Các thảo dược trị bệnh trĩ hiệu quả – dễ kiếm & thực hiện
Các loại thảo dược trị bệnh trĩ từ tự nhiên được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Bởi các loại dược liệu thiên nhiên này giúp làm giảm bớt tác dụng phụ và nguy cơ xấu đối với sức khỏe trong quá trình điều trị bằng phẫu thuật và thuốc. Đồng thời giúp mang lại kết quả điều trị tốt và tiết kiệm chi phí hơn.
7 loại thảo dược trị bệnh trĩ được tin dùng
Bệnh trĩ không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Bệnh khi mới hình thành thường không gây đau nhưng khi bệnh chuyển nặng có thể gây chảy máu và đau nhức dữ dội. Do đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tình trạng mất máu khiến cơ thể suy nhược, người bệnh cần khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Có nhiều cách để người bệnh làm co và thu nhỏ búi trĩ, chẳng hạn như dùng thuốc tây. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể cải thiện bệnh bằng cách thử áp dụng các loại thảo dược trị bệnh trĩ sau đây. Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, hoàn toàn lành tính nên người bệnh không cần phải lo lắng về tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng lâu dài.
1. Hoa hòe (Hòe giác)
Hoa hòe là một trong những loại thảo dược thiên nhiên không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh trĩ của Việt Nam và Trung Quốc. Theo Y học cổ truyền Trung Hoa cho biết, dược liệu này có tính hàng và vị đắng, có tác dụng nhuận can và chỉ huyết. Bên cạnh đó, hoa hòe còn có công dụng lương huyết và thanh nhiệt tả hỏa. Chính vì vậy, thảo dược này thường dùng chủ trị các bệnh lý như:
- Băng lậu
- Trường phong tả huyết
- Huyết lâm với các biểu hiện như tiểu tiện nhỏ giọt kèm lẫn máu
- Tâm hung phiền
- Phong huyễn dục đảo
- Âm sang thấp dương (lở ngứa ở hạ bộ)
- Huyết lỵ
Ngoài các bệnh lý này, hoa hòe còn có tác dụng chữa trĩ huyết. Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng sưng và đau ở hậu môn, người bệnh nên kết hợp hoa hòe với nhiều loại thảo dược khác nhau.
+ Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ hoa hòe:
- Chuẩn bị hoa hòe, chỉ xác, phòng phong, đương quy, địa du và hoàng cầm, mỗi vị một lượng bằng nhau
- Sau đó đem tán thành bột mịn và bảo quản trong lọ thủy tinh
- Mỗi ngày sử dụng 20 gram hòa tan với nước ấm và uống
Thuốc nên được uống thường xuyên và đều đặn ít nhất 5 – 7 ngày để đạt được kết quả tốt. Ngoài cách điều trị này ra, bệnh nhân có thể chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe theo cách sau:
- Sử dụng 10 gram hoa hòe đem rửa sạch và sắc lấy nước
- Chia nước thuốc thành 3 phần, dùng 2 phần uống và 1 phần để ngâm rửa hậu môn
Thường xuyên sử dụng nước hoa hòe giúp chữa trĩ sa ra ngoài, giảm nhanh triệu chứng sưng đau.
2. Địa du
Địa du hay còn goị là ngọc xị là một trong những thảo dược phổ biến trong Đông y. Vị thuốc này có tác dụng cầm máu và lương huyết. Do đó, địa du thường được sử dụng trong các trường hợp chảy máu như đại tiện ra máu, nôn ra máu hay chảy máu cam. Bệnh nhân bị trĩ thường xuyên chảy máu do búi trĩ bị vỡ khi đại tiện có thể dùng thảo dược này để chữa trị.
+ Bài thuốc chữa trĩ bằng địa du:
- Chuẩn bị địa du 3 chỉ, hoàng liên 1 chỉ 5, sơn chi 2 chỉ, rễ thuyên thảo 3 chỉ, hoàng cầm 2 chỉ, phục linh 4 chỉ
- Mỗi ngày sắc một thang uống
3. Cây huyết dụ
Cây huyết dụ có vị đắng, có tác dụng tiêu viêm và cầm máu. Chính vì vậy, thuốc thường được nhiều bệnh nhân sử dụng để điều trị bệnh trĩ.
+ Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng một nắm cây huyết dụ đem rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn
- Sau đó cho vào ấm và thêm 2 bát nước đun sôi cho đến khi còn lại 1 bát
- Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia làm 3 và uống trong ngày
Với loại thảo dược chữa bệnh trĩ từ thiên nhiên này, người bệnh nên uống hàng ngày cho đến khi búi trĩ co lại và nhỏ dần thì ngưng. Bên cạnh việc dùng cây huyết dụ riêng lẻ, bệnh nhân cũng có thể kết hợp vị thuốc này với các loại thảo dược khác để tăng cường tác dụng chữa trị. Cụ thể:
- Chuẩn bị 40 gram lá cây huyết dụ tươi, 20 gram lá cây cỏ mực và 20 gram lá sống đời
- Tất cả các vị thuốc đem rửa sạch và đun sôi chung với 2 bát nước
- Sau khi nước cạn còn một nửa, tắt bếp và lọc lấy thuốc chia đều ra uống trong ngày
Để bài thuốc chữa trị bằng cây huyết dụ phát huy công dụng điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên uống thuốc trước khi ăn khoảng 15 – 20 phút. Đồng thời nên uống thường xuyên cho đến khi bệnh khỏi.
