Cách chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc Nam

Viêm hang vị dạ dày hay viêm loét xung huyết hang vị dạ dày là bệnh xuất hiện chủ yếu do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh. Với các trường hợp nhẹ, mới khởi phát, có thể chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam thay vì thuốc tây để tránh các tác dụng phụ. 

Triệu chứng viêm hang vị dạ dày

Vị trí hang vị dạ dày
Vị trí hang vị dạ dày

Viêm hang vị dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt nếu sớm phát hiện và điều trị đúng phương pháp sẽ đẩy nhanh thời gian hồi phục sức khỏe. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm hang vị dạ dày bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị: Mỗi đối tượng sẽ có những cường độ đau khác nhau, cơn đau có thể gợn nhẹ, âm ỉ kéo dài hoặc đau thắt, cảm giác cồn cào vùng bụng. Cũng có một số trường hợp cơn đau xuất hiện đột ngột, quằn quại, dữ dội.
  • Buồn nôn, chướng bụng: Khi hang vị bị viêm, xung huyết hoạt động tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng không được phân giải, ứ đọng kéo dài gây buồn nôn, trào người dạ dày.
  • Người xanh xao, da chuyển xám: Do chức năng dạ dày suy giảm, dinh dưỡng không được chuyển hóa gây thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài, khiến người bệnh giảm cân, tiều tụy thấy rõ.
  • Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như đầy hơi, ợ hơi, ợ chua liên tục là rát ngực và cổ, bụng thường xuyên khó chịu.

9 Cách chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam

Thuốc nam là những cây thuốc được y học cổ truyền và dân gian áp dụng nhằm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh từ sâu bên trong. Mặc dù tác dụng chậm nhưng có thể sử dụng lâu dài do thuốc có tính an toàn cao. Các bài thuốc nam chữa viêm hang vị dạ dày bao gồm:

1. Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ

chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam với nghệ
Nghệ có chứa hoạt chất curcumin có khả năng kháng viêm, giảm tiết dịch vị, giảm hàng lượng acid trong dạ dày

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng viêm nhiễm ở hang vị do sự tấn công của vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc tây, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia… Sử dụng nghệ chữa viêm hang vị dạ dày là phương pháp được nhiều người áp dược.

Sở dĩ nghệ vàng có thể chữa bệnh là do trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có khả năng giảm tiết dịch vị, giảm hàng lượng acid trong dạ dày, giúp chống viêm, phục hồi nhanh các tổn thương. Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp và mãn tính, có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng co bóp túi mật.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 muỗng cà phê bột nghệ trộn với ½ muỗng cà phê mật ong hoặc pha với nước uống
  • Sử dụng liên tục 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng cải thiện đáng kể.

Lưu ý: Không dùng nghệ cho người bị rong kinh, phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Cần sử dụng nghệ với liều lượng phù hợp, tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến khả năng kháng viêm của cơ thể bị ảnh hưởng.

2. Chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam với gừng

Gừng tươi vị cay, tính ấm có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Gừng cũng có thể giúp làm lành vết loét ở niêm mạc hạng vị, hạn chế nhiễm trùng, giúp các tổn thương nhanh chóng phục hồi. Sử dụng gừng cũng là một phương pháp chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Lấy một củ gừng tươi rửa sạch, không gọt vỏ, thái lấy vài lát mỏng
  • Đem hãm vài lát gừng tươi với nước ôi cho hoạt chất trong gừng hòa tan
  • Dùng nước này uống khi cơn đau xuất hiện hoặc uống vào mỗi sáng sau khi ăn.

Lưu ý: Không ăn gừng tươi đã bị dập hoặc mọc mầm vì dễ sinh ra chất độc làm thay đổi tính chất của gừng, có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan, ruột. Không ăn gừng vào buổi tối vì gừng làm hưng phấn ruột, thuốc đẩy tiêu hóa, ảnh hưởng đến quy luật sinh lý. Không dùng cho người đang chảy máu như ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu răng, rong huyết… Không dùng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

3. Chữa viêm hang vị dạ dày bằng lá mơ lông

chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam
Lá mơ có tác dụng diệt khuẩn, thúc đẩy làm lành vết thương

Lá mơ lông vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ thấp tiêu thũng…. Lá mơ cũng có chứa caroten, vitamin C, tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, làm lành vết thương. Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng đau bụng, kiết lỵ ở trẻ em, chữa mưng mủ do viêm tai, bệnh về đường tiêu hóa và đặc biệt là viêm hang vị dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Lấy 30g lá mơ lông, rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã
  • Cho nước lá mơ vào nồi, hấp cách thủy, để còn hơi ấm thì uống
  • Uống 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng tốt, tốt nhất nên uống khi bụng còn trống.

Lưu ý: Không nên uống trực tiếp tinh dầu lá mơ mà nên hấp cách thủy để tránh gây kích ứng, khiến tình trạng viêm loét xung huyết ở niêm mạc dạ dày thêm nghiêm trọng hơn.

4. Chữa viêm hang vị dạ dày bằng đậu rồng

Đậu rồng có tên khoa học là tetragonolobus, phát triển nhiều ở các nước vùng xích đạo nóng ẩm. Là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo, giàu protein, thiamin, pyridoxine, niacin, riboflavin và một số vitamin B phức… Đặc biệt đậu rồng cũng giàu mangan giúp cho các enzym chống oxy hóa phát triển mạnh mẽ. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít đậu rồng, chọn những hạt đậu đã già, chắc, bỏ hạt bị lép
  • Đem đậu rang vàng khi thấy có mùi thơm thì dừng, không rang cháy
  • Sử dụng mỗi sáng 10 hạt đậu đã rang, nhai cho nhuyễn, nuốt từ từ sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đáng kể.

5. Chữa viêm hang vị dạ dày bằng lá khôi tía

Lá khôi tía có hiệu quả tốt với các bệnh lý về dạ dày
Lá khôi tía có hiệu quả tốt với các bệnh lý về dạ dày

Lá khôi tía là một thảo dược quý xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y đặc biệt là các bài thuốc chữa đau dạ dày. Lá khôi có chứa glucosid, tanin giúp giảm thiểu các tổn thương trong niêm mạc hang vị. Không chỉ vậy, lá khôi cũng giúp trung hòa acid trong dạ dày, cải thiện bệnh viêm hang vị dạ dày hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Dùng 1 nắm lá khôi tía sắc lấy nước uống mỗi ngày, thực liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả.
  • Cách 2: Lấy 50g lá khôi tía, 30g lá bồ công anh, 10g lá khổ sâm sắc với 1.5 lít nước trong 15 – 20 phút, uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

6. Chữa viêm hang vị dạ dày bằng trà hoa cúc

Theo Đông y, hoa cúc vị ngọt hơi đắng, tính hàn, mùi thơm mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng kháng viêm, tiêu viêm. Tinh dầu hoa cúc giàu vitamin A, B1, các khoáng chất như adenin, cholin, acid amin giúp là mát họng, hạ sốt, giảm co thắt dạ dày, làm dịu các cơn đau. Dùng hoa cúc cũng là một trong những cách chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam được áp dụng rộng rãi.

Cách thực hiện:

  • Lấy 5g hoa cúc khô, 5g gừng tươi hãm với 200ml nước sôi trong 5 – 10 phút
  • Đợi cho trà bớt nóng, uống 1 – 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn sẽ thấy các triệu chứng đau âm ỉ, khó chịu cải thiện đáng kể/ 

7. Chữa viêm hang vị dạ dày bằng chè dây 

chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam
Chè dây tốt là loại có lấm tấm như mốc

Chè dây hay trà dây là một loại cây leo mọc hoang ở trong rừng đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc. Chè dây vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng tốt với các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày… Chè dây chứa chất flavonoid có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Lấy 10 – 15g chè dây khô, hãm với 150ml nước sôi uống mỗi bữa sáng trước khi ăn.
  • Tùy vào mức độ bệnh mà sử dụng với liều lượng phù hợp, tuy nhiên, không sử dụng quá 70g chè dây mỗi ngày/người.
  • Chè dây tốt là loại có lấm tấm như mốc do nhựa cây và phấn của nó tiết ra, cần phân biệt nhựa chè và nấm mốc để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Lưu ý: Không dùng nước trà để qua đêm vì lúc này nước trà đã lên men, dễ gây tiêu chảy, đầy bụng…

8. Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nha đam

Theo y học cổ truyền, nha đam vị đắng, tính hàn, quy vào 3 kinh tỳ, can, vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, nhuận tràng, thông đại tiện. Trong nha đam có hơn 300 hợp chất, nhất là các acid amin, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Nha đam có tác dụng kháng viêm tự nhiên, được sử dụng nhiều để chữa các vết loét, viêm ở da và dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 5 lá nha đam tươi rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành miếng nhỏ xay nhuyễn, thêm 500ml mật ong, cho vào hũ sạch, đậy nắp, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Mỗi ngày uống 30ml hỗn hợp này trong 2 – 3 ngày tùy theo mức độ bệnh.
  • Cách 2: Lấy 20g nha đam, 20g cây dạ cẩm, 12g bột nghệ vàng, 6g cam thảo sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 3 lần uống, sử dụng đúng liều lượng. 

Lưu ý: Không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai, người đại tiện phân lỏng, bệnh nhân tỳ vị hư nhược.

9. Chữa viêm hang vị dạ dày bằng cam thảo dây

Cam thảo dây
Cam thảo dây

Cam thảo dây hay cườm thảo đỏ, là dược liệu có công dụng sát trùng tốt. Vị thuốc này có tác dụng hạn chế tăng tiết dịch vị dạ dày, giảm acid dư thừa trong dạ dày, kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Sử dụng cam thảo dây giúp làm giảm sự hình thành của những vết loét trên bề mặt niêm mạc hang vị dạ dày. 

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Mỗi ngày nhai một miếng cam thảo dây giúp cơ thể cũng như dạ dày tăng cường loại bỏ các tác nhân gây hại. 
  • Cách 2: Lấy cam thảo khô, xay thành bột hòa với nước hoặc sắc với nước cho cô đặc, uống mỗi ngày để thấy hiệu quả. Trà cam thảo vị ngọt, mùi thơm nhẹ và rất dễ uống. 

Những lưu ý khi chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam

Thuốc nam có ưu điểm là lành tính, an toàn, dễ sử dụng, giá thành rẻ. Tuy nhiên, phương pháp này lại có một nhược điểm là tác dụng chậm, hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Khi áp dụng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Với các trường hợp nặng, chỉ nên sử dụng khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ dưới dạng phương pháp hỗ trợ.
  • Người bệnh phải kiên trì, thực hiện đúng liều lượng thì mới thấy hiệu quả.
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. 

Trên đây là một số cách chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam mà người bệnh có thể áp dụng. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, cơn đau xuất hiện thường xuyên, người bệnh không nên áp dụng các phương pháp này mà cần nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán, kiểm tra tình trạng bệnh nhằm có phương pháp điều trị phù hợp.