Cách chữa bệnh trĩ mới bị dứt điểm tại nhà, không cần thuốc
Bệnh trĩ khi mới khởi phát còn nhẹ và chưa gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nên có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên để khắc phục mà không phải dùng thuốc. Dưới đây là những cách chữa bệnh trĩ mới bị tại nhà dễ thực hiện, có thể cho kết quả khả quan nếu kiên trì.
Bệnh trĩ mới bị có biểu hiện như thế nào?
Bệnh trĩ mới bị là tình trạng bệnh lúc còn nhẹ, bệnh mới khởi phát và chưa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Bạn có thể sớm phát hiện căn bệnh này ngay khi mới bị thông qua các dấu hiệu như:
- Có máu dính vào phân hoặc thấm trên giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Thỉnh thoảng máu có thể nhỏ giọt do phân ma sát và làm tổn thương các tĩnh mạch ở hậu môn vốn đang bị sưng phồng.
- Người bị trĩ nội sẽ cảm thấy vướng víu và hơi căng tức ở hậu môn khi đi ngoài.
- Các nếp gấp xung quanh hậu môn có biểu hiện viêm, sưng phồng lên giống như những cục thịt thừa nhỏ. Dùng tay sờ có thể cảm nhận được. Nếu gặp triệu chứng này thì bạn nên đề phòng vì đây là những dấu hiệu nhiều người gặp phải khi mới bị bệnh trĩ ngoại.
Bệnh trĩ mới bị có nguy hiểm không?
Mặc dù có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu song bệnh trĩ lúc mới bị chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Tuy vậy bạn không nên chủ quan bỏ qua. Cần có biện pháp khắc phục bệnh từ sớm, nếu không bệnh sẽ tiếp tục phát triển qua các giai đoạn nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị và có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:
- Chảy máu nhiều khi đi cầu dẫn đến thiếu máu
- Đau và ngứa ở hậu môn do bị sa trĩ
- Nhiễm trùng hậu môn
- Áp xe hậu môn…
Mới bị trĩ phải làm sao?
Tâm lý chung của nhiều người bệnh là lo lắng không biết mới bị trĩ chữa thế nào? Có cần phải uống thuốc không?… Tin vui là hầu hết các trường hợp bị trĩ giai đoạn nhẹ có thể khỏi bệnh bằng các biện pháp tự nhiên dưới đây:
1. Loại bỏ yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
Để loại bỏ bệnh trĩ tận gốc thì việc trước tiên bạn nên làm là tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ nó. Bệnh trĩ hình thành do tĩnh mạch trĩ chịu áp lực quá lớn lên bị sưng phồng. Điều này có thể xảy ra do một hay nhiều yếu tố tác động như:
- Táo bón, tiêu chảy diễn ra liên tục trong thời gian dài
- Ăn ít rau quả
- Béo phì
- Thường xuyên khiêng vác vật nặng
- Tham gia các môn thể thao có tính vận động mạnh như đẩy tạ, quần vợt
- Rặn mạnh khi đi cầu hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh
- Đứng lâu, ngồi nhiều
- Có sở thích ăn các món cay nóng
- Mang thai làm tăng áp lực lên khung chậu
- Có khối u ở đại trực tràng hoặc tử cung…
Một khi các yếu tố nguy cơ trên được loại bỏ thì bệnh trĩ sẽ bị khống chế ngay từ khi mới bị và không còn cơ hội phát triển.
2. Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp là một phần quan trọng trong quá trình chữa bệnh trĩ mới bị. Hãy thêm các thực phẩm dưới đây vào thực đơn vì chúng có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh:
- Thực phẩm chứa nhiều sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu: Gan, các loại hạt, bông cải xanh, thịt bò, rau cần…
- Thực phẩm giúp nhuận tràng, chống táo bón: Khoai lang, khoai tây, rau mồng tơi, đu đủ, bí đỏ, cà rốt.
- Các thức ăn giàu magie giúp tăng cường chức năng tiêu hóa: Rau chân vịt, chuối, nho khô, bơ, hạt điều
- Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao: Rau màu xanh lá đậm, trái cây họ cam/quýt, ngũ cốc các loại…
- Chất béo lành mạnh: Bao gồm dầu ô liu, dầu dừa, dầu cá. Chúng giúp bổ sung omega – 3 có tác dụng kháng viêm, chống sưng búi trĩ.