4. Cây cúc tần
Cây cúc tần chứa nhiều thành phần hóa học mang lại nhiều lợi ích cho sức đề kháng như protid, vitamin C, khoáng chất và tinh dầu acid chlorogenic,… Bên cạnh đó, thảo dược còn có công dụng sát trùng, giảm đau và tiêu ứ, rất tốt đối với bệnh tình của người bị trĩ. Do đó, người bệnh có thể dùng cây cúc tần phối trộn chung với các vị thuốc tự nhiên khác để quản lý triệu chứng bệnh.
+ Cách làm đơn giản:
- Chuẩn bị lá cúc tần, lá lốt, lá ngải cứu và lá sung
- Tất cả các vị thuốc đều được rửa sạch và cho vào nồi
- Sau đó thêm vào một lát nghệ tươi, nước và đun sôi
- Dùng nước này xông hậu môn khoảng 15 phút
- Sau khi nước nguội có thể dùng ngâm trực tiếp 10 đến 15 phút
Người bệnh nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần để búi trĩ co lại, đồng thời giảm đau và ngứa rát ở hậu môn. Tuy nhiên, trước quá trình xông, bệnh nhân nên vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ. Thời gian điều trị trĩ bằng cây cúc tần thường mất ít nhất hai đến ba tháng áp dụng.
5. Bồ công anh
Bồ công anh chứa nhiều dưỡng chất, bao gồm vitamin (A, C, B,…), khoáng chất, đặc biệt là sắt mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giúp chữa suy nhược cơ thể, nhiễm trùng và chống loãng xương,… Bên cạnh đó, thảo dược này chứa các hoạt chất có tác dụng nhuận tràng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Do đó, thường được dùng làm thuốc chữa táo bón và bệnh trĩ.
+ Cách chữa bệnh như sau:
- Sử dụng 2 muỗng cà phê rễ cây bồ công anh pha trong 1 ly nước đun sôi
- Hãm rễ bồ công anh trong nước sôi khoảng 15 phút để các hoạt chất trong rễ hòa tan vào nước
- Mỗi ngày uống 3 ly và uống liên tục cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm
Chữa trĩ bằng bồ công ảnh giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh nhưng đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú thì không nên chữa bệnh bằng bài thuốc này.
6. Chỉ xác
Chỉ xác là vị thuốc thường dùng phổ biến trong Đông y với công dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh trĩ. Với tính cay chua và vị đắng, đi vào hai kinh Vị và Tỳ, dược liệu này có tác dụng khoan hung, trừ bỉ, tiêu tích, hóa đờm, phá khí và lợi cách. Do đó, chúng thường dùng chữa bệnh về đường tiêu hóa, táo bón và trĩ.
+ Bài thuốc chữa trĩ từ chỉ xác:
- Chuẩn bị hoa kinh giới, chỉ xác, lá trác bá và hoa hòe, mỗi vị lượng bằng nhau
- Đem tất cả các vị thuốc sao trên ngọn lửa nhỏ
- Sau đó rửa lại bằng nước và phơi khô, tán thành bột mịn và bảo quản trọng lọ thủy tinh
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần sử dụng 10 gram pha nước sôi để nguội và uống trước bữa ăn 30 phút hay khi trĩ đang chảy máu
Chữa trĩ bằng chỉ xác hoàn toàn an toàn nhưng thời gian điều trị hơi dài. vì vậy, người bệnh cần có sự kiên trì khi áp dụng loại thảo dược chữa bệnh trĩ này. Lưu ý, không dùng chỉ xác điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thái tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
7. Lá thầu dầu tía
Theo Đông y, lá thầu dầu là vị thuốc có tính thăng đều, giúp hỗ trợ đưa búi trĩ bị thòi ra ngoài trở lại vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, với tính bình và vị ngọt cay, ít độc, có tác dụng tiêu thũng bạt độc và chống ngứa. Do đó, có thể dùng để cải thiện tình trạng ngứa ngáy do trĩ gây ra ở hậu môn.
+ Cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng một nắm lá thầu dầu đem rửa sạch và đun sôi 7 – 10 phút
- Sau khi nước nguội bớt dùng rửa hậu môn
Thực hiện cách làm này đều đặn mỗi ngày giúp giảm ngứa và đau một cách đáng kể. Ngoài bài thuốc xông, người bệnh có thể dùng lá thầu dầu giã nát và đắp lên búi trĩ 1 – 2 lần trong ngày, giúp cải thiện bệnh.
Các loại thảo dược trị bệnh trĩ nêu trên thường mang lại tác dụng điều trị sau khoảng thời gian áp dụng lâu dài. Do đó, người bệnh cần kiên trì, không nên nóng vội. Bên cạnh đó, để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát, sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân nên kiêng cử một số loại đồ ăn thức uống không tốt như rượu bia và chất cay nóng. Đồng thời luôn tập thể dục thể thao đều đặn và giữ cơ thể không bị táo bón.