp trĩ đều được phẫu thuật ngoại trú và cần 1 – 2 tuần để bình phục hoàn toàn. Các phẫu thuật lớn hoặc phẫu thuật mở cần thường cần 6 – 8 tuần để hồi phục tổn thương.
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể hỗ trợ quá trình phục hồi bằng cách thực hiện một số lưu ý chăm sóc như sau:
- Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ
- Uống nhiều nước, khoảng 8 – 10 ly mỗi ngày
- Sử dụng chất làm mềm phân theo chỉ định của bác sĩ
- Ngồi ngâm người trong bồn nước ấm để giảm đau
- Tránh căng thẳng, áp lực khi đi đại tiện
- Không nâng vật nặng sau phẫu thuật
- Tránh ngồi lâu, tốt nhất người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, đi bộ nhẹ nhàng
Phẫu thuật trĩ thường an toàn và hiếm khi gây biến chứng. Hãy phát hiện và chủ động điều trị bệnh từ sớm bằng phương pháp tốt nhất, tránh để bệnh diễn biến nặng dẫn đến biến chứng phải phẫu thuật.
Bài viết trên đây đã giúp trả lời cho câu hỏi “Phẫu thuật cắt trĩ có nguy hiểm không?”. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.