Ngoài ra, người mới bị trĩ được khuyên nên uống nhiều nước, tránh các chất kích thích và đồ ăn cay nóng nếu muốn bệnh nhanh chóng được dập tắt.
3. Xây dựng lối sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh
Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần thúc đẩy bệnh trĩ phát triển. Để có thể chữa khỏi bệnh, bạn cần chú ý:
- Tập thói quen đi cầu mỗi ngày một lần vào một khung giờ cố định
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước sau khi đi ngoài. Tránh dùng khăn giấy chất liệu chứng, nhuộm màu hoặc có mùi để lau chùi.
- Tập trung trong lúc đi vệ sinh. Không rặn quá mạnh hoặc kết hợp đi cầu với việc ngồi đọc sách báo, xem điện thoại
- Tập thể dục mỗi ngày để kích thích nhu động ruột hoạt động, ngăn ngừa táo bón và chống ứ trệ máu ở khu vực hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ bị căng giãn.
- Không đứng quá lâu một chỗ hoặc ngồi nhiều. Khi ngồi cần tránh tư thế ngôi xổm vì nó làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.
- Đối với những người phải lao động, khuôn vác nặng nhọc thì nên dùng máy móc hỗ trợ hoặc thay đổi công việc khác nếu được.
Bên cạnh những việc làm trên, bạn có thể kết hợp áp dụng những cách chữa bệnh trĩ mới bị tại nhà dưới đây để tấn công bệnh trĩ từ bên trong lẫn bên ngoài.
10 cách chữa bệnh trĩ mới bị tại nhà
1. Đắp lá diếp cá
Trong Đông y, rau diếp cá là dược liệu có tác dụng tiêu thũng, giải độc, cầm máu khá tốt. Bạn hái một nắm là và ngọn non của rau diếp cá, giã nát với vài hạt muối ăn. Sau đó đắp trực tiếp vào hậu môn khoảng 30 phút.
Với bài thuốc đắp này chúng ta nên thực hiện vào buổi tối lúc rảnh rỗi. Khi đắp thuốc nằm yên trên giường hoặc dùng băng gạc cố định lại để rau diếp cá không bị rơi ra ngoài.
2. Chữa bệnh trĩ mới bị bằng nha đam
Uống 1 ly nước nha đam mỗi ngày hoặc xay nhuyễn gel nha đam rồi bôi vào hậu môn. Mẹo chữa bệnh trĩ mới bị này khá đơn giản, rẻ tiền nhưng đã được nhiều người áp dụng thành công.
Với thành phần giàu hoạt chất glycoprotein, nha đam có khả năng chống viêm, giảm ngứa hậu môn, làm mau lành các tế bào bị tổn thương. Bên cạnh đó, gel nha đam còn hoạt động như một chất bôi trơn tự nhiên giúp việc đại tiện được dễ dàng hơn.
>> Tìm hiểu chi tiết: Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam và lưu ý cần biết
3. Trị bệnh trĩ nhẹ bằng gừng
Gừng là loại gia vị luôn có sẵn trong gian bếp của mọi nhà. Không chỉ tạo ra hương vị thơm ngon cho món ăn, nguyên liệu này còn có đặc tính giảm đau, kháng viêm tự nhiên rất thích hợp cho người mới bị trĩ.
- Bạn lấy 2 thìa nước cốt gừng trộn chung với 1 thìa mật ong và một ít nước bạc hà. Uống hỗn hợp này 1 lần mỗi ngày.
- Hoặc dùng gừng pha với nước sôi tương tự như hãm trà. Uống ngày 2 – 3 cốc nhỏ.
4. Dùng lá lốt
Lá lốt được kết hợp cùng lá ngải cứu, lá sung và nghệ tươi làm thuốc chữa bệnh trĩ mới bị. Bạn lấy 2 lát nghệ tươi cùng các loại lá còn lại mỗi thứ 1 nắm đem nấu nước để xông hậu môn.
Thực hiện mỗi tuần 3 lần có tác dụng kích thích lưu thông máu ở khu vực xương chậu, ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn, chống sưng đau búi trĩ.
