Cách điều trị chảy máu do trĩ hỗn hợp
Triệu chứng chảy máu trĩ có thể xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn trĩ và gây ra không ít biến chứng, đặc biệt là đối với trĩ hỗn hợp. Vậy làm thế nào để điều trị chảy máu do trĩ? Việc điều trị trĩ hỗn hợp có khó khăn không?
Chảy máu hậu môn là triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ, nhất là đối với trĩ hỗn hợp. Chảy máu trĩ giai đoạn đầu thường xuất hiện với lượng nhỏ nhưng càng về sau, lượng máu được tiết ra nhiều hơn, có thể xuất hiện thành dòng, tia máu và dễ dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Đa số bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn nặng đều cảm thấy bất lực trước tình trạng chảy máu trĩ hỗn hợp. Mất máu thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu máu và các biến chứng nhiễm trùng hậu môn nếu không được điều trị đúng cách.
Cách điều trị chảy máu do trĩ hỗn hợp – Bạn nên ghi nhớ
Các kích thích bên ngoài, vệ sinh hậu môn không đúng cách, táo bón thường xuyên là những nguyên nhân gây viêm nhiễm cục bộ tại các tĩnh mạch hậu môn và dẫn đến tình trạng xuất huyết. Chảy máu trĩ biểu hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh và bắt buộc bệnh nhân cần phải cầm máu đúng cách để không gây ra biến chứng. Nếu bạn gặp phải tình trạng chảy máu trĩ trong thời gian dài thì có thể thăm khám chuyên khoa kết hợp một số giải pháp cải thiện tạm thời như sau.
1. Cầm máu cho trĩ hỗn hợp ngay tại nhà
Với những người mới có biểu hiện xuất huyết hậu môn, trĩ nhẹ thì việc cầm máu cũng đơn giản hơn. Các bạn có thể tham khảo các phương pháp cầm máu đơn giản như là:
– Chườm lạnh: Đá lạnh có công dụng rất hữu ích đối với việc cầm máu, đặc biệt là làm cho các niêm mạc tổn thương co lại nhanh và không cho máu thoát ra ngoài. Bằng cách, sử dụng một chiếc khăn mềm hoặc vải mỏng để bọc vài viên đá lạnh, sau đó chườm chúng lên hậu môn khoảng vài phút. Phương pháp này có thể làm giảm lượng máu bị thoát ra ngoài ở mức tối đa
– Ngâm hậu môn với nước muối ấm: Không chỉ có tác dụng thư giãn mà nước muối ấm còn có tác dụng làm sạch hậu môn và thu nhỏ các tĩnh mạch hậu môn. Bạn có thể ngâm hậu môn trong nước muối khoảng 15 phút, sau đó lau khô hậu môn và dùng bông gòn để định vị lại vị trí tổn thương ngay.
– Thấm hậu môn bằng bông gòn hoặc giấy vệ sinh mềm: Đây là cách cầm máu cho trĩ hỗn hợp thuận lợi và đơn giản nhất. Những bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp hoặc trĩ nặng nên sẵn sàng chuẩn bị những vật dụng y tế trong trường hợp chảy máu nhiều.
Tuy nhiên, các phương pháp trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ cầm máu. Trường hợp chảy máu nhiều, bệnh nhân nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
2. Phương pháp cầm máu cho bệnh nhân trĩ hỗn hợp theo kinh nghiệm dân gian
Hiện nay, có một số mẹo dân gian được áp dụng để khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ, trong đó bao gồm cả thuốc uống trong và bôi ngoài. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp khắc phục tình trạng chảy máu và không có khả năng điều trị dứt điểm. Bệnh nhân có thể tham khảo thêm một số mẹo cụ thể như là:
– Bài thuốc từ lá sen tươi, ngải cứu và cỏ mực:
- Chuẩn bị khoảng 40g lá sen tươi, 40g ngải cứu và 40g cỏ mực.
- Đem các nguyên liệu ngâm và rửa sạch, để cho ráo nước.
- Giã nát lá sen tươi, ngải cứu và cỏ mực, sau đó vắt lấy nước.
- Dùng nước để uống và đắp phần bã thuốc lên khu vực của hậu môn để cầm máu.
- Kiên trì thực hiện cách này để cải thiện triệu chứng chảy máu trĩ.
– Bài thuốc cầm máu trĩ với lá huyết dụ, cỏ mực và sống đời:
- Chuẩn bị 40g lá huyết dụ, 20g cỏ mực và 20g lá sống đời.
- Đem các nguyên liệu rửa sạch và cắt nhỏ, cho vào ấm sắc với nước để uống.
- Chia thành 2 lần uống/ngày và sử dụng trước bữa ăn.
– Bài thuốc cầm máu trĩ hỗn hợp với cỏ mực, củ sen và lá trắc bá:
- Lấy khoảng 20g cỏ mực, 20g mấu củ sen khô, 16g lá trắc bá đem rửa sạch.
- Đem các nguyên liệu này sao và sắc lên lấy nước uống.
- Chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày, có thể uống trước bữa ăn.
- Bài thuốc này có tác dụng cầm máu trong thời gian ngắn.
Mặc dù vậy, bệnh nhân cũng không nên quá ỷ lại vào các bài thuốc bởi vì nó cũng không có khả năng giải quyết triệt để tình trạng chảy máu hậu môn. Tốt hơn hết, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp cải thiện.
3. Cách điều trị chảy máu do trĩ hỗn hợp bằng y học hiện đại
Điều trị chảy máu trĩ hỗn hợp bằng y khoa hiện đại được áp dụng khi bệnh nhân không được cải thiện bởi các giải pháp trên. Để điều trị bằng cách này, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
– Trường hợp trĩ nhẹ: Trĩ hỗn hợp gây chảy máu giai đoạn mới phát có thể được điều trị bằng các loại thuốc uống trong, thuốc bôi ngoài hoặc thuốc đặt hậu môn có chỉ định và liều lượng cụ thể. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, tránh để lại tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm.
– Trường hợp trĩ nặng: Trường hợp trĩ hỗn hợp không được cải thiện bởi việc điều trị nội khoa thì bệnh nhân sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa. Mặc dù đây là phương pháp cải thiện nhanh nhưng nó cũng có rất nhiều biến chứng, vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện điều trị trĩ hỗn hợp bằng phương pháp ngoại khoa.
Bên cạnh việc tìm kiếm phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp an toàn, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp lượng vitamin và chất xơ để làm mềm phân, giảm thiểu các triệu chứng sưng phồng hậu môn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú trọng đến vấn đề vệ sinh hậu môn, thay đồ lót thường xuyên để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
Trên đây là một số cách điều trị chảy máu do trĩ hỗn hợp mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp ích cho bệnh nhân trong việc cải thiện triệu chứng ban đầu.