Các nhóm thực phẩm tốt cho bao tử người bệnh nên ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa, người bệnh cần bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho bao tử vào chế độ ăn. Ăn uống khoa học không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn rất hữu ích cho quá trình điều trị bệnh. Bởi chế độ ăn uống chính là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.
TOP 8 nhóm thực phẩm tốt cho bao tử cần bổ sung
Chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt với những người đang mắc bệnh về bao tử và đường ruột thì càng phải chú ý hơn đến việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
Bổ sung các loại thực phẩm hữu ích không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm giảm áp lực co bóp cho bao tử và đường ruột. Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm còn giúp tăng cường lợi khuẩn, kháng viêm và giúp sửa chữa những tổn thương ở đường tiêu hóa.
Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho bao tử nên bổ sung hợp lý vào chế độ dinh dưỡng:
1. Thực phẩm giàu Probiotic
Đôi khi sự khó chịu ở dạ dày có thể được gây ra do mất cân bằng về loại hay vi khuẩn có trong đường ruột. Lúc này, bổ sung các nhóm thực phẩm giàu men vi sinh được cho là rất tốt cho bao tử. Nó có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Đồng thời làm giảm các triệu chứng đầy hơi hay rối loạn chức năng tiêu hóa.
Một số thực phẩm chứa Probiotic có lợi cho sức khỏe đường ruột phải kể đến như:
- Sữa chua: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn sữa chua có chứa vi khuẩn sống và hoạt động mạnh có thể làm giảm cả triệu chứng táo bón và tiêu chảy.
- Buttermilk: Loại thực phẩm này có thể giúp giảm bớt tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, đồng thời trong một số trường hợp còn giúp giảm táo bón.
- Kefir: Thực nghiệm cho thấy uống 2 cốc (khoảng 500ml) kefir mỗi ngày trong một tháng có thể giúp những người bị táo bón kinh niên đi tiêu dễ dàng và đều đặn hơn.
2. Nhóm thực phẩm gia vị
Gừng, tỏi và nghệ là 3 loại thực phẩm gia vị điển hình rất tốt cho bao tử mà người bệnh nên ăn. Bổ sung một các hợp lý có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng, đồng thời hàn gắn những tổn thương đường tiêu hóa.
- Gừng: Loại thực phẩm gia vị này có vị cay, tính ấm, được cho là có thể giúp làm dịu cơn đau bao tử. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng nôn hay buồn nôn. Tất cả điều này là nhờ vào cơ chế điều chỉnh tín hiệu hệ thống thần kinh trong bao tử. Đồng thời có thể tăng tốc độ làm rỗng bao tử. Tuy nhiên không nên dùng với liều quá 5g mỗi ngày.
- Nghệ: Hàm lượng curcumin rất dồi dào trong loại thực phẩm gia vị này đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, kháng viêm, sát khuẩn và ngăn ngừa oxy hóa là những công dụng điển hình nhất. Sử dụng nghệ có thể giúp trung hòa acid dạ dày, đồng thời bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày được tốt hơn.
- Tỏi: Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi được nhiều nghiên cứu ghi nhận là có thể kích thích hệ miễn dịch. Đồng thời giúp ngăn ngừa và ức chế các phản ứng viêm ở trong cơ thể. Nhờ vậy, mà nó được xếp vào nhóm các thực phẩm tốt cho bao tử mà người bệnh nên bổ sung.
3. Thực phẩm giàu Pectin
Bổ sung pectin được cho là có thể giúp làm tăng tốc độ phục hồi khi bao tử bị đau hay hệ tiêu hóa gặp vấn đề do thực phẩm gây ra tiêu chảy. Pectin là một loại chất xơ thực vật được tìm thấy với hàm lượng cao trong táo và trái cây có múi. Pectin thường được phân lập từ các loại trái cây này và được cung cấp dưới dạng sản phẩm thực phẩm hay thực phẩm bổ sung.
Bổ sung nhóm thực phẩm giàu pectin sẽ giúp làm giảm đau dạ dày nhờ cơ chế thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Đồng thời loại chất xơ thực vật này còn giúp cân bằng lại ruột và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Một số loại trái cây có hàm lượng pectin cao bao gồm: lê, táo, mộc qua, ổi, mận và các loại trái cây có múi. Các loại trái cây khác như nho, dâu tây, anh đào cũng có chứa một lượng nhỏ chất này. Tuy nhiên, trước khi bổ sung pectin từ các loại trái cây trên, nên tìm hiểu thêm các thành phần dưỡng chất khác có trong chúng.
4. Cam thảo, bạc hà và hoa cúc
Ba loại thực phẩm này cũng được rất nhiều nghiên cứu ghi nhận là rất tốt cho bao tử. Tuy nhiên, tùy thuộc vào triệu chứng gặp phải mà có cách bổ sung cho hợp lý.
- Hoa cúc: Chiết xuất hoa cúc được cho là có thể làm giảm tiêu chảy bằng chách làm giảm co thắt ruột cũng như làm giảm lượng nước tiết vào phân. Hoa cúc cũng có thể được sử dụng trong các chất bổ sung thảo dược giúp làm giảm các triệu chứng tiêu hóa. Điển hình như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng.
- Bạc hà: Tinh dầu bạc hà hoạt động bằng cách làm thư giãn các cơ trong bao tử và đường tiêu hóa. Từ đó có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của co thắt ruột – nguyên nhân chính gây đau và tiêu chảy. Cần thận trọng khi bạn bị trào ngược nghiêm trọng hay gặp các vấn đề về rối loạn gan, thận, túi mật.
- Cam thảo: Loại cam thảo deglycyrrhiziated được cho là tốt cho bao tử hơn những loại cam thảo thảo. Bởi nó không chứa glycyrrhizin. Loại thảo dược này có thể giúp làm dịu đường ruột, đồng thời giảm viêm và nhiễm trùng. Từ đó hỗ trợ tốt hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa triệu chứng khó chịu cho bao tử.
5. Hạt lanh
Hạt lanh là một loại hạt nhỏ, xơ có thể giúp điều chỉnh nhu đồng ruột và làm giảm táo bón cũng như đau bụng. Loại hạt này được tiêu thụ dưới dạng bột hay dầu hạt lanh đều được chứng minh là có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của tình trạng táo bón.
Người lớn bị táo bón chỉ cần ăn 4ml dầu hạt lanh mỗi ngày trong 2 tuần sẽ có nhu động ruột tốt hơn, độ đặc của phân cũng sẽ được cải thiện rõ rệt. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người ăn bánh nướng xốp hạt lanh mỗi ngày cũng có nhu động ruột tốt hơn tận 30% so với khi họ không tiêu thụ thực phẩm này.
6. Một số loại trái cây
Trái cây là một nhóm thực phẩm lành mạnh không thể vắng mặt trong một chế độ dinh dưỡng khoa học. Tuy nhiên, khi đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa thì không phải loại trái cây nào cũng là hữu ích. Chuối xanh, bơ và đu đủ được xem là 2 loại trái cây vàng cho những người mắc bệnh tiêu hóa.
- Đu đủ: Loại trái cây này có chứa hàm lượng cao papain – đây là một loại enzyme mạnh mẽ có tác dụng phá vỡ protein trong thực phẩm, giúp chúng dễ tiêu hóa cũng như hấp thụ hơn. Thường xuyên uống sinh tố đu đủ có thể làm giảm táo bón và đầy hơi ở người lớn. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hạt đu dủ có đặc tính chống ký sinh trùng rất tốt.
- Chuối xanh: Loại trái cây này đặc biệt nên bổ sung khi người bệnh bị đau dạ dày do nhiễm trùng hay ngộ độc thực phẩm có kèm triệu chứng tiêu chảy. Tác dụng chống tiêu chảy mạnh mẽ của chuối xanh là nhờ vào một loại chất xơ đặc biệt có chứa tinh bột khoáng.
- Quả bơ: Loại trái cây này có chứa nhiều chất xơ, vitamin và cả kali. Ăn bơ thường xuyên được cho là có thể giúp làm giảm các cơn đau dạ dày. Đồng thời nó còn thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ rằng chỉ nên ăn bơ đã chín hẳn.
7. Các loại rau lá xanh đậm
Đây là nhóm thực phẩm tuyệt vời có chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan cao, tốt cho bao tử. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp magie rất tốt. Nhờ đó mà có thể thể giúp giảm táo bón nhờ vào cơ chế cải thiện các cơn co thắt cơ bắp ở trong đường tiêu hóa.
Một nghiên cứu vào năm 2016 cũng ghi nhận rằng, một loại đường được tìm thấy trong các loại rau lá xanh có tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong ruột. Loại đường này còn được cho là hỗ trợ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời còn làm suy yếu một số hại khuẩn có thể gây bệnh.
Các loại rau lá xanh đậm phổ biến mang lại những lợi ích trên là rau bina, bông cải xanh hay cải brussels.
8. Ngũ cốc nguyên hạt
Một loại ngũ cốc được xếp vào ngũ cốc nguyên hạt khi nó chứa 100% nhân bao gồm cả cám, mầm và nội nhữ. Yến mạch, quinoa, farro và các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên chất được cho là những loại phổ biến nhất.
Đây chính là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho bao tử và đường ruột người bệnh cần ăn. Chất xơ có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có thể hỗ trợ cải thiện hoạt động tiêu hóa theo hai cách.
Đầu tiên, chúng sẽ bổ sung lượng lớn chất xơ vào phân để làm giảm táo bón. Thứ hai, một số sợi ngũ cốc được cho là có thể hoạt động giống như prebiotic, giúp nuôi dưỡng các loại lợi khuẩn có trong đường ruột.
Những nhóm thực phẩm nêu trên mặc dù rất tốt cho hoạt động của bao tử và đường ruột nhưng bạn cần bổ sung một cách hợp lý. Nhất là khi đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về một chế độ ăn thích hợp nhất.