Các món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày của bạn

Cháo nấm thịt gà, cá hồi áp chảo, súp cua và bắp non là các món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Bổ sung các món ăn này thường xuyên còn giúp nâng cao sức khỏe và ổn định quá trình bài tiết dịch vị của dạ dày.

món ăn kiểm soát cơn trào ngược dạ dày
Cháo nấm thịt gà, cá hồi áp chảo, súp cua,… là các món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày

Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với bệnh trào ngược dạ dày

Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với các bệnh tiêu hóa nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể kiểm soát các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, nóng rát thực quản,… và ngăn chặn các biến chứng như viêm loét dạ dày, viêm thực quản, viêm họng.

Ngược lại, tiếp tục duy trì thói quen ăn uống bừa bãi, thường xuyên uống rượu bia, bỏ bữa,… có thể khiến tình trạng trào ngược bùng phát mạnh và dễ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Chính vì vậy trong thời gian điều trị, bạn nên kết hợp đồng thời các biện pháp chuyên sâu với chế độ dinh dưỡng khoa học. Thực tế cho thấy, bệnh nhân phối hợp giữa lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc đều đặn đều có đáp ứng tốt và tốc độ hồi phục nhanh chóng hơn so với những trường hợp ăn uống thiếu khoa học.

Các món ăn giúp kiểm soát trào ngược dạ dày hiệu quả

Dưới đây là một số món ăn dinh dưỡng giúp kiểm soát trào ngược dạ dày, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa:

1. Cháo nấm thịt gà

Cháo nấm thịt gà là món ăn thích hợp với người thường xuyên bị trào ngược dạ dày – thực quản. Món ăn này khá mềm, lỏng nên rất dễ tiêu hóa và không gây áp lực lên cơ vòng thực quản.

Ngoài ra cháo nấm thịt gà còn cung cấp đạm, chất xơ, tinh bột và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Bổ sung món ăn này 2 – 3 lần/ tuần có thể kiểm soát cơn trào ngược dạ dày đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa và hoạt động của cơ vòng thực quản.

món ăn kiểm soát cơn trào ngược dạ dày
Cháo nấm thịt gà có độ mềm và lỏng nên rất thích với người gặp vấn đề về tiêu hóa

Chuẩn bị:

  • 100g gạo tẻ
  • 200g thịt gà xé
  • 50g nấm rơm/ nấm đông cô
  • Hành lá, cà rốt và gia vị

Thực hiện:

  • Vo gạo rồi nấu cháo với lửa nhỏ cho đến cháo nhừ
  • Rửa sạch nấm , cà rốt và cắt nhỏ
  • Khi cháo chín thì cho nấm và cà rốt vào
  • Cuối cùng tắt bếp, nêm nếm gia vị và cho hành lá vào

2. Canh bí đao gà viên

Canh bí đao gà viên có vị ngọt thanh, tính mát nên thường được dùng ăn trong những ngày nắng nóng. Ngoài tác dụng giải nhiệt, món canh này còn giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Bí đao chứa nhiều chất xơ, nước và vitamin, có tác dụng trung hòa dịch vị và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Món canh bí đao gà viên không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh mà còn bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể trạng.

món ăn kiểm soát cơn trào ngược dạ dày
Canh bí đao gà viên có tính mát, dễ tiêu hóa và cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao

Chuẩn bị:

  • 1 quả bí đao
  • 100g thịt gà
  • 2 quả trứng gà
  • 2 tai nấm mộc nhĩ
  • ½ củ cà rốt
  • Hành lá và gia vị

Thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, đem mộc nhĩ thái mỏng, cà rốt và bí đao cắt thành miếng vừa ăn.
  • Xay nhuyễn thịt gà rồi cho mộc nhĩ và trứng gà vào, trộn đều, nêm thêm gia vị và vo thành viên.
  • Đun nước sôi và cho bí đao vào nấu trong khoảng 10 phút thì cho thịt vào
  • Đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp, nêm gia vị và cho hành lá cắt nhuyễn vào

3. Salad cam bơ

Salad cam bơ là món ăn “khá lạ” với một số người. Tuy nhiên món ăn này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa.

Bơ là một trong những loại trái cây giàu năng lượng và chứa nhiều axit amin. Bổ sung bơ có thể bồi bổ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và điều hòa quá trình bài tiết dịch vị dạ dày. Ngoài ra món salad này còn chứa cam và xà lách xoăn. Chất xơ và vitamin C trong những loại thực phẩm này có tác dụng trung hòa dịch vị và hỗ trợ ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori.

Bổ sung salad cam bơ 2 – 3 lần/ tuần không chỉ kiểm soát cơn trào ngược dạ dày mà còn hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh trong dạ dày.

món ăn kiểm soát cơn trào ngược dạ dày
Salad cam bơ là món ăn chứa ít năng lượng, giúp kiểm soát cân nặng và cơn trào ngược dạ dày

Chuẩn bị:

  • 3 quả bơ
  • 1 quả cam vàng
  • Vài lá xà lách xoăn
  • Nước cốt chanh và 1 ít lá gia vị
  • Dầu olive và 4 thìa nước cốt cam

Thực hiện:

  • Cắt bỏ vỏ cam rồi cắt thành từng khoanh vừa ăn
  • Bóc vỏ bơ, bỏ hạt rồi cắt thành từng lát mỏng
  • Rửa sạch rau và cắt thành khúc dài khoảng 2 – 3cm
  • Để làm phần sốt, bạn hòa đều nước cốt cam, chanh và dầu olive
  • Sau đó trộn đều bơ, cam và rau xà lách, đổ nước sốt lên và trộn đều
  • Có thể thêm phô mai để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng của món ăn

4. Cá hồi áp chảo

Người bị trào ngược thực quản và mắc các bệnh liên quan đến dạ dày thường gặp phải tình trạng đầy bụng khi bổ sung các thực phẩm chứa quá nhiều dinh dưỡng. Do đó trong quá trình điều trị, các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung đạm và axit béo thông qua các loại đậu và cá.

Cá hồi áp chảo là món ăn giàu dinh dưỡng, ít dầu mỡ và dễ tiêu hóa nên rất thích hợp với bệnh nhân trào ngược dạ dày. Ngoài đạm, cá hồi còn chứa hàm lượng Omega 3 cao. Omega 3 là axit béo không no, có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa dịch vị.

Thường xuyên bổ sung cá hồi giúp kiểm soát hiện tượng trào ngược, đồng thời ngăn ngừa viêm loét dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác.

món ăn kiểm soát cơn trào ngược dạ dày
Món cá hồi áp chảo không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày

Chuẩn bị:

  • Cá hồi phi lê 300g
  • Bơ thực vật, chanh và gia vị
  • Ngò hoặc lá hương thảo

Thực hiện:

  • Rửa sạch cá, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn sau đó ướp với 1 ít tiêu và muối
  • Rửa sạch chanh, sau đó bào vỏ thành từng sợi nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Ngò đem rửa sạch và xắt nhuyễn.
  • Đun cho chảo nóng, sau đó cho 1 ít bơ thực vật vào và cho cá vào áp chảo.
  • Sau đó cho nước cốt chanh vào chảo và trở cá để cá thấm nước sốt.
  • Khi nước sốt sệt lại thì tắt bếp và cho vỏ chanh bào nhuyễn lên trên.
  • Có thể dùng cá hồi áp chảo ăn với cơm.

5. Súp cua và bắp non

Súp cua và bắp non là món ăn dễ tiêu hóa và có khả năng kiểm soát cơn trào ngược dạ dày. Món ăn này vừa cung cấp đạm, vừa bổ sung chất xơ và vitamin.

Súp cua và bắp non thích hợp với những người thường xuyên bị ợ nóng, đầy bụng và ăn không tiêu. Bổ sung món ăn này 3 – 4 lần/ tuần giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm tần suất của các triệu chứng trào ngược dạ dày.

món ăn kiểm soát cơn trào ngược dạ dày
Súp cua và bắp non thích hợp với người thường xuyên bị ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng và khó tiêu

Chuẩn bị:

  • 100g thịt cua
  • 100g bắp mỹ non
  • 50g bột năng
  • Hành lá, ngò và gia vị
  • Xương hầm

Thực hiện:

  • Hầm xương lấy nước dùng và đem bột năng khuấy đều với nước
  • Đun sôi nước dùng rồi cho bắp mỹ non, thịt cua vào
  • Đun trong khoảng 3 phút thì giảm nhỏ lửa rồi cho bột năng vào và khuấy đều
  • Tiếp tục đun đến khi súp sôi thì nêm nếm gia vị, tắt bếp và cho hành xắt nhỏ vào.

Bị trào ngược dạ dày nên lưu ý gì khi ăn uống?

Người bị trào ngược dạ dày cần thực hiện chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt nhằm hạn chế triệu chứng, bảo vệ niêm mạc dạ dày – thực quản và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên ngoài việc bổ sung các món ăn dinh dưỡng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

món ăn kiểm soát cơn trào ngược dạ dày
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn từng bữa nhỏ và không nên ăn quá no
  • Song song với việc bổ sung thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng, bạn cần hạn chế các đồ uống và món ăn gây hại cho dạ dày như rượu bia, cà phê, thức ăn nhanh, chứa nhiều gia vị và dầu mỡ.
  • Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói, đồng thời nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ nhằm hạn chế áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản.
  • Không nên ăn quá khuya và cần ăn trước thời điểm ngủ ít nhất 2 – 3 giờ đồng hồ.
  • Sau khi ăn, nên hạn chế vận động mạnh hoặc nằm trong ít nhất 30 phút.
  • Cần ăn chậm nhai kỹ, ăn quá nhanh có thể kích thích cơn đau dạ dày và các triệu chứng khác như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,…

Bổ sung các món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày thường xuyên có thể làm giảm tần suất các triệu chứng phát sinh và hỗ trợ quá trình điều trị. Song song với chế độ dinh dưỡng, bạn nên sử dụng thuốc đều đặn và thiết lập giờ giấc sinh hoạt khoa học.