5. Cách chữa bệnh trĩ mới bị bằng quả bồ kết
Quả bồ kết được dùng để chữa bệnh trĩ mới bị nhờ chứa các thành phần có tác dụng giảm đau, sát trùng. Để sử dụng, bạn lấy khoảng 15 trái bồ kết to, loại già, vỏ đen bóng đem nấu với 2 lít nước. Đun khoảng 20 phút cho bồ kết mềm ra. Cuối cùng dùng nước vừa nấu ngâm và rửa hậu môn mỗi ngày.
Lưu ý: Để nước bồ kết nguội còn khoảng 30 – 40 độ rồi hãy ngồi vào ngâm. Tránh ngâm khi nước còn quá nóng sẽ bị bỏng.
6. Chườm đá lạnh chữa bệnh trĩ
Mẹo này nghe có vẻ lạ nhưng lại rất hữu ích cho người mới bị trĩ. Hơi lạnh hoạt động như một chất gây tê có tác dụng giảm đau tức thì.
Sau khi đi cầu, nếu bạn cảm thấy đau hãy lấy ngay bọc đá chườm vào hậu môn. Để khoảng 10 phút cơn đau sẽ được làm dịu. Giải pháp đơn giản này cũng giúp ngăn chặn không cho tĩnh mạch trĩ có cơ hội sưng to hơn.
7. Khắc phục bệnh trĩ mới bị bằng dầu dừa
Dầu dừa ngoài những tác dụng làm đẹp tuyệt vời còn được nhiều người bị trĩ nhẹ xem như cứu cánh trong việc làm dịu các triệu chứng ngứa rát ở hậu môn. Đồng thời nguyên liệu này cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn ở hậu môn, ngăn chặn không cho các tác nhân gây bệnh tấn công vào bên trong khiến búi trĩ sưng to.
Cách sử dụng
- Lấy bông gòn thấm dầu dừa thoa trực tiếp vào hậu môn mỗi ngày 1 – 2 lần
- Hoặc chế dầu dừa vào các khay nước đá có kích thước nhỏ, bỏ vào ngăn đông tủ lạnh để chế viên đạn. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ lấy một viên đạn dầu dừa nhét vào trong ống hậu môn.
8. Bí quyết chữa bệnh trĩ mới bị bằng tỏi
Là một gia vị khá quen thuộc trong gian bếp, tỏi vừa bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, vừa cung cấp allicin – một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm sưng búi trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ mới bị bằng tỏi có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Bạn dùng nước cốt tỏi thoa vào hậu môn hoặc ngâm rượu tỏi trị bệnh theo cách sau:
- Lột vỏ và giã nát 50g tỏi
- Cho tỏi vào hũ thủy tinh ngâm cùng 200ml rượu trắng trong 2 tuần
- Khi dùng lấy một miếng bông gạc tẩm rượu tỏi đắp vào hậu môn
- Áp dụng ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối để các triệu chứng bệnh trĩ không còn làm phiền đến bạn
9. Ngâm hậu môn với nước lá ngải cứu chữa bệnh trĩ
Với cách này, bạn hái một nắm lá ngải cứu tươi, đem nấu cùng 2 lít nước và 3 thìa cà phê muối biển. Sau khoảng 15 phút, gạn nước ra một cái thau sạch, chờ nước nguội bớt rồi ngồi vào ngâm hậu môn.
Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần ngâm 20 phút là đủ. Tinh dầu lá ngải cứu hoạt động như một chất giảm đau, chống viêm, giảm ngứa. Kết hợp với muối sẽ tăng công dụng điều trị.
10. Điều trị bệnh trĩ mới bị bằng nghệ
Cả nghệ tươi và tinh bột nghệ đều có tác dụng chữa bệnh trĩ. Nguyên liệu này giàu chất curcumin được biết đến với khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào ở thành tĩnh mạch.
- Dùng nghệ tươi: Giã nhuyễn một củ nghệ tươi rồi pha thêm với 3 thìa nước đun sôi để nguội. Chắt nước cốt nghệ bôi vào hậu môn ngày 3 lần.
- Dùng bột nghệ: Hòa 1 thìa bột nghệ với 2 thìa mật ong và 100ml nước ấm. Uống hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Với những cách chữa bệnh trĩ mới bị trên đây khi áp dụng cần có sự kiên trì phối hợp giữa các phương pháp với nhau để bệnh được trị khỏi triệt để. Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm
- Biểu hiện bệnh trĩ giai đoạn đầu và giải pháp điều trị
- Mẹo chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý ít người biết