Các loại thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, nhưng tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số hướng dẫn về việc sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày, cũng như biện pháp cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua các thông tin sau đây.

Chữa đau dạ dày
Bệnh nhân đau dạ dày có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau

I. Một số loại thuốc điều trị dạ dày thường được sử dụng

Hiện nay, có một số loại thuốc thường được kê đơn điều trị đau dạ dày đó là: 

1. Thuốc trung hòa axit dạ dày

Phải kể đến nhóm thuốc không được kê đơn như:

  • Điều trị đau dạ dày bằng nhóm thuốc Mylanta® và Gas-X® hoặc thuốc có chứa simethicone để làm giảm chứng đầy hơi, khó tiêu.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Hầu như các loại thuốc này đều không kê toa và có chứa nizatidine (Axid AR®), ranitidine (Zantac 75®), cimetidine (Tagamet HB®), famotidine (Pepcid AC®),… Nếu bệnh nhân yêu cầu loại thuốc mạnh liều thì nên sử dụng thuốc theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ.
  • Thuốc ức chế proton: Giúp làm giảm axit dạ dày bằng cách bơm axit và tạo axit có chứa omeprazole (Prilosec®), lansoprazole (Prevacid®).
  • Thuốc bảo vệ ruột non và niêm mạc dạ dày như bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol®), sucralfate (Carafate®).

2. Thuốc cơ vòng thực quản

Bệnh nhân đau dạ dày được chỉ định sử dụng metoclopramide (Reglan®) hoặc loại thuốc có chứa prokinetic để tống đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa nhanh và hạn chế cơn đau. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không có hiệu quả với tất cả bệnh nhân và có có nguy cơ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

3. Thuốc làm mềm phân

Một số loại thuốc nhuận tràng thông dụng như methylcellulose, sterculia và ispaghula husk. Các loại thuốc này có tác dụng giữ nước trong phân, giúp phân mềm và dễ đại tiện. Khi sử dụng một trong ba loại thuốc này bạn nên dùng nhiều nước và không nên uống trước khi đi ngủ. Thuốc sẽ có tác dụng sau 2 – 3 ngày.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng đẳng trương bao gồm macrogols hoặc lactulose. Loại thuốc này thường được chỉ định khi nhuận tràng tạo khối không hiệu quả.

4. Thuốc kích thích nhu động ruột

Một số loại thuốc thường được dùng để kích thích đại tiện chẳng hạn như là sodium picosulphate, bisacodyl, senna,… Thuốc này được chỉ định sử dụng ngắn hạn và có tác dụng trong vòng 6 – 12 giờ.

Chữa đau dạ dày
Điều trị đau dạ dày bằng thuốc tân dược

Khi bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm loét dạ dày do H. pylori, bệnh nhân thường được điều trị kết hợp với thuốc kháng sinh. Việc điều trị này cần có sự theo dõi của người có chuyên môn nhằm tránh trường hợp bệnh nhân phản ứng với một số thành phần của thuốc.

II. Tham khảo chế độ ăn cho bệnh nhân dạ dày

Bên cạnh việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế biến chứng đau dạ dày. Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, bệnh nhân đau dạ dày nên nắm rõ một số nguyên tắc sau.

– Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, việc ăn uống điều độ, có định lượng cụ thể giúp cho dạ dày hình thành phản xạ có điều kiện. Các phản xạ tự nhiên này hỗ trợ tuyến bài tiết tiêu hóa kích thích dịch vị dạ dày ở mức độ vừa phải.

– Ăn đúng giờ, đủ bữa: Mỗi ngày, bạn cần ăn 3 bữa ăn chính đúng giờ, cho dù có đói hay không. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm các bữa phụ, tuyệt đối không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no. Bởi vì khi quá đói, axit dạ dày sẽ tiết ra và gây ảnh hưởng đến chức năng dạ dày.

– Ăn chậm, nhai kỹ: Để giúp cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng và tránh gây áp lực cho dạ dày. Hơn nữa, khi bạn nhai kỹ, nước bọt sẽ tiết ra nhiều enzym có lợi cho niêm mạc dạ dày hơn.

– Hạn chế thực phẩm chiên xào: Thức ăn nhiều dầu mỡ có khả năng gây áp lực cho dạ dày, làm suy giảm chức năng của dạ dày. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật.

– Không nên ăn đồ ăn lên men: Các món ăn được muối chua như cà muối xổi, dưa muối, cá khô, mắm hoặc những thực phẩm nhiều muối cũng làm cho dạ dạ bị áp lực hơn trong khâu tiêu thụ. Khi sử dụng thực phẩm lên men trong thời gian dài, nitric hoặc các hoạt chất ung thư sẽ được kích hoạt và gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe. 

– Hạn chế đồ ăn chưa chế biến kỹ, đồ ăn lạnh: Đồ ăn sống, lạnh có khả năng kích thích niêm mạc đường tiêu hóa mạnh. Nghiêm trọng hơn, chúng còn có thể gây tình trạng chảy máu niêm mạc hoặc viêm dạ dày.

– Cung cấp nước không đúng cách: Thời điểm tốt nhất để uống nước là sau khi thức dậy hoặc uống trước khi ăn khoảng 30 phút, tránh gây tình trạng làm loãng dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng nhiều nước canh cũng làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thức ăn sau bữa ăn.

– Không sử dụng chất kích thích: Sử dụng bia rượu, hút thuốc lá gây ức chế một số mạch máu trong hệ tiêu hóa và khiến chúng bị co lại. Không chỉ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thành dạ dày, việc co mạch máu này còn khiến cho sức đề kháng của dạ dày bị suy giảm. Bên cạnh việc hạn chế chất kích thích, bạn cũng nên ăn ít các món ăn có nhiều gia vị như ớt, tiêu,…

– Bổ sung vitamin C đủ: Vitamin C trong mức cho phép có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ tự nhiên để phát huy hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Giữ ấm cho vùng bụng: Khi bụng bị lạnh thì khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất cũng bị suy giảm. Vì vậy, người bị đau dạ dày nên có chế độ bảo vệ và giữ ấm cho dạ dày, không nên để chúng bị nhiễm lạnh.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân đau dạ dày
Bệnh nhân đau dạ dày nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý

III. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân đau dạ dày 

Bệnh nhân đau dạ dày nên sinh hoạt như thế nào cho hợp lý? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong phần thông tin bên dưới.

  • Bệnh nhân đau dạ dày luôn có thái độ sống lạc quan, không nên căng thẳng, mệt mỏi quá lâu tránh làm cho bệnh tái phát nghiêm trọng.
  • Có chế độ thể dục thể thao hợp lý. Tuyệt đối không nên tập thể dục sau khi ăn. Sau bữa ăn, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút để hệ tiêu hóa làm việc rồi sau đó hãy tập thể thao.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.
  • Trước khi đi ngủ, bạn có thể dành khoảng 15 – 20 phút để massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Thao tác này giúp cho trạng thái dạ dày ổn định và kích thích chúng làm việc hiệu quả.
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Việc cơ thể thiếu ngủ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng làm việc của dạ dày.
  • Khi hệ tiêu hóa có biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Như vậy, bài viết trên đây đã vừa giải đáp thông tin cho việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không khuyến khích bệnh nhân sